Mơ hình tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 37 - 46)

Bảng 2 : Mơ hình các tổ chức KH&CN

9. Nội dung

1.7. Mơ hình tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa Hàn Quốc

Cách đây 40 năm, Hàn Quốc cũng đã trải qua một thời kỳ khó khăn để tìm cho mình hƣớng đi trong hoạt động R&D. Tuy nhiên, nhờ có sự đầu tƣ đúng hƣớng của Chính phủ, ý thức của chính các doanh nghiệp nên hiện nay Hàn Quốc đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc tốp đầu của thế giới về hoạt động R&D. Các sản phẩm KH&CN của Hàn Quốc không chỉ bắt kịp xu thế mà còn trở thành những thƣơng hiệu mạnh trên thế giới và có sức cạnh tranh rất lớn SAM SUNG là một thƣơng hiệu nhƣ vậy.

Hiện nay, ngân sách Nhà nƣớc dành cho hoạt động nghiên cứu của Hàn Quốc đứng thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Nhật Bản, Đức. Nếu nhƣ năm 2012, Mỹ chi cho hoạt động R&D là 3.892 trăm triệu USD, chiếm 2,79% GDP thì Hàn Quốc cũng đã chi 379,3 trăm triệu USD, bằng 10% của Mỹ nhƣng tỷ lệ đầu tƣ cho R&D lại chiếm tới 3,74% GDP của cả nƣớc. Đặc biệt, năm 2014 mức chi này sẽ lên đến 4,5% GDP và chi cho các dự án của quốc gia năm 2014 lên đến 18 tỷ USD so với 14 tỷ năm 2012.

Số lƣợng cán bộ nghiên cứu tính trên 1 triệu dân của Hàn Quốc đã tăng từ 2.000 ngƣời năm 1996 lên 6.000 ngƣời năm 2011; tỷ lệ bằng sáng chế theo quốc gia của Hàn Quốc đã ngang bằng Đức và vƣợt Pháp, Canada, Nga

Ngay từ năm 1966, Hàn Quốc đã có mơ hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầu tiên về KH&CN, điển hình là viện KIST, các đơn vị này có những

đạo luật riêng đƣợc chính phủ thơng qua và đƣợc tự chủ về tài chính và hƣớng nghiên cứu. Chính vì vậy, KIST nói riêng và hoạt động R&D nói chung đã thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao ở nhiều nƣớc trên thế giới bằng việc trả thu nhập cao, tạo ra môi trƣờng nghiên cứu làm việc tốt, thuận lợi, đầu tƣ về nguồn tài chính cho các nhà khoa học để phát triển các dự án nghiên cứu.

“Về lâu dài, nếu chỉ trơng chờ vào đầu tƣ của Chính phủ thì sẽ dẫn đến ỷ lại và khó tạo động lực cho DN phát triển hoạt động R&D. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, bản thân các DN phải coi R&D là một trong những mục tiêu phát triển của chính DN mình”2

Một thành công nữa trong hoạt động R&D của Hàn Quốc là chuyển hƣớng mục tiêu nghiên cứu từ khoa học cơ bản những năm trƣớc đây sang nghiên cứu ứng dụng trong những năm gần đây để phục vụ sự phát triển kinh tế.

Bản thân Nhà nƣớc Hàn Quốc không “nuôi” các cơ quan, tổ chức KH&CN nhƣng lại có rất nhiều chính sách hay hỗ trợ tài chính cho các tổ chức này, cụ thể nhƣ sau:

Hỗ trợ trả lƣơng: Hỗ trợ 80% tiền lƣơng hằng năm cho mỗi chuyên gia, tối đa là 30 nghìn USD trong 2 năm đầu tiên.

Hoàn thuế : Hồn 15% chi phí đầu tƣ cho R&D và đào tạo nhân lực trong mỗi năm đóng thuế; hoặc hồn 40% chi phí trung bình hằng năm của 4 năm gần nhất đầu tƣ cho R&D và đào tạo nhân lực.

Giảm thuế nhập khẩu: Giảm 80% thuế nhập khẩu thiết bị phục vụ nghiên cứu: hóa chất, hàng hóa sơ chế đầu vào, nguyên vật liệu, và vật mẫu.

Miễn thuế của địa phƣơng: Miễn thuế VAT, thuế trƣớc bạ đối với nhà cửa và đất đai phục vụ các mục tiêu R&D.

2 GS.TS Ju-Ho-Lee, Bộ trƣởng Giáo dục, KH&CN Hàn Quốc phát biểu tại Hội thảo “ “Đối thoại chính

Miễn thuế thu nhập cá nhân cho kỹ sƣ nƣớc ngoài: Trong 5 năm với chuyên gia phục vụ R&D trong lĩnh vực công nghiệp cần sử dụng nhiều công nghệ trong danh sách đƣợc Nhà nƣớc quy định.

