Khái niệm, nội dung quản lý công tác lƣu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác lưu trữ của cơ quan ủy ban kiểm tra trung ương đảng (Trang 33 - 35)

9. Bố cục luận văn

2.1. Khái niệm, nội dung quản lý công tác lƣu trữ

2.1.1. Một số khái niệm

* Khái niệm quản lý

Về khái niệm quản lý, Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân giải thích: Quản lý là “chăm nom và sắp đặt mọi công việc trong một tổ chức; là việc giữ gìn và sắp xếp” [26, tr.1488, 1489]. Từ điển Bách khoa Việt Nam thì giải thích: Quản lý là việc bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ƣu và bảo đảm thực hiện những chƣơng trình và mục tiêu của hệ thống đó [40, tr. 580].

T các định nghĩa đã nêu, chúng ta có thể lý giải: Quản lý là việc giữ gìn, cai quản, sắp xếp một công việc nào đó theo những quy định để duy trì một trật tự nhất định. Điều mà trong một xã hội có giai cấp cần phải thực hiện, dù đó là nhà nƣớc tƣ bản hay xã hội chủ nghĩa. Chỉ có điều, đối với nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa nhƣ Việt Nam, quản lý không chỉ d ng lại ở đó, mà mục tiêu của quản lý là phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của các giai cấp, tầng lớp và toàn thể nhân dân lao động trong xã hội; quản lý ở đây chính là lấy vai trò của Đảng, Nhà nƣớc để duy trì và điều tiết những tài nguyên, tài sản, tri thức của nhân dân, dân tộc để rồi phụng sự nhân dân, phụng sự cái chung chứ không phụng sự lợi ích của một cá nhân, một nhóm ngƣời đơn lẻ hay một giai cấp nhất định.

Theo bài giảng Khoa học quản lý đại cƣơng của Trần Ngọc Liêu, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, 2009 thì cho rằng “Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trƣờng biến đổi”.

* Khái niệm công tác lưu trữ

Công tác lƣu trữ là một lĩnh vực hoạt động của nhà nƣớc bao gồm tất cả những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa học, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả tài liệu lƣu trữ phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa học lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

* Khái niệm quản lý công tác lưu trữ

Quản lý công tác lƣu trữ nói chung là sự tác động của chủ thể quản lý theo quy trình nhất định nhƣ thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu chung của công tác lƣu trữ.

T các khái niệm trên, theo tác giả, quản lý công tác lƣu trữ đối với mỗi cơ quan, tổ chức là việc tổ chức bộ máy (phòng, bộ phận…) thực hiện công tác lƣu trữ, tuyển dụng và đào tạo, bố trí cán bộ; ban hành văn bản chỉ đạo và hƣớng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong công tác lƣu trữ; quản lý kho tàng và trang thiết bị tại lƣu trữ cơ quan… nhằm làm cho công tác lƣu trữ của cơ quan phát triển, đi vào nề nếp để phục vụ hiệu quả hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan và các đơn vị, cá nhân trong toàn cơ quan.

2.1.2. Nội dung quản lý công tác lƣu trữ

Nội dung quản lý công tác lưu trữ bao gồm :

- Tổ chức bộ phận quản lý công tác lƣu trữ; bố trí, tuyển dụng cán bộ làm công tác lƣu trữ;

- Xây dựng, ban hành văn bản quy định về công tác lƣu trữ; - Tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cán bộ làm công tác lƣu trữ; - Xây dựng kho tàng, trang thiết bị bảo quản tài liệu lƣu trữ; - Báo cáo, thống kê về lƣu trữ theo quy định;

- Hợp tác trong công tác lƣu trữ;

- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của công tác lƣu trữ: Thu thập, bổ sung tài liệu lƣu trữ; phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu; thống kê, bảo quản; tổ chức phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lƣu trữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác lưu trữ của cơ quan ủy ban kiểm tra trung ương đảng (Trang 33 - 35)