Những thuận lợi và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 54 - 62)

Bảng 2 : Mơ hình các tổ chức KH&CN

9. Nội dung

2.2.2. Những thuận lợi và nguyên nhân

Trong quá trình tiến hành điều tra, khảo sát tại các đơn vị, chúng tôi đã phát hiện ra tuy khơng nhiều nhƣng lại có một số đơn vị đã chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm từ khá lâu và đã thu lại đƣợc những lợi ích, những kết quả ngồi sức tƣởng tƣợng, có thể kể đến ở đây là Viện Dầu Khí Việt Nam (VPI), Viện máy cơng cụ (IMI), địa phƣơng có Liên hiệp khoa học sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao tại Hải Phòng. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu lãnh đạo của các đơn vị này và quan sát thực tế đã nhận thấy đƣợc một số điều thú vị:

- Có sản phẩm cung cấp trên thị trƣờng: những đơn vị đƣợc xem nhƣ là thành công trong việc chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm này đều tìm cho mình đƣợc các sản phẩm đặc trƣng và có sức cạnh tranh rất cao trên thị trƣờng. Các đơn vị này đã tìm cho mình đƣợc thị trƣờng rất rộng mở, rất có tiềm năng, thu đƣợc những lợi nhuận đáng mơ ƣớc.

Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) là một điển hình. VPI là một viện nghiên cứu trực thuộc Tổng cơng ty dầu khí Việt Nam, trƣớc đây, VPI cũng là một viện nghiên cứu chịu sự bao cấp của Nhà nƣớc mà ở đây là ngay Tổng cơng ty dầu khí Việt Nam. Ngay từ năm 1995, lãnh đạo của VPI đã nghĩ đến cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính mình khi mà Nghị định 115 cịn chƣa đƣợc ra đời. Quá trình xây dựng và chuyển đổi của VPI cũng gặp nhiều khó khăn nhƣng với quyết tâm chuyển đổi cho bằng đƣợc, VPI đã xây dựng lên một lộ trình vơ cùng khoa học và có những bƣớc đi đem đến thành cơng nhƣ ngày hơm nay, ngồi doanh thu cực kỳ lớn hàng năm, VPI cịn phát triển có

thêm 10 cơng ty con , mỗi công ty hàng năm thu về những món lợi vơ cùng lớn.

Khi tiến hành khảo sát, phỏng vấn tại VPI, đơn vị này đã có những thành cơng ngồi sức tƣởng tƣợng mặc dù công việc chủ yếu là tiến hành tƣ vấn, hỗ trợ thực hiện khảo sát. Các chức năng chính của VPI bao gồm:

- Điều tra cơ bản, nghiên cứu KH&CN trong các lĩnh vực: tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, chế biến, an tồn mơi trƣờng, kinh tế và quản lý dầu khí;

- Tƣ vấn, thẩm định KH&CN dự án dầu khí và các lĩnh vực có liên quan;

- Thực hiện các dịch vụ KH&CN, thiết kế, giám định, phân tích mẫu, xử lý số liệu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ;

- Triển khai công tác tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Triển lãm, Bảo tàng, quảng cáo về ngành dầu khí;

- Thông tin khoa học dƣới hình thức phát hành tạp chí và các ấn phẩm dầu khí, xây dựng cơ sở dữ liệu trong và ngoài ngành nhằm phục vụ nghiên cứu và sản xuất kinh doanh của Tập đoàn;

- Đào tạo nâng cao, đào tạo trên đại học cho cán bộ trong và ngồi ngành Dầu khí;

- Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, xuất nhập khẩu cơng nghệ và sản phẩm thuộc lĩnh vực hoạt động của Viện;

- Lƣu trữ các tài liệu khoa học và kỹ thuật dầu khí của Tập đồn và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động trong lĩnh vực dầu khí ở Việt Nam