Mặc dù nhìn trên đây ta có thể thấy rất nhiều những ƣu đãi về tài chính nhƣng khơng thấy có điểm nào là bao cấp hồn tồn cả. Hàn Quốc có thể hỗ trợ trả lƣơng cho các chuyên gia lên đến 80% trong 2 năm đầu tiên còn 20% cịn lại của 2 năm đầu và tồn bộ lƣơng về sau là do các tổ chức R&D phải lo. Các biện pháp giảm thuế và ƣu đãi về các loại thuế đƣợc triển khai rất mạnh, đây là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức này. Tuy nhiên, thuế cũng chỉ đƣợc miễn một phần nào đó chứ khơng miễn hồn tồn thuế mãi mãi. Điều này chứng tỏ Nhà nƣớc đã sử dụng chính sách tài chính rất khôn khéo và không can thiệp sâu vào trong các khía cạnh của các tổ chức này. Ngồi ra, Hàn Quốc đã xây dựng lên những mơ hình hoạt động, các trung tâm nghiên cứu vùng miền rất đáng đƣợc học tập:

Thành lập các Trung tâm Nghiên cứu Vùng miền

Các Trung tâm Nghiên cứu Vùng miền – Regional Research Center (RRC) đƣợc thành lập vào năm 1995 để nghiên cứu đặc thù riêng của vùng miền, củng cố năng lực nghiên cứu của các trƣờng đại học, cao đẳng tại các tỉnh, và khai thác, liên kết với các ngành công nghiệp chủ đạo của từng địa phƣơng.

Các RRC thẩm định các kế hoạch R&D cải tiến công nghệ ở từng địa phƣơng, lựa chọn những kế hoạch phù hợp, và ký thỏa thuận cung cấp kinh phí từng năm một. Sau 3 năm sẽ thẩm định đánh giá lại một lần nữa, và có thể gia hạn nguồn kinh phí tới 9 năm tiếp theo.

Các trung tâm Cải tiến Công nghệ Địa phƣơng (TIC/TBI/TP)

Mỗi trƣờng đại học, viện nghiên cứu trên cả nƣớc đều có một TIC. Những TIC này kết nối với nhau để hợp tác nghiên cứu, chia sẻ nguồn lực, và hợp tác đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, tập đồn

địa phƣơng. Trung bình hằng năm Chính phủ hỗ trợ cho các TIC 1 tỷ Won để mua trang thiết bị phục vụ nghiên cứu (mỗi TIC đƣợc hỗ trợ nhƣ vậy trong 5 năm), trong khi các trƣờng đại học và chính quyền địa phƣơng có nghĩa vụ cung cấp đất, cơ sở nghiên cứu, chi phí vận hành, và chi phí nghiên cứu.

Có thể thấy, Hàn Quốc là một quốc gia khu vực châu Á có những thành cơng rất lớn về KH&CN, trong đó đang chú ý trong lĩnh vực R&D. Những thành cơng này khơng phải chỉ bởi Hàn Quốc có tƣ tƣởng tốt trong quản lý mà cịn có những phƣơng tiện hay để thực hiện những chính sách đó. Trên thực tế, Việt Nam khơng hề thiếu những chính sách có tƣ tƣởng hay, nhƣng bản thân các chính sách đó lại chứa đựng những phƣơng tiện không đƣợc tốt để giúp hồn thiện chính sách. Việc này một lần nữa đặt ra cho Việt Nam một suy ngẫm trong quá trình hoạch định chính sách, ngƣời làm chính sách có vấn đề hay q trình thực thi khơng hiệu quả?

Sự thành công của Hàn Quốc là bài học cho khơng chỉ Việt Nam mà cịn cho các nƣớc đang trong quá trình phát triển KH&CN một bài học và những kinh nghiệm trong phát triển.

Tiểu kết chương 1

Nhìn chung, trong chƣơng 1, tác giả đã tiến hành làm rõ các khái niệm sau đây:

1. Khái niệm về “tự chủ, tự chịu trách nhiệm” đƣợc hiểu chung nhất là quyền của các cá nhân, các tổ chức nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu trong việc quyết định các hoạt động liên quan đến tổ chức của mình.

