Những khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 46 - 50)

Bảng 2 : Mơ hình các tổ chức KH&CN

9. Nội dung

2.2.1. Những khó khăn và nguyên nhân

2.2.1.1. Những khó khăn

Hiện nay, dù muốn dù khơng, dù ít hay nhiều thì các tổ chức KH&CN cơng lập cũng đang có những bƣớc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ. Có tổ chức là tự nguyện và mong muốn đƣợc chuyển đổi nhƣng cũng có những tổ chức là bị “ép” phải chuyển đổi chứ bản thân họ không mong muốn gì việc chuyển đổi cả.

Khi tiến hành phỏng vấn tại một số đơn vị chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dƣơng, tác giả đã thu đƣợc một số kết quả đáng lƣu ý:

- Về tài chính: Hiện nay, ¾ các tổ chức đƣợc phỏng vấn vẫn đang hoạt động vẫn dựa trên nguồn vốn nhà nƣớc cấp là chính, ¼ cịn lại là các tổ chức đang hoạt động theo 115 là nguồn kinh phí chủ yếu do tiến hành các dịch vụ Khoa học và Công nghệ mà thành. Các tổ chức hoạt động theo 43 rất sợ việc chuyển theo 115 sẽ bị cắt mất nguồn kinh phí do Nhà nƣớc cấp, nguồn kinh phí do Nhà nƣớc cấp hiện nay chiếm phần lớn nguồn kinh phí của các đơn vị (>80%). Nếu cắt kinh phí thì những việc liên quan đến trả lƣơng nhân viên, mua sắm thiết bị, đầu tƣ sản xuất,… sẽ rất khó khăn bởi bản thân họ khơng có khả năng tự chủ.

Phần lớn các tổ chức này hoạt động sản xuất ra các sản phẩm KH&CN cịn rất hạn chế, có tổ chức cịn khơng có sản phẩm, dịch vụ nào cung cấp cho thị trƣờng. Nếu bị cắt kinh phí thì sẽ rất chênh vênh trong việc duy trì hoạt

động của tổ chức. Đây là lý do chính của việc các tổ chức không muốn chuyển đổi

Khi đƣợc hỏi về quá trình chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có giám đốc của một trung tâm nói trong tâm trạng khá bức xúc

“Đơn vị chúng tôi hiện nay hoạt động được là nhờ sự giao – khốn của Nhà nước, khơng phải lo gì về kinh phí chúng tơi mới có thể chun tâm làm khoa học. Nay bắt chúng tôi phải chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phải đi kiếm tiền thì chúng tơi khơng làm được. Nếu cứ bắt ép chúng tôi phải chuyển thì tơi xin trả lại trung tâm này cho Nhà nước, các ơng muốn làm gì thì làm”

Nam, 46 tuổi, giám đốc Bản thân các tổ chức có nguồn tài chính trƣớc giờ ln dựa vào Nhà nƣớc, thói quen bao cấp, ăn sẵn và ỉ lại. Nguồn tài chính trƣớc giờ họ không cần suy nghĩ, hàng năm Nhà nƣớc cho bao nhiêu thì biết chừng đó. Bản thân tổ chức này, nhìn một cách tổng qt là họ khơng năng động. Việc đề tài giao xuống thì làm, rất ít khi có đề tài ngồi và những đề tài ngồi thì cũng là do nơi nào có nhu cầu thì tìm đến đặt. Bản thân tổ chức khơng có nhu cầu đi tìm kiếm nguồn kinh phí ngồi.

- Về hƣớng đi: Từ trƣớc đến nay, các tổ chức KH&CN công lập hoạt động đều có mục tiêu “làm cơng cho Nhà nƣớc”, tức là mọi hoạt động chỉ hƣớng đến mục tiêu chung của cơ quan chủ quản giao là chính, ít có những hƣớng đi riêng cho đơn vị mình. Chính vì lý do đó nên khi tiến hành chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm các tổ chức tỏ ra khá lúng túng trong việc chọn cho mình một hƣớng đi để có thể tự chủ đƣợc. Nếu một tổ chức tƣ nhân hoạt động, khơng đƣợc tài trợ về tài chính thì điều đầu tiên tổ chức đó nghĩ đến chính là việc hoạt động để tạo ra lợi nhuận hoặc tối thiểu là phải duy trì đƣợc các hoạt động bình thƣờng của tổ chức. Nhƣng đối với các tổ chức Nhà nƣớc (bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nƣớc) thì lại khác, hoạt

