Nguyên nhân của những khó khăn trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 50 - 54)

Bảng 2 : Mơ hình các tổ chức KH&CN

9. Nội dung

2.2.1. Những khó khăn và nguyên nhân

2.2.1.2. Nguyên nhân của những khó khăn trên

Thực tế cho thấy, những khó khăn trên xuất phát ngay từ chính bản thân của các tổ chức, có thể kể đến một vài nguyên nhân chủ yếu nhƣ sau:

- Khó khăn xuất phát bởi chính tâm lý của những ngƣời quản lý. Nếu đã quen với cơ chế cũ thì rất ít các đơn vị, ở đây chính là lãnh đạo của các đơn vị đó, muốn chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bởi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tức là bản thân ngƣời làm quản lý phải là ngƣời rất nhạy bén, biết tìm các nguồn thu cho đơn vị của mình, phải có hƣớng đi rất đúng và nhạy cảm với thị trƣờng. Chính vì thế, khi nói đến việc chuyển đổi, các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc nuôi từ trƣớc đến giờ đều tỏ ra khơng đồng tình với cơ chế mới này dẫn đến những sự phản đối mang tính gay gắt. Cũng là dễ hiểu, tâm lý hƣởng thụ, không sợ phải chịu trách nhiệm, vẫn đủ để tồn tại dù bên ngồi có suy thối kinh tế hay nợ cơng của Nhà nƣớc có tăng cao đến mức nguy hiểm thì các tổ chức này vẫn có nguồn để tồn tại. Thực tế cho thấy, tâm lý này diễn ra chủ yếu ở các đơn vị khá yếu, lãnh đạo thƣờng

khơng muốn có sự thay đổi, cam chịu với mức thu nhập nhƣ thế, sự tồn tại lay lắt nhƣ vậy

“Trung tâm này từ lúc tôi tiếp quản đến nay vẫn tồn tại như vậy, chúng tôi cũng khơng thấy có vấn đề gì để mà phải chuyển đổi cả. Bây giờ như chị thấy, chúng tôi làm về xã hội nhân văn mà cứ bắt chúng tơi tự chủ thì lấy đâu ra tiền mà trả lương cho nhân viên, ông Nhà nước ra nghị định này là làm khó cho chúng tơi q”

Nam, 55 tuổi, giám đốc

Nhẹ hơn, một số tổ chức biết đến chính sách về tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đồng tình với tƣ tƣởng của chính sách này nhƣng bản thân lại chƣa muốn chuyển đổi bởi chƣa đủ nguồn lực. Nhƣng khi đƣợc hỏi là cần bao lâu để có đủ nguồn lực thì lại khơng đƣa đƣợc ra mốc thời gian cần thiết. Càng trì hỗn đƣợc việc chuyển đổi bao lâu càng tốt bấy nhiêu

“Tôi đã nghe về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức công lập

rồi và tôi cũng phải thừa nhận là tư tưởng này là đúng, là rất tốt.Nhưng triển khai thì chưa thấy thực hiện và thực tế cho thấy, nếu bây giờ Nhà nước bảo làm thì chắc cũng chưa được đâu. Bởi vì sao? Vì phần lớn các tổ chức cơng lập ở Hải Phòng cũng giống như trung tâm của tôi, họ chưa chuẩn bị được đủ nguồn lực để phục vụ cho việc chuyển đổi này, tiền thì hạn chế, sản phẩm thì khơng có để bán, nhân lực thì khơng đủ, nếu chuyển đổi thì khơng tồn tại được”

Nam, 42 tuổi, giám đốc - Khơng có sản phẩm có thị trƣờng: Một trong những nguyên nhân khác có thể kể đến đó là hạn chế về cơng nghệ, thiếu sản phẩm, dịch vụ có thể bán đƣợc trên thị trƣờng hoặc khơng tìm kiếm đƣợc thị trƣờng. Qua khảo sát thực tế cho thấy, mặc dù là tổ chức KH&CN thuộc Nhà nƣớc quản lý, nhƣng phần lớn các tổ chức này thiếu sự đầu tƣ cho hệ thống KH&CN.