2. Khái niệm về “quyền tự trị trong khoa học” đƣợc hiểu là quyền của cá nhân, các nhóm, các tổ chức và đƣa ra quyết định liên quan đến hoạt động khoa học

3. Khái niệm về “hoạt động KH&CN” theo định nghĩa của UNESCO đƣợc sử dụng nhằm để chỉ những hoạt động xã hội đƣợc thực hiện bởi một bộ phận xã hội rộng lớn có liên quan đến việc thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phát triển KH&CN

4. Khái niệm về “Thị trƣờng” đƣợc định nghĩa là một thể chế kinh tế để thực hiện các giao dịch kinh tế.

5. Ngoài ra, chƣơng 1 của luận văn cũng nêu đƣợc những mối quan hệ giữa tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các tổ chức KH&CN công lập; Mối quan hệ giữa tự chủ, tự chịu trách nhiệm với thị trƣờng; Mối quan hệ giữa tự chủ, tự chịu trách nhiệm với nhân lực.

6. Bài học về tự trị trong nền KH&CN của Hàn Quốc cũng là một bài học tốt cho Việt Nam học hỏi trong quá trình chuyển đổi cịn nhiều trơng gai này.

Những nội dung lý thuyết trên là nền tảng cơ sở cho việc vận dụng phân tích những nghiên cứu mang tính thực tế ở các chƣơng sau

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI THEO HƢỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP

2.1. Các mơ hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Việt Nam qua từng thời kỳ

Sự hình thành và phát triển của KH&CN Việt Nam là những chặng đƣờng gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống KH&GD Việt Nam. Trên thực tế KH&GD của Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ có thấy sự xuất hiện của cái gọi là “tự chủ”. Mới đây nhất, trong cuốn “Nghịch lý và lối thoát” của tác giả Vũ Cao Đàm, xuất bản năm 2014 tại NXB Thế giới đã đề cập đến rất rõ sự biến đổi của hệ thống KH&GD Việt Nam qua từng thời kỳ (từ trang 133 đến trang 165 của cuốn sách). Đây có thể coi là một nguồn tham khảo về việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Việt Nam, xin trích dẫn một số nội dung chính về các giai đoạn tự chủ này nhƣ sau:

Nền KH&GD của Việt Nam tính từ thời kỳ nho học đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau mà trong đó nổi bật lên là giai đoạn:

Giai đoạn nho học: giáo dục trong thời kỳ này đơn giản chỉ là việc thầy đồ tự mở lớp dạy tƣ nhân, sau đó, khi triều đình quan tâm đến giáo dục thì xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn cịn lại di tích đến nay. Trƣớc thế kỷ thứ 11, chỉ tính riêng tại Bắc Kỳ và Trung kỳ đã có gần 15.000 trƣờng học của các ông đồ. Nhƣ vậy, giáo dục lúc này là của tƣ nhân, khơng thấy có sự xuất hiện hay can thiệp gì từ phía Nhà nƣớc. Ngƣời lập trƣờng là các ông đồ, thu học phí từ học sinh và tự quản lý bằng các quy định riêng của mình. Chỉ sau nay, vào năm 1070 thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu Quốc Tử Giám đƣợc xây dựng với chức năng chính là thờ phụng những bậc tiền liệt của đạo Nho, ngoài ra còn mang thêm một chức năng nữa là dạy học, mà học trò đầu tiên là vua Lý Nhân Tông. Đến 1706, vua Lý Nhân Tông cho tu sửa lại văn miếu và nó trở thành trƣờng học đầu tiên của Việt Nam. Đến lúc này ta đã

thấy có sự xuất hiện của Nhà nƣớc vào giáo dục, Nhà nƣớc trực tiếp làm giáo dục để đào tạo ra đội ngũ phục vụ Triều đình

Thời kỳ Pháp thuộc, ngƣời Pháp vào Việt Nam mở các trƣờng đào tạo nhân lực cho Pháp và phân ra thành những cấp bậc khác nhau, chia sự quản lý cho các cấp theo bậc học. Giai đoạn này cũng đã xuất hiện hàng loạt các trƣờng tƣ mọc lên ở các tỉnh thành trong cả nƣớc. Giai đoạn này vẫn là Nhà nƣớc làm KH&GD nhƣng Nhà nƣớc này chỉ tập trung vào quản lý vĩ mơ.

Giai đoạn 1945, khi chính phủ Hồ Chí Minh giành chính quyền ở miền Bắc đã tiến hành khai giảng lại Đại học Quốc gia Việt Nam, kế thừa từ trƣờng học thời kỳ trƣớc đó. Cũng chính ở đây, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra một quyết định có ý nghĩa rất lớn đó là việc thành lập “Quỹ tự trị đại học” trong sắc lệnh 43, ngày 10/10/1945. Nhƣ thế, giai đoạn này đã ghi nhận những chiều hƣớng của của một nền KH&GD tự trị.

