Một số đánh giá khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 75 - 95)

Bảng 2 : Mơ hình các tổ chức KH&CN

9. Nội dung

3.5. Một số đánh giá khác

Ngồi các yếu tố nêu trên, cịn tồn tại một vài yếu tố khác ảnh hƣởng đến quá trình chuyển đổi của các tổ chức KH&CN công lập sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhƣ năng lực cán bộ, yếu tố tâm lý, yếu tố cơ sở vật chất,…

- Năng lực của nhân lực: Nhân lực là nguồn lực quan trọng trong

việc quyết định tạo ra những giá trị cho tổ chức. Hiện nay, bản thân các tổ chức KH&CN ở các địa phƣơng thƣờng khơng tuyển dụng đƣợc nhân lực có trình độ cao, mức phổ biến chỉ dừng lại ở bậc đại học, kể cả ở các sở , số lƣợng nhân lực có trình độ trên thạc sĩ là rất ít. Và việc đào tạo nhân lực ở các tổ chức này tỏ ra rất yếu kém và chậm chạp. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ tại một số tổ chức tiến hành khảo sát. Mặc dù thị trƣờng đƣợc đánh giá là yếu tố quyết đinh đối với việc chuyển đổi của những tổ chức KH&CN công lập xong để tạo ra đƣợc thị trƣờng thì rất cần đến chất lƣợng của đội ngũ nhân lực. Nếu nhân lực ở mức độ trung bình trở xuống thì việc tạo ra đƣợc sức cạnh tranh cho tổ chức là rất khó khăn. Ngƣợc lại, nếu chất lƣợng nhân lực cao thì đây sẽ là đội ngũ khơng chỉ làm nghiên cứu mà còn là đội ngũ tạo ra những sản phẩm, tìm kiếm thị trƣờng và quyết định sự thành công của tổ chức. Bản thân các tổ chức KH&CN công lập cũng là những đơn vị nghiên cứu, nếu trình độ nhân lực khơng đảm bảo thì chất lƣợng của nghiên cứu vì thế mà cũng bị ảnh hƣởng. Ví dụ, một ngƣời khơng làm khoa học bao giờ, không nghiên cứu đƣợc một cơng trình nào bao giờ nhƣng lại là ngƣời ngồi phán xét các nghiên cứu của ngƣời khác thì đó là điều vơ lý. Trong khi, các tổ chức KH&CN có nhiều đơn vị giữ nhiệm vụ phân bổ các đề tài nghiên cứu, xét duyệt các đề tài nghiên cứu. Nhƣng có một thực tế là khơng phải ngƣời nào làm nhiệm vụ xét duyệt cũng là ngƣời giỏi chuyên môn và làm tốt đƣợc chuyên môn.

- Yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý luôn là một trong những ảnh

cho thấy, bản thân của những ngƣời đứng đầu các tổ chức ấy có muốn tổ chức mình chuyển đổi hay khơng thì sẽ ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện việc chuyển đổi ấy. Với những ngƣời mong muốn việc tự chủ càng sớm càng tốt thì chƣa cần phải có chính sách, chủ chƣơng gì họ đã là ngƣời khởi xƣớng. Trƣờng hợp của VPI là một ví dụ. Ngay từ năm 1995, 10 năm trƣớc khi nghị định 115/2005/NĐ-CP đƣợc ban hành thì VPI đã là đơn vị đi đầu trong việc xây dựng đƣờng hƣớng chuyển đổi cho cả tổ chức của mình. Qua phỏng vấn 1 vị Phó Viện trƣởng đã cơng tác ở VPI trên 20 năm đã khẳng định ngay từ đầu, lãnh đạo của VPI đã nhận thức rất rõ ràng về việc sẽ chuyển sang một cơ chế mới thay vì chịu phụ thuộc nhiều vào cơ quan chủ quản nhƣ vậy. Quyết định đó của VPI tính đến bây giờ vẫn là một quyết định sáng suốt và sự quyết tâm của ban lãnh đạo VPI đã giúp VPI chuyển đổi thành công và dẫn đến những thành công lớn nhƣ vậy. Trong quá trình chuyển đổi, bản thân VPI cũng đã chịu nhiều sự phản đối từ phía các thành viên trong tổ chức nhƣng quan trọng nhất vẫn là ngƣời lãnh đạo, bản thân ngƣời lãnh đạo đã rất quyết tâm cho công cuộc chuyển đổi này nên mới có đƣợc những thành cơng nhƣ bây giờ.