- Nguyên nhân từ đội ngũ nhân lực: thông thƣờng khi nhắc đến nhân lực cho KH&CN ta sẽ nghĩ ngay đến lực lƣợng lao động trình độ cao, đặc biệt, khi KH&CN càng phát triển thì chất lƣợng nhân lực phải càng lúc càng cao, nhƣng phần lớn qua khảo sát cho thấy, ngoại trừ ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, tp Hồ Chí Minh là đội ngũ nhân lực tại các tổ chức này thƣờng có trình độ từ đại học trở lên, nhƣng khi khảo sát tại các đơn vị thuộc các địa phƣơng thì trình độ nhân lực ở đây là khơng cao lắm. Nếu ở các thành phố lớn, nhân lực có trình độ thơng thƣờng là thạc sĩ thì ở các đơn vị tại địa phƣơng 70% nhân lực chỉ dừng lại ở mức cử nhân và dƣới mức đó. Số lƣợng nhân lực có trình độ từ Thạc sĩ trở lên là còn hạn chế, số lƣợng là nhân lực là tiến sĩ thì trong một sở chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ví dụ nhƣ trung tâm khuyến nông, khuyến ngƣ tại Hải Phòng là một trong những trung tâm lớn tại đây, số lƣợng nhân lực tổng cộng có tới 256 ngƣời, chỉ có 56 ngƣời thuộc biên chế, nhƣng chỉ có một số ít trong 56 ngƣời đó có trình độ trên đại học, chỉ dừng lại ở mức độ đại học và dƣới đại học. Trung tâm tiết kiệm năng lƣợng và sản xuất sạch hơn thuộc sở KH&CN Hải Phòng tuy là một trung tâm khá phát triển tại Hải Phòng nhƣng số lƣợng nhân lực chỉ hơn 10 ngƣời và đều là trình độ cao đẳng, đại học,… điều này là một yếu thế cho các tổ chức KH&CN khi hoạt động trong một thị trƣờng rộng mở nhƣ hiện nay. Chất lƣợng nhân lực khơng cao thì rất khó để giúp tổ chức có sản phẩm, có thị trƣờng và có thể tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.

“Số lượng nhân lực hiện nay ở trung tâm tôi là vào khoảng hơn 10 người, anh em ở đây đều là những người có trình độ cao đẳng, đại học cả. Nhưng hiện nay, nhân lực của chúng tơi cịn ít, anh em khơng kham được hết tất cả các công việc, chúng tôi hiện cũng đang có nghiên cứu một sản phẩm mới và đang có dự định hợp tác với nước ngồi, nhưng việc xúc tiến hợp tác cịn đang gặp nhiều khó khăn”

Đầu tƣ cho cơng nghệ cao: Hiện nay, việc đầu tƣ cho công nghệ cao ở các tổ chức KH&CN công lập thƣờng là rất ít, hệ thống máy móc, thiết bị cơng nghệ cao có thể tìm kiếm ở các cấp cao nhƣ Sở, Bộ, Cấp Trung ƣơng nhƣng ở các đơn vị nghiên cứu khác ở địa phƣơng là rất khó khăn. Tại một số đơn vị tiến hành khảo sát ở Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hà Nam, phần nhiều các công nghệ đƣợc sử dụng là không phải thế hệ mới nhất, thƣờng là đã dùng nhiều năm, riêng tại các chi cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng là hệ thống cơng nghệ có phần nổi trội hơn. Cịn lại phần lớn các tổ chức khác, máy móc hàng năm không đƣợc đầu tƣ nhiều do hạn chế về nguồn kinh phí, cán bộ cũng khơng nhiều ngƣời có nhu cầu đào tạo cao hơn. Nói vậy khơng có nghĩa là họ khơng tham gia đào tạo gì, nhân lực ở đây hàng năm đều đƣợc cử đi học những lớp ngắn hạn do Nhà nƣớc mở, số lƣợng lớp mở hàng năm phụ thuộc vào Nhà nƣớc, các đơn vị không phải là nơi chủ động, chỉ khi có cơng văn yêu cầu về cử cán bộ đi học thì nhân lực ở đây mới tham gia vào các khóa đào tạo. Đối với nhiều đơn vị tiến hành khảo sát thì phần lớn những ngƣời có nhu cầu đƣợc đào tạo với trình độ cao hơn là những ngƣời nằm trong diện đề bạt, quy hoạch lên các chức vụ, vị trí nhất định. Việc đi học lên cao ngồi việc nâng cao trình độ thì đáp ứng một yêu cầu quan trọng là “vấn đề bằng cấp” trong thăng chức. Điều này thì khơng có gì gay gắt nhƣng nhƣ thế đã có một số lƣợng không nhỏ nhân lực đi học khơng phải vì mục đích nghiên cứu khoa học hay làm cơng nghệ, việc tiếp thu các kiến thức vì thế mà có thể có nhiều điều hạn chế.

Xuất phát từ chính bản thân của Nghị định 115/2005/NĐ-CP cũng có, nhƣng phần lớn, các tổ chức KH&CN công lập hiện nay lại khơng nhận ra những bất cập đó mà chỉ đang loay hoay trong những hệ quả do những điều bất cập này xảy ra. Trong phần thực trạng này, tác giả xin khơng đi sâu vào phân tích nghị định 115/2005/NĐ-CP

Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã gia hạn thêm nhiều lần, tạo nhiều chính sách ban hành sau đó hƣớng dẫn, ƣu đãi nhƣng khơng có nhiều các tổ chức KH&CN có thể chuyển đổi sang hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tức là bản thân các tổ chức và chính nghị định cũng có nhiều điểm bất cập khó thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)