Giai đoạn từ năm 1946 -1954, khi đất nƣớc bị chia làm 2 miền với 2 chế độ khác nhau thì KH&GD cũng bị chia thành 2 hƣớng phát triển cũng hoàn toàn khác nhau. Miền bắc đi theo chế độ XHCN, các tổ chức KH&GD, các tổ chức nghiên cứu trƣớc đây đƣợc hình thành do nhu cầu tất yếu của kháng chiến thì nay hoạt động dƣới sự kiểm soát về mọi mặt của Nhà nƣớc mà ngƣời ta gọi là “Nhà nƣớc làm khoa học”, đào tạo nhân lực phục vụ cho kháng chiến. Trong khi đó, nửa cịn lại của đất nƣớc là chính phủ Bảo Đại dƣới sự bảo trợ của Pháp vẫn duy trì các tổ chức KH&GD, nghiên cứu, theo hƣớng tự trị.

Không xét đến yếu tố chính trị, chỉ bàn trong lĩnh vực khoa học, giáo dục và cơng nghệ thì khơng thể phủ nhận sự tiến bộ trong cách quản lý của chính phủ Việt Nam cộng hịa. Trong Hiến pháp năm 1967, điều 10 của Việt Nam cộng hòa nêu rõ: “Nền giáo dục đại học được tự trị”, dựa trên nguyên tắc:

- Về học vụ và điều hành: các hội đồng ở cấp Viện đại học và cấp trƣờng đại học có quyền thảo luận và quyết định mà khơng phải trình báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai

- Về tài chính: các viện đại học do khơng thu học phí và cũng khơng có nguồn thu riêng nên phải sử dụng ngân sách quốc gia và phải đƣợc Quốc hội chấp thuận. Các khoản chi tiêu đều phải đƣợc xem xét và kiểm sốt. Quyền tự trị về mặt tài chính lúc này không đƣợc nhiều nhƣ Hoa Kỳ hay các nƣớc khác.

- Tuyển dụng: giảng viên, cán bộ đƣợc tuyển dụng, chuyển ngạch, bổ nhiệm, thăng chức,… đều phải đƣợc xem xét và kiểm soát.3

Nhƣ thế, mặc dù là khá cấp tiến so với thời bấy giờ song quyền tự trị của các trƣờng đại học, viện nghiên cứu lúc này vẫn còn hạn chế, chƣa triệt để.

Trong giai đoạn nay ở miền Bắc đƣợc xem là giai đoạn quan trọng, phát triển khá rực rỡ về cả khoa học lẫn giáo dục. Khác với khoa học và giáo dục miền Nam, khoa học và giáo dục miền Bắc có hai đặc điểm: sự cách ly giữa nghiên cứu và sản xuất và phân tầng, đẳng cấp quan trƣờng rõ rệt. Trong giai đoạn này, rất nhiều trƣờng đại học lớn của đất nƣớc, các viện nghiên cứu lớn lần lƣợt đƣợc ra đời và đều là của Nhà nƣớc. Đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này của nền KH&GD miền Bắc là:

- Tất cả các trƣờng, viện đều là của Nhà nƣớc độc quyền - Khơng tồn tại Viện/Trƣờng tƣ

- Khơng có Trƣờng/Viện của các tơn giáo - Khơng có hình thức đại học cộng đồng4

KH&GD miền Bắc đào tạo và nghiên cứu chỉ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của Nhà nƣớc.

Từ năm 1975-1981, giai đoạn này đất nƣớc thống nhất, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu cùng theo một chế độ thống nhất và một triết lý chung “Nhà nƣớc làm khoa học”, đào tạo nhân lực phục vụ cho Nhà nƣớc.

Từ năm 1981 – nay là thời kỳ diễn ra nhiều sự biến đổi trong hệ thống khoa học, giáo dục và công nghệ. Với các triết lý về phi tập trung hóa, phi hành chính hóa, bƣớc đầu của giai đoạn thành lập các xí nghiệp Spin – off, thƣơng mại hóa các sản phẩm R&D, tƣ nhân hóa các hoạt động KH&CN, dân sự hóa các hoạt động KH&CN và quay trở lại với triết lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các tổ chức KH&CN cơng lập.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, hệ thống KH&GD và công nghệ của Việt Nam mặc dù đã trải qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau và có những triết lý khác nhau để phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc nhƣng đã từng trải qua nhiều thời kỳ có sự tự trị mặc dù nền tự trị ấy vẫn chƣa phải hoàn hảo, chƣa phải tuyệt đối. KH&CN Việt Nam chỉ thực sự đƣợc phát triển vào giai đoạn từ những năm 80 đến nay và cũng đã có nhiều cố gắng, có nhiều đổi mới để phù hợp và bắt kịp với xu thế chung của toàn thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)