động phụ thuộc vào sự bao cấp của Nhà nƣớc từ trƣớc đến nay là nguyên nhân chính dẫn đến các hiện tƣợng hoạt động thiếu hiệu quả của các tổ chức Nhà nƣớc. Xét trong trƣờng hợp này là các tổ chức KH&CN thuộc Nhà nƣớc, mặc dù đƣợc Nhà nƣớc lo từ nhân lực tới tài chính, thậm chí là cả các định hƣớng cơng việc (thơng qua hành động “giao việc”, “giao nhiệm vụ”,…). Đây cũng có thể là một việc tốt bởi các tổ chức chỉ việc tập trung cho những nghiên cứu của Nhà nƣớc giao, từ đó có thể tập trung cho chất lƣợng của các nghiên cứu. Nhƣng xét về bản chất, nếu chỉ làm những cơng việc Nhà nƣớc “giao” thì bản thân các tổ chức là làm nghiên cứu nhƣng sẽ khơng bao giờ có tính mới, tức là khơng bứt phá lên đƣợc khỏi những định hƣớng ăn mòn từ trƣớc đến nay, hoặc khi Nhà nƣớc cần thì các tổ chức mới nghiên cứu tới. Điều này là thực chất là phản tác dụng, đi ngƣợc lại bản chất của khoa học, bởi xét cho cùng, khoa học cũng là một hình thái ý thức xã hội, hoạt động khoa học ngang bằng và không chịu lệ thuộc bởi hệ thống chính trị, ngƣời ta chỉ ứng dụng những thành quả nghiên cứu của khoa học để phục vụ cho các mục đích khác nhau (trong đó bao gồm cả chính trị). Nên khi các tổ chức KH&CN công lập mới bắt đầu tự chủ đã phải chật vật trong việc xác định đâu là hƣớng đi đúng không những chỉ phục vụ cho việc ổn định cơng việc mà cịn nâng cao và phát triển lên nữa. Điều đó có nghĩa là, các tổ chức KH&CN công lập không thể ỉ lại vào việc “ngƣời Nhà nƣớc” nên rất khó bị đuổi việc dù cơng việc có làm tốt hay khơng. Bởi lẽ, bây giờ các tổ chức phải tự chủ, nếu nhân lực khơng làm hết khả năng thì bản thân ngƣời đứng đầu phải chịu hậu quả, khi lợi ích bị động chạm một cách trực tiếp là lúc ngƣời ta ý thức đƣợc trách nhiệm của mình với cơng việc cao hơn. Nên giai đoạn hiện nay, có khơng ít các tổ chức KH&CN cơng lập vẫn còn đang lúng túng để hƣớng cho mình một hƣớng đi có hiệu quả.

- Về thị trƣờng: yếu tố quan trọng tạo ra nguồn tài chính cho các tổ chức chính là thị trƣờng. Thị trƣờng đƣợc hiểu một cách đơn giản là nơi trao

đổi sản phẩm lấy tiền. Nhƣng hiện nay, phần lớn các tổ chức KH&CN công lập khơng có sản phẩm có thể bán trên thị trƣờng trực tiếp, điều này khiến cho bản thân các tổ chức này khá bị động trong quá trình tìm thị trƣờng khi sản phẩm cịn chƣa định hình. Do sản phẩm ít, hầu nhƣ khơng có nên chƣa khai thác đƣợc hết thị trƣờng, nhiều đơn vị hạn chế vì thị trƣờng do hoạt động chủ yếu là tƣ vấn, tham vấn cho chính quyền thành phố. Nhiều đơn vị rất khó cho việc mở rộng thị trƣờng. Thông thƣờng, các sản phẩm thuộc nhóm ngành khoa học ứng dụng ln có nhiều lợi thế hơn về yếu tố thị trƣờng bởi các sản phẩm của các ngành đó đều đã có thể ứng dụng đƣợc vào trong thực tế đời sống, sản xuất, ngƣời ta dễ dàng nhìn thấy đƣợc. Cịn các sản phẩm của lĩnh vực khoa học xã hội thƣờng là các sản phẩm khó nhìn thấy bằng mắt thƣờng và chỉ phục vụ trong một yêu cầu nào đó nên ngƣời ta nghĩ rằng thiếu thị trƣờng. Nhƣng thực tế không phải vậy, bản chất của việc này là các tổ chức KH&CN công lập không phải là đơn vị chủ động và giỏi trong việc tìm kiếm thị trƣờng bởi công tác tƣ vấn, tham vấn hiện nay rất đƣợc ƣa chuộng và có nhu cầu cao, tuy nhiên, cái khó là việc các tổ chức xác định đƣợc bản thân làm đƣợc những gì và tìm đƣợc ngƣời có nhu cầu dùng cái đó. Nếu bản thân các đơn vị chủ động hơn và mở rộng khả năng tìm kiếm, đáp ứng rộng hơn, đa dạng hơn các yêu cầu của xã hội thì việc có thị trƣờng khơng hề là điều khó khăn.

- Về biên chế, tổ chức: Thực chất của việc tuyển dụng nhân sự hay những vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ hiện nay của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay đều do sở Nội vụ quyết định. Các tổ chức có nhu cầu về nhân sự sẽ phải thông qua sở Nội vụ để thực hiện công việc tuyển dụng. Việc này làm hạn chế rất nhiều bởi không phải lúc nào các tổ chức có nhu cầu tuyển dụng thêm ngƣời mà sở Nội vụ cũng đồng ý. Tuyển dụng hàng năm vẫn căn cứ vào số lƣợng “chỉ tiêu” đƣợc cho. Nhƣ thế, dù tổ chức có đang thiếu ngƣời trầm trọng, đang cần thêm nhân lƣc nhƣng vẫn không thể tuyển dụng

theo ý muốn của mình. Điều này dẫn đến những khó khăn trong làm việc, đơi khi cịn là cản trở cho q trình phát triển của tổ chức. Nguyên nhân của tình trạng trên là xuất phát bởi việc tự chủ khơng hồn tồn, các tổ chức đƣợc “trao” quyền tự chủ, cái mà đáng lý tổ chức sinh ra đã có, nhƣng lại đƣợc trao khơng trọn vẹn, dẫn đến những khó khăn nhƣ trên.

Để giải quyết vấn đề trên, các tổ chức vẫn phải thực hiện việc thuê ngoài theo kỳ vụ hoặc theo nhu cầu. Nhƣng việc đó cũng dẫn đến những bất cập ở chỗ họ không thể thuê nhân lực một cách ổn định nhƣ các nhân lực đƣợc tuyển dụng vào biên chế kia, dẫn đến độ tin tƣởng và trung thành của nhân lực vào tổ chức là không đƣợc cao và dễ dẫn đến tình trạng “nhảy việc” về những nơi có “sự ổn định” cao hơn. Đây là tâm lý chung của đa phần những ngƣời có cơng việc th khốn tạm thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 46 - 50)