Trái lại, với nhiều tổ chức chƣa chuyển đổi đƣợc thì chính bản thân những vị lãnh đạo tại cơ quan đó là ngƣời chƣa muốn chuyển đổi. Tâm lý này khiến cho tổ chức loay hoay mãi khơng tìm đƣợc lối đi. Đến khi buộc phải chuyển đổi thì lãnh đạo của tổ chức bày tỏ mong muốn đƣợc hoãn thời hạn thêm 4-5 năm nữa. Chính những tƣ tƣởng này là một bức tƣờng rất lớn cản trở quá trình chuyển đổi của các tổ chức.

- Hạ tầng nghiên cứu: Đây đƣợc coi là yếu tố tiền đề trong quá

trình chuyển đổi. Bởi khi các tổ chức đƣợc đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất ở mức độ chấp nhận đƣợc thì họ mới có thể chuyển đổi sang tự chủ. Đặc biệt với các tổ chức cần nhiều thiết bị chuyên dụng đắt tiền nhƣ các trung tâm kiểm định chất lƣợng chẳng hạn. Ngoài ra, nơi làm việc bao gồm phịng ốc và

khn viên. Khi đƣợc hỏi về mong muốn của tổ chức khi tiến hành chuyển đổi, nhiều tổ chức không ngần ngại thừa nhận rằng đang rất thiếu về cơ sở vật chất cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc chuyển đổi của các tổ chức, nếu đƣợc trang bị tốt cơ sở vật chất mang tính cơ bản ngay từ đầu thì các tổ chức này mới yên tâm để có thể chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nghe điều này có vẻ khơng đúng với cái gọi là “tự chủ” của các tổ chức. Nhƣng có thể hiểu nhƣ thế này, bản thân các tổ chức vốn trƣớc giờ quen sống dựa vào “bao cấp”, tất cả mọi thứ về cơ sở vật chất, nếu họ khơng chuyển đổi thì những cơ sở vật chất, trang thiết bị họ đều có thể “xin” và đƣợc Nhà nƣớc “cho” qua từng năm. Tuy nhiên, nếu họ chuyển ra tự chủ tức là họ phải tự lo đƣợc mọi thứ cho tổ chức của mình và đƣơng nhiên là họ khơng muốn. Khơng tính đến việc cập nhật các cơng nghệ mới hay nguyên vật liệu cho sản xuất, chỉ cần tính riêng đến chuyện phịng ốc, nhà cửa thơi thì cũng cần đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản, không bàn đến yếu tố mở rộng. Nhiều tổ chức đang phải chung với nhiều đơn vị khác trong cùng 1 tầng của 1 tịa nhà, tính cả phịng giám đốc và phịng nhân viên có khoảng 2 phịng, nhân viên ngồi chen nhau khơng đủ điều kiện để làm việc. Có những đơn vị có nhiều máy móc, thiết bị nhƣng vì khơng đƣợc cung cấp đủ phòng ốc nên vẫn đang để “nhờ” vào các tổ chức khác mà chƣa có khả năng mở rộng. Chính vì thế, khi buộc phải chuyển sang tự chủ bản thân họ rất e ngại cho vấn đề này.