Mặc dù cũng là hình thức tƣ vấn nhƣng VPI đã có một đội ngũ nhân lực vơ cùng thơng minh và nhạy bén trong việc tìm kiếm thị trƣờng và nắm bắt cơ hội. Thông thƣờng, khi các cơng ty khác muốn vào khai thác, thăm dị về dầu khí, thị trƣờng dầu khí tại Việt Nam thì VPI sẽ làm nhiệm vụ tƣ vấn, thăm dị, khảo sát. Cũng có nhiều lý do khác nhau giúp đơn vị này thành công

nhƣng cũng nhờ cả vào đặc điểm của ngành dầu khí thƣờng có nguồn thu khá cao so với các ngành khác và khi các tập đồn dầu khí nƣớc ngồi vào Việt Nam thì sẽ phải tìm một đơn vị có trình độ chun mơn cao, am hiểu lĩnh vực và có thể đƣa ra những tƣ vấn chính xác, họ khơng ngại bỏ một khoản tiền lớn để đầu tƣ cho việc này nên VPI đã tranh thủ cơ hội và đã thu đƣợc rất nhiều lợi nhuận.

Chính từ việc khai thác đƣợc thị trƣờng triệt để nhƣ vậy nên hàng năm VPI khơng chỉ tự mình kiếm đƣợc một nguồn lợi nhuận khổng lồ chiếm đến 70% nguồn tài chính của cả Viện mà VPI cịn đầu tƣ đƣợc sang nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ bất động sản, dịch vụ,…

Theo khảo sát, nguồn ngân sách của VPI hiện nay từ 2 loại hình chính là vốn tự chủ (chiếm đến 50% - 60%) và vốn ngân sách Nhà nƣớc (chiếm khoảng 40 – 5-%%). Trong đó, vốn tự chủ là do bản thân VPI đã hình thành đƣợc do kinh doanh và từ 8 trung tâm con đóng góp lại hàng năm và đây là nguồn thu chính. Thực tế mà nói, VPI từ lâu đã khơng cần đến nguồn ngân sách Nhà nƣớc vẫn có thể sống tốt và phát triển mạnh. Nguồn tài chính mà VPI thu đƣợc đƣợc dùng để: đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học, đầu tƣ cho sản xuất, đầu tƣ cho đào tạo; một phần không nhỏ là để làm thu nhập tăng thêm cho cán bộ. Chính vì thế, lƣơng do Nhà nƣớc trả tuy không cao nhƣng nguồn thu nhập tăng thêm này đã giúp cho lƣơng của cán bộ tại đây thuộc vào nhóm rất cao.

Bên cạnh VPI, một tổ chức cũng đã có những thành cơng rất lớn khi chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm đó là Viện máy và dụng cụ công nghiệp (IMI)

Năm 1990: Viện IMI chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Máy và

Thiết bị công nghiệp (MIE) theo quyết định số 296/QĐ/CNNg/TC ngày 17/8/1990 của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp nặng. Năm 1993: Viện đƣợc đổi tên thành Viện Nghiên cứu, Thiết kế, Chế tạo máy và dụng cụ công nghiệp

(gọi tắt là Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp) theo Quyết định số 380 QĐ/TCNSĐT ngày 26/6/1993 của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp nặng. Năm 2002: Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp đƣợc chuyển đổi thành doanh nghiệp Khoa học và Cơng nghiệp, thí điểm hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con theo Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 08/02/2002, Quyết định số 14/2004/QĐ-TTg ngày 29/01/2004 của Thủ tƣớng chính phủ và Quyết định số 56/2002/QĐ-BCN ngày 18/12/2002 của Bộ trƣởng Bộ công nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng). Năm 2010: Viện IMI đƣợc đổi tên thành công ty TNHH một thành viên Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp theo quyết định số 3456/QĐ-BCT ngày 29/6/2010 của Bộ Công Thƣơng. Năm 2013: Viện IMI chuyển đổi thành Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần từ ngày 27/12/2013, thực hiện theo Quyết định số 6275/QĐ-BCT ngày 24/10/2012 của Bộ Công Thƣơng.

Là một trong những đơn vị chuyển đổi sớm nhất nên đây cũng có thể coi nhƣ một lợi thế để IMI nhanh chóng thích ứng và có đƣợc những hƣớng phát triển chiến lƣợc, có những thành cơng lớn nhƣ hiện nay. Hoạt động của IMI hiện nay đã mở rộng sang 3 lĩnh vực: Đào tạo, Nghiên cứu và Sản xuất

kinh doanh. Một điểm rất hay và tiến bộ của IMI đó chính là ở lĩnh vực nghiên cứu. Nếu các tổ chức trong nƣớc bị phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn tài chính từ Nhà nƣớc cho nghiên cứu thì IMI lại có sự hợp tác với rất nhiều các cơng ty, tập đồn, các tổ chức nƣớc ngoài về các hợp đồng nghiên cứu, thu lại nguồn thu vô cùng lớn mà không cần phải chờ đợi vào nguồn ngân sách do Nhà nƣớc cấp. Ngoài ra, IMI cịn có một nguồn thu lớn khác từ việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất. IMI đã hồn thành trịn vai của một doanh nghiệp KH&CN và tự đứng vững bằng chính mình.

Một ví dụ khác là Liên hiệp sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao của Hải Phịng. Đây là một trong số ít các tổ chức KH&CN nhỏ ở cấp địa phƣơng lại thành công và hứng thú với việc chuyển đổi theo 115. Bởi lẽ, ngay từ khi mới

hình thành (1995), tổ chức này đã tự hạch tốn kinh tế, chính vì thế, việc xác định cho mình hƣớng đi ngay từ đầu là rất dễ cho tổ chức này. Hiện nay, tổ chức này đang kiếm tài chính từ các hoạt động:

- Sản xuất giống nấm - Dịch vụ KH&CN

- Tiền từ tiết kiệm chi tiêu trong các đề tài và thực hiện các dịch vụ hậu đề tài

Mặc dù là cơ quan Nhà nƣớc nhƣng hoạt động của đơn vị này không khác một doanh nghiệp. Chính vì thế, khi có những u cầu về việc chuyển đổi theo Nghị định 115, tổ chức này tỏ ra rất đồng tình và mong muốn chuyển đổi, bởi lẽ, khi hoạt động theo 115, các đơn vị này đƣợc hƣởng rất nhiều ƣu đãi về thuế và bản thân tổ chức cũng đƣợc trợ cấp thêm một khoản hàng tháng, có lợi hơn rất nhiều so với việc đang tự hạch tốn hiện nay.

Sở dĩ đơn vị này có thể mạnh dạn chuyển đổi nhƣ vậy bởi bản thân họ sớm đã tìm cho mình đƣợc thị trƣờng trong nhiều lĩnh vực và có khả năng mở rộng đƣợc thị trƣờng, tạo thêm đƣợc nhiều nguồn thu tài chính và nhƣ thế hồn tồn có thể khơng cần gì đến sự bao cấp của Nhà nƣớc.

Nhƣ thế, dù muốn hay khơng tài chính vẫn là yếu tố then chốt giúp các tổ chức này có khả năng tự chủ, độc lập, mà muốn có tài chính độc lập khơng phụ thuộc vào Nhà nƣớc thì bản thân tổ chức đó phải có thị trƣờng và phải tìm đƣợc một thị trƣờng rộng mở cho mình.

- Tự chủ về nhân lực và ln có ý thức nâng cao chất lƣợng nhân lực, bởi đây là yếu tố quan trọng để tạo nên những kết quả về sau này.

VPI và IMI thành cơng bởi họ có một đội ngũ nhân lực rất lớn đƣợc trả lƣơng cao mà không phải đợi sở Nội vụ hay cơ quan chủ quản cho phép thuê. Họ có quyền th nhân lực ngồi và tự trả lƣơng theo năng lực hay những quy định của mình. Ngồi ra, việc đầu tƣ cho đào tạo nhân lực rất đƣợc VPI và cả IMI chú trọng. Không chỉ vậy, VPI còn thành lập hẳn một Hội đồng đào tạo

sau đại học với những ban rất rõ ràng nhằm đào tạo nhân lực của chính đơn vị mình. Chính nhờ việc rất chủ động và sát sao trong việc nâng cao chất lƣợng và năng lực của nhân lực nên bản thân mỗi trung tâm con thuộc Viện đều có khả năng tự tìm kiếm dự án, đáp ứng đƣợc những cơng việc địi hỏi trình độ cao và đã đóng góp hàng chục tỉ mỗi năm cho Viện. Cịn IMI có hẳn một mảng riêng về đào tạo và có quan hệ hợp tác với Trƣờng đại học Tổng hợp

