CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu 1951_003812 (Trang 65)

Biến phụ thuộc được lựa chọn là NIM. Theo như chương 2, NIM được tính bằng tỷ lệ của thu nhập lãi trừ chi phí lãi chia cho tổng tài sản có sinh lãi bình quân, với đơn vị tính là %. NIM thể hiện mức đo lường qua chênh lệch từ thu từ lãi và chi phí trã lãi mà ngân hàng đạt được bởi hoạt động kiểm soát chặt chẽ của tài sản và nắm bắt các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần là một trong những chỉ tiêu để đánh giá và đo lường lợi nhuận cũng như khả năng sinh lời của các NHTM. Rõ ràng, NIM góp phần vào việc đo lường biên độ lãi suất và so sánh thu nhập lãi thuần giữa các NHTM. Khi NIM càng cao thể hiện được thu nhập từ lãi của ngân hàng càng cao.

3.2.2 Các biến độc lập

3.2.2.1 Mức ngại rủi ro (CAP)

Trong một nghiên cứu của Saunders, A., and Schumacher, L. (2000) về NIM ở các ngân hàng lớn trên 7 quốc gia Mỹ, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đã kết luận có mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa giữa mức ngại rủi ro và tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Trong một nghiên cứu khác, Ahmet Ugur & Hankan Erkus (2010) từ 22 ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho ra kết luận tương tự. Bên cạnh đó cùng với kết quả đó còn có rất nhiều nghiên cứu khác như: Demirguc-kunt, A., Huizinga, H. (1999), Angbazo, L. (1997), Joaquin Maudos and Juan Fernandez de Guevara (2004), K. Ben Khediri & H. Ben-Khedhiri. (2011), Bektas, E. (2014), Raham, M. M., M. K. Hamid & M. A. M.Khan (2015),... Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) hay Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2015) cũng cho kết quả tương tự.

Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản. Khi vốn chủ sở hữu gia tăng góp phần giảm thiểu rủi ro vỡ nợ giúp các ngân hàng có thể chi trả mức lãi suất huy động thấp hơn. Và giúp các ngân hàng giảm bớt huy động vốn từ các kênh với chi phí cao, từ đó, giảm được phần chi phí trả lãi cho các khoản huy động đó. Vì thế mà tỷ lệ thu nhập lãi thuần tăng. Tóm lại, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1 : Mức ngại rủi ro có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

3.2.2.2 Quy mô hoạt động cho vay (LOAN)

Nghiên cứu của Hassan Hamadi & Ali Awdeh (2012) sử dụng dữ liệu từ 53 NHTM ở Li Băng đã chỉ ra rằng quy mô hoạt động cho vay có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM, và đó cũng là quan điểm của Anthony E. Akinlo & Owoyemi, B.O. (2012) khi nghiên cứu về những yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của 12 NHTM ở Nigeria giai đoạn 1986 - 2007. Ngành ngân hàng tại Việt Nam, có nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2015), TS. Lê Tấn Phước, ThS. Bùi Xuân Diễn (2016), Pham Hoang An & Vo Thi Kim Loan (2016) cũng cho kết quả tương tự. Mặt khác, nghiên cứu của Ming Qi, & Yumo Yang (2017) sử dụng dữ liệu từ 116 ngân hàng ở Trung Quốc trong đoạn 2000 - 2009 lại cho kết quả là hoạt động cho vay có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Tỷ lệ này cho thấy các khoản cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản ngân hàng. Dư nợ cho vay chiếm tỉ trọng lớn trên tổng tài sản nên có thể được xem là tiêu chí quan tâm hàng đầu trong điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy mức độ hoạt động cho vay của ngân hàng càng ổn định, ngân hàng sẽ nhận được khoản thu nhập từ lãi cao hơn và dĩ nhiên tỷ lệ thu nhập lãi thuần cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi cho vay quá nhiều thì đồng nghĩa các ngân hàng phải đối mặt nhiều rủi ro hơn, có khả năng sẽ tạo ra các khoản nợ xấu, nợ khó

đòi gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng và tỷ lệ thu nhập lãi thuần giảm. Do đó, yếu tố này được kỳ vọng sẽ có tác động cùng chiều đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Giả thuyết H2: Quy mô hoạt động cho vay có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

3.2.2.3 Tính thanh khoản (LIQ)

Hassan Hamadi & Ali Awdeh (2012) đo lường tỷ lệ thanh khoản bằng cách sử dụng tỷ số tài sản lưu động trên tổng tài sản (tổng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán), kết quả nghiên cứu sau đó đã cho thấy rằng có quan hệ nghịch biến giữa tính thanh khoản và tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong 53 NHTM ở Li Băng (Lebanon). Nghiên cứu của Angbazo, L. (1997) và Meshesha Demie Jima (2017) cũng đưa ra kết luận rằng tính thanh khoản có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Công thức tính cho ta thấy phần trăm của tiền và các khoản tương đương tiền trong cơ cấu tổng tài sản. Tiền và các khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao, cho nên nếu tỷ số này càng cao thì mức độ thanh khoản của ngân hàng sẽ càng được đảm bảo, khi đó nguồn lợi ngân hàng thu được tăng lên. Tuy nhiên, các ngân hàng cần phải tốn thêm một khoản chi phí (chi phí cơ hội) để duy trì khả năng thanh khoản ở mức độ ổn định. Nếu quản lý không hiệu quả khoản chi phí này sẽ làm lợi nhuận ngân hàng cũng như tỷ lệ thu nhập lãi thuần giảm. Hơn nữa, các khoản tiền và tương đương tiền có mức độ sinh lời thấp hơn so với các loại tài sản khác. Vì vậy tính thanh khoản được kỳ vọng tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần ngân hàng.

Dựa trên các kết quả của các nghiên cứu đã đưa ra, tác giả kỳ vọng như sau:

Giả thuyết H3: Tỷ lệ thanh khoản có tác động nghịch chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

3.2.2.4 Rủi ro tín dụng (CR)

Angbazo, L. (1997) nghiên cứu các yếu tố tác động lên tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng ở Mỹ cho ra kết luận rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với NIM. Tương tự, nghiên cứu của Demirguc-kunt, A., