CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.2 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN QUẢN
Tỷ lệ tiền gửi tại NHNN trên tổng tài sản có sinh lời (đại diện cho chính sách dự trữ tại NHNN) tăng 1% thì tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM tăng 0.0490216%.
Lãi suất tăng 1% tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM tăng 0.0537329%
5.2 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ CƠ QUANQUẢN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC
5.2.1 Đối với các NHTM
5.2.1.1 Kiểm sốt tăng trưởng tín dụng
Ket quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM. Điều đó cho thấy, quy mơ hoạt động cho
vay cao sẽ khiến cho tỷ lệ thu nhập lãi thuần giảm. Như vậy, các NHTM có cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần thơng qua các hình thức sau đây:
Giảm các khoản cho vay đối với các đối tượng khơng có tư cách pháp nhân, có nợ xấu từ các ngân hàng hay lịch sử tín dụng xấu hoặc nằm trong tầm nghi ngờ. Quản
lý chặt chẽ các khoản vay, thực hiện đầy đủ hồ sơ theo quy định, áp dụng thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ, hạn chế rủi ro, đáp ứng các chỉ tiêu kiểm soát cho vay. Tăng trưởng
tín dụng dù thấp nhưng đúng mục tiêu vẫn cho ra kết quả tỷ lệ thu nhập lãi thuần tăng
cải thiện chứ khơng cần phải có một mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng.
Tăng trưởng huy động nhằm gia tăng tổng tài sản bằng cách tăng vốn góp cổ đơng, giảm tài sản nợ, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, xây dựng một chiến lược
khách hàng hợp lý, chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, tiếp tục đẩy mạnh phát triển
công tác huy động vốn thông qua các kênh huy động vốn dài hạn như phát hành giấy tờ có giá trung dài hạn.
5.2.1.2 Kiểm sốt rủi ro tín dụng
Ket quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng cho vay tăng sẽ làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng, do đó các ngân hàng cần phải nỗ lực trong việc hạn chế trích lập dự phịng rủi ro cho vay để góp phần tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần bằng việc phân loại nợ xấu, có vấn đề, ngân hàng phải ln cập nhật và nắm bắt những biến động thị trường, chú trọng xây dựng cơ chế kiểm soát ngăn chặn các giao dịch tiềm ẩn rủi ro, các vi phạm nguyên tắc tín dụng trong tiến trình cho vay. Ln đổi mới thường xun cơng tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng
cao chất lượng tín dụng bằng cách phân tích thẩm định kỹ lưỡng các thơng tin tài chính và các thơng tin phi tài chính của người đi vay. Ngồi ra, thực hiện bảo hiểm tín dụng giúp bù đắp những thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng cho khách hàng hay ngân
hàng. Từ đó, hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra mà vẫn đảm bảo được tình hình tài chính của ngân hàng.
5.2.1.3 Tăng cường quản lý chi phí
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Như vậy, việc tăng chi phí hoạt động
sở hữu sẽ góp phần gia tăng lệ tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM. Vì thế, tác giả
sẽ đề ra một số kiến nghị liên quan đến quản lý chi phí như sau: Tăng chi tiêu để tái cơ cấu hệ thống, điều chỉnh lại bộ máy nhằm gia tăng năng suất, chi cho hệ thống kiểm soát nội bộ, giám sát. Ngoài ra, tăng chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng, quy mô nhằm
mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Tăng chi để đầu tư vào cơng nghệ ngân hàng nhằm gia tăng khuyến khích khách hàng tạo thói quen tiêu dùng bằng cơng
nghệ tiên tiến như internet banking, mobile banking, SMS banking, hoặc phát triển những sản phẩm mới lạ và chất lượng.
5.2.1.4 Kiếm soát chất lượng quản lý
Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở trên, tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập. Vì vậy để nâng cao NIM thì các NHTM cần hạn chế chi phí và tăng thu nhập hoạt động. Ngân hàng phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động, đa dạng hóa các nguồn
thu và phát triển sản phẩm mới nhằm tăng doanh thu. Bên cạnh việc đẩy mạnh nguồn
thu từ tín dụng thì nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối cũng phải
được chú trọng và tăng cường. Huy động các nguồn vốn có giá vốn thấp để giảm chi phí từ lãi bằng cách huy động tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức, dân cư, giảm bớt các nguồn huy động có giá vốn cao trên thị tường liên ngân hàng.
5.2.1.5 Tăng cường tài sản thanh khoản
Ket quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tiền gửi tại NHNN trên tổng tài sản có sinh lời ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM. Điều đó cho thấy,
gia tăng tiền gửi tại NHNN là yếu tố cần thiết để gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM. Các nhà quản trị ngân hàng có thể cân nhắc đến việc nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản như tiền mặt, tiền gửi tại NHNN,... vì điều này giúp cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Lí do là vì khi các ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản này sẽ giúp ngân hàng giảm áp lực khi huy động vốn bên ngồi để duy trì an tồn vốn theo quy định của NHNN. Lúc này mức chi phí huy động sẽ thấp hơn so với các ngân
hàng nắm giữ tài sản thanh khoản kém.
5.2.2 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Giữ mức lãi suất ổn định
Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM. Do đó Chính phủ và NHNN cần chủ động, linh hoạt trong việc
điều hành công cụ lãi suất, giữ lãi suất ở mức ổn định thơng qua chính sách tiền tệ để
góp phần thúc đẩy gia tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM. Mặt khác, Chính phủ cần kiềm chế lạm pháp ở mức mục tiêu vì ổn định kinh tế vĩ mơ cũng đồng nghĩa nền kinh tế phát triển hiệu quả và các trung gian tài chính như ngân hàng hoạt động ổn định. Ngồi ra, việc này góp phần để có thể có mức lãi suất cho vay ổn định và phù hợp nhằm mang lại thu nhập từ lãi của ngân hàng.
Có những trường hợp ngân hàng phải tăng lãi suất do các ngân hàng cần nguồn
vốn và cũng là để cơ cấu lại. Bên cạnh đó, tăng lãi suất nhằm tăng vốn cấp 2 để đáp ứng tốt hơn chuẩn Base II theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước đã quy định. Một
36/2014/TT-NHNN) tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn liên tục giảm.
Hoàn hiện cơ chế quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực Hiệp ước quốc
tế Basel II.
Chính phủ và Nhà nước ln cố gắng tạo nên một nền kinh tế ổn định bằng cách
giúp hệ thống ngân hàng phát triển ổn định và lành mạnh. Do đó, hiệp ước chuẩn mực
quốc tế Basel II là lựa chọn hàng đầu mà Nhà nước quan tâm và theo đuổi hiện nay khi mà trên thị trường các nước phát triển đã tồn tại Basel III. Mặt khác, tăng cường mơ hình tổ chức thanh tra nhằm bảo đảm tuân thủ quy định của NHTM.
Kiểm soát và giám sát hiệu quả quản lý chi phí hoạt động của các NHTM.
Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường các biện pháp giám sát, thanh tra, kiểm soát để nhắc nhở nâng cao hiệu quả hoạt động trong ngân hàng. Ngoài ra, tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên để bù đắp cho chi phí hoạt động của ngân hàng.
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG5.3.1 Hạn chế của đề tài