Việc đáp ứng những yêu cầu cơ bản về vấn đề cơ sở vật chất cũng sẽ tạo lên những ảnh hƣởng không nhỏ tới các tổ chức trong quá trình chuyển đổi sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Tiểu kết chương 3

Toàn bộ chƣơng 3 đánh giá mức độ ảnh hƣởng, các yếu tố ảnh hƣởng của sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập. Trong đó, có một số điểm cần nhấn mạnh:

1) Thị trƣờng là yếu tố then chốt, quyết định đến sự thành cơng của tổ chức trong q trình chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm

2) Điều 7 trong Nghị định 115 là không hợp lý đối với các tổ chức KH&CN công lập hiện nay

3) Muốn chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì bản thân các tổ chức KH&CN công lập cần phải đƣợc chuẩn bị đầy đủ và trao đủ quyền về tổ chức, biên chế, phải có đội ngũ nhân lực có năng lực, đƣợc trang bị đủ cơ sở vật chất để có thể “ở riêng” và quan trọng là phải có tƣ tƣởng sẵn sàng cho q trình chuyển đổi đó.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ những đánh giá nêu trên, tác giả kết luận rằng, thị trƣờng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc chuyển đổi thành công của các tổ chức KH&CN cơng lập trong q trình chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nếu muốn có nguồn tài chính tự chủ thì bản thân các tổ chức phải tìm cho mình đƣợc thị trƣờng, phải có sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và phải thực hiện đề tài thoát khỏi cơ chế bao cấp. Muốn thực hiện đƣợc điều đó thì bản thân tổ chức phải có nguồn nhân lực đủ cả về số lƣợng và trình độ đáp ứng nhu cầu xã hôi.

Khuyến nghị:

- Hạn chế tối đa việc giao đề tài các cấp của Nhà nƣớc, bởi lẽ với cách thức thực hiện nhƣ vậy thì ngƣời làm khoa học mãi mãi vẫn chỉ làm công cho Nhà nƣớc mà khơng có đƣợc sự tự chủ trong ngay những định hƣớng nghiên cứu. Thay vào đó, Nhà nƣớc hãy để cho những tổ chức đƣợc đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, cịn Nhà nƣớc chỉ đóng vai trị là những nhà tài trợ cho các nghiên cứu đó. Chỉ khi đó, quyền tự chủ mới thực sự thuộc về các tổ chức KH&CN công lập.

- Cơ chế thơng thống về tài chính nói riêng và các khía cạnh trong nghiên cứu khoa học nói chung. Bản thân khoa học mang tính rủi ro, khơng thể gị khoa học là phải làm xong trong chừng này thời gian, bằng đúng số tiền nhƣ thế này. Nếu thế thì chỉ có thể cho ra những kết quả khơng chính xác, bởi không phải nghiên cứu nào cũng tiến hành thành công ngay từ lần đầu tiên, có những nghiên cứu thất bại lên xuống rất nhiều lần thì mới có thể cho đƣợc kết quả nhƣ mong đợi đƣợc. Vậy nếu bắt phải chi theo đúng dự tốn, trong đúng chừng này thời gian thì những thất bại trong các nghiên cứu tính dự tốn vào đâu hay là nhà khoa học phải bỏ tiền túi ra để trả. Nếu là nhƣ vậy thì sẽ khơng cịn ai làm khoa học nữa cả. Chính vì thế, việc xây dựng một cơ chế thơng thống về tài chính nói riêng và các khía cạnh trong nghiên cứu

khoa học nói chung là vơ cùng cần thiết và quan trọng. Nó góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy các tổ chức hoạt động khoa học một cách tích cực.

- Môi trƣờng đầu tƣ mở rộng: Ngày nay, ngƣời ta nói nhiều đến “Thị trƣờng KH&CN”, tuy nhiên, thuật ngữ này dùng chƣa chính xác, tác giả xin sử dụng trong luận văn của mình thuật ngữ “Thị trƣờng cơng nghệ”, có chăng các “dịch vụ khoa học” cũng có thể đƣợc coi là một sản phẩm trên thị trƣờng. Nhƣng trên thực tế, thị trƣờng này ở Việt Nam là chƣa tồn tại một cách đúng nghĩa của nó. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố khác nhau nhƣng một phần có thể do bởi chính mơi trƣờng đầu tƣ. Việt Nam đã bƣớc vào giai đoạn “hội nhập quốc tế”, yếu tố hội nhập quốc tế về KH&CN đang đƣợc coi trọng cao, chính vì thế, việc tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ cho KH&CN rộng mở, thu hút nguồn đầu tƣ từ khu vực ngoài quốc doanh, các nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài là rất cần thiết và quan trọng.

