Mối quan hệ giữa tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các tổ chức KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 33 - 35)

Bảng 2 : Mơ hình các tổ chức KH&CN

9. Nội dung

1.4. Mối quan hệ giữa tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các tổ chức KH&CN

KH&CN công lập

Hiện nay, các tổ chức KH&CN công lập đang hoạt động theo những quy định của Nhà nƣớc và chịu sự chi phối của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Hoạt động của các tổ chức này vẫn là thực hiện theo cơ chế “xin – cho” về mọi mặt. Tức là, về cả hƣớng nghiên cứu, tài chính, số lƣợng nhân lực, biên chế, tổ chức,... đều phải từ cơ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc điều phối. Đây là một bất cập vơ cùng lớn có thể tiêu diệt tất cả những ý tƣởng khoa học, kìm hãm sự phát triển của khoa học và giảm sút hiệu quả của các nghiên cứu. Bởi lẽ, nếu một hƣớng nghiên cứu mới đƣợc trình lên mà khơng đƣợc cấp trên phê duyệt thì coi nhƣ là đồ bỏ đi, nhân lực, biên chế phải theo sự sắp xếp của Nhà nƣớc, thiếu thì xin, thừa thì khơng biết bỏ đi đâu. Đây cũng là tình trạng chung của các cơ quan Nhà nƣớc.

Chính vì thế, nếu các tổ chức KH&CN cơng lập đƣợc hƣởng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì tính chủ động trong cơng việc của các tổ chức này sẽ đƣợc phát huy và có thể tận dụng đƣợc tối đa nguồn lực của tổ chức. Mối

quan hệ giữa tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các tổ chức KH&CN công lập đƣợc thể hiện qua các mặt nhƣ sau:

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm thúc đẩy các tổ chức KH&CN cơng lập phát huy được tính sáng tạo, chủ động của mình trong việc tìm kiếm và thực hiện các hướng nghiên cứu mới. Nếu nhƣ trƣớc kia, các tổ chức này muốn

nghiên cứu một đề tài nghiên cứu nào đó thì phải “đề xuất” hƣớng nghiên cứu, sau đó chờ “phê duyệt” đã mất một khoảng thời gian khá lâu, chƣa kể đến việc có đƣợc duyệt hay khơng. Nhiều ý tƣởng vì khơng đƣợc duyệt vì một số lý do nào đó nằm ngồi khoa học mà đành phải ngậm ngùi chơn chặt. Vơ tình, cơ chế đó giết chết những ý tƣởng có giá trị khoa học lớn. Việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà khoa học, mạnh dạn làm mà không sợ đến việc đƣợc duyệt hay khơng, dám làm thì mới có thể cho ra đƣợc những kết quả tốt

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm giúp các tổ chức KH&CN chủ động trong tài chính và có trách nhiệm với nguồn tài chính của mình. Ngƣời ta vẫn hay

nói câu là “tiền chùa” ý chỉ tiền khơng phải của mình, nên việc ý thức chi tiêu cũng khơng phải là điều đƣợc đề cao. Việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong vấn đề tài chính là giao việc tự quyết định chi tiêu tài chính cho các tổ chức KH&CN cơng lập, để họ có trách nhiệm với tài chính mà mình đƣợc cấp, chi tiêu q đà mà khơng hiệu quả thì tự phải bỏ tiền túi ra đền. Ngƣợc lại, nếu chi tiêu hợp lý, tiết kiệm đƣợc kinh phí thì bản thân tổ chức đó đƣợc hƣởng số tiền thừa ra. Hiện nay, nhiều tổ chức KH&CN công lập đƣợc cấp phát kinh phí, khơng biết cách chi tiêu nên để tồn đọng tiền, phải trả lại ngân sách Nhà nƣớc, trong khi các hoạt động thì khơng triển khai đƣợc. Đây là một vấn đề yếu kém trong quản lý tài chính. Chính vì vậy, bản thân các tổ chức KH&CN cơng lập muốn tự chủ tự chịu trách nhiệm đƣợc thì bản thân cần đƣợc trang bị đủ những năng lực nội sinh, nếu không sẽ theo cơ chế đào thải mà tiêu vong.

Nhìn chung, tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một trong những yếu tố để đánh giá năng lực của chính bản thân tổ chức KH&CN. Muốn tự chủ, bản thân tổ chức phải là những tổ chức có tiềm năng, có năng lực thực sự. Cái hay của tự chủ, tự chịu trách nhiệm chính là tính đào thải của nó. Nếu tổ chức khơng đủ năng lực thì bản thân sẽ bị đào thải ngay sau khi thoát khỏi sự bao bọc của Nhà nƣớc. Năng lực của ngƣời làm quản lý KH&CN có hay khơng cũng chính đƣợc thể hiện ở ngay đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 33 - 35)