Dresden, Đại học Tổng hợp Chemnitz, Đại học Hannover, Đại học Rostock (CHLB Đức), Trƣờng Đại học Saga (Nhật bản) trong lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm giảng dậy và trao đổi thực tập sinh, nghiên cứu sinh. Hàng năm Viện cử cán bộ sang thực tập tại các Trƣờng đại học lớn trên thế giới và tiếp nhận sinh viên, thực tập sinh do các trƣờng Quốc tế gửi tới Viện IMI thực tập .

“Hàng năm chúng tôi đều giành một phần không nhỏ trong thu nhập của Viện để đầu tư cho giáo dục, vì chúng tơi hiểu được rằng chất lượng nhân lực là rất quan trọng, nâng cao chất lượng nhân lực để phục vụ tốt được cho công việc hiện tại và tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường”

Nam, 55 tuổi, Phó Viện trƣởng

Mặc dù khơng có điều kiện để đầu tƣ cho đào tạo nhƣ VPI, song Liên hiệp khoa học sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao lại là đơn vị rất chủ động trong việc tuyển dụng. Bởi theo phỏng vấn lãnh đạo của Liên hiệp đƣợc biết, chính các lãnh đạo và kế tốn trƣởng của tổ chức này cịn khơng nằm trong biến chế của Nhà nƣớc, nên bản thân họ chuyện tuyển dụng ngoài và trả lƣơng đối với mọi ngƣời là khơng có gì khác nhau. Và khi tự mình tuyển dụng họ có quyền chọn cho mình những nhân lực tốt nhất, trình độ phù hợp nhất với u cầu cơng việc của họ. Giám đốc là ngƣời có quyền quyết định mọi công việc trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Nhƣ thế, việc tự chủ trong tuyển dụng và đào tạo nhân lực là một yếu tố quan trọng mà bấy lâu nay quyền này của các tổ chức đã bị Nhà nƣớc lấy đi mất.

- Hƣớng đi rõ ràng cho tổ chức: Bản thân các tổ chức đã thành cơng với việc chuyển đổi này họ đã có một hƣớng đi rất rõ ràng ngay từ đầu, họ biết họ nghiên cứu về cái gì và thu đƣợc lợi nhuận từ đâu. Điều này là khác biệt rất lớn đối với các tổ chức quen sống trong bao cấp. Bởi bản thân họ thực tế cũng đã từng mất thời gian cho việc này rồi, tức là họ cũng từng lúng túng, từng khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài chính, nhƣng họ đã nhanh chóng định đúng đƣờng đi và họ đã có một lối đi đúng đắn. Tƣởng chừng việc này khơng có gì to tát nhƣng chính nó lại quyết định tổ chức nào tồn tại và tổ chức nào tan vỡ.

Tiểu kết chương 2

Trong chƣơng 2 của luận văn, tác giả đã trình bày về một số nội dung tóm tắt về các giai đoạn phát triển của KH&CN, các khó khăn, thuận lợi của quá trình chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN cơng lập và ngun nhân của nó

1.Trên thực tế, sự phát triển của KH&CN gắn liền với các giai đoạn phát triển của KH&GD, và Việt Nam đã từng trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong đó có cả những giai đoạn các tổ chức KH&GD Việt Nam đƣợc nắm quyền tự chủ.

2. Hiện nay, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi từ việc Nhà nƣớc làm khoa học sang việc các tổ chức tự mình làm khoa học, song cũng đã có khơng ít các tổ chức chuyển đổi thành cơng theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhờ vào yếu tố thị trƣờng, nhân lực và một hƣớng đi tốt.

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI THEO HƢỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

Nhƣ đã nêu trong chƣơng 2, tuy không nhiều các tổ chức chuyển đổi thành công theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhƣng hiện nay, đã có nhiều địa phƣơng đang chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tổ chức nào chuyển đổi thành cơng đều là những thành cơng vang dội. Có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến những thành cơng này nhƣng có thể kể đến ở đây một vài yếu tố cơ bản nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 54 - 62)