Nếu đáp ứng đƣợc những yêu cầu nhƣ trên thì tác giả tin rằng bản thân các tổ chức KH&CN sẽ nhanh chóng tìm đƣợc cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng và việc chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ khơng cịn là vấn đề e ngại của các tổ chức KH&CN công lập này nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Bình (2010), Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị NC&TK của ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải pháp khắc phục

2. Chính phủ nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2005): Nghị định

số 115/2005/NĐ-CP về Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa tổ chức khoa học và cơng nghệ cơng lập

3. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

4. Vũ Cao Đàm (2002), Đâu là giới hạn của việc xóa bỏ cơ chế “xin – cho”

trong hoạt động khoa học, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số 10/2002

5. Vũ Cao Đàm (2002), Trao đổi về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hệ thống khoa học và giáo dục ở Thái Lan, Tạp chí Hoạt động Khoa

học, Số 5/2012

6. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập Các cơng trính đã cơng bố, Tập I, Nhà

xuất bản Thế giới, Hà Nội

7. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập Các cơng trính đã cơng bố, Tập II, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội

8. Vũ Cao Đàm (2014), Nghịch lý và lối thoát, NXB Thế giới

9. Lê Thu Hƣơng (2011), Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ

chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP

10. Hồ Sỹ Hùng (2005), Nhận diện doanh nghiệp KH&CN, Tạp chí Hoạt

động Khoa học, Số 9/2005

11. Trần Quốc Khánh 2007), Tìnhhình thực hiện Nghị định 115 tại các địa phƣơng, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số 11/2007

12. Trần Thị Hồng Lan (2008), Điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ và tự

chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học & công nghệ thuỷ lợi (nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam)

13. Hoàng Xuân Long (2002), Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R-D

14. Hồ Ngọc Luật (2006), Vấn đề đặt ra khi thực hiện Nghị quyết Đại hội X về phát triển KH&CN, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số 9/2006

15. Nguyễn Quân (2007), Bàn về chính sách sử dụng cán bộ KH&CN, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số 6/2007

16. Bạch Tân Sinh (2004), Nghiên cứu sự hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và sự chuyển đổi một số tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp,

Báo cáo đề tài cấp Bộ (MOST).

17. Tạp chí Hoạt động Khoa học (2006), 10 kết quả nổi bật trong hoạt động của Bộ KH&CN năm 2005, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số 2/2006

18. Tạp chí Hoạt động Khoa học (2007), Chuyển đổi tổ chức KH&CN theo Nghị định 115 - Tình hình và kiến nghị, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số /2007 19. Hoàng Văn Tuyên (2007), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt

động NC&TK của doanh nghiệp, Báo cáo đề tài cấp Cơ sở (NISTPASS).

18. Thanh Thủy, (23/10/2014), Tài chính cho khoa học-công nghệ: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc, http://www.nistpass.gov.vn/vi/tin-tuc/tin-quoc- te/1526-tai-chinh-cho-khoa-hoc-cong-nghe-kinh-nghiem-tu-han-quoc

19. Kristopher Nelson, (27/11/2011), Privacy as secrecy and privacy as autonomy,http://historocrat.com/privacy-as-secrecy-and-privacy-as-

autonomy/

20. Wikipedia, (2/10/2014), Thị trường,

Phụ lục Chính Phủ

_______

Số : 115/2005/NĐ-CP

Cộng hồ xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________________

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2005

Nghị định

Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và cơng nghệ cơng lập

_____

Chính phủ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000; Theo đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ và Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

Nghị định :

Chƣơng I

Những quy định chung Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính và tài sản, tổ chức và biên chế của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

2. Đối tƣợng áp dụng

Các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc đối tƣợng áp dụng tại Nghị định này là các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và cơng nghệ có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 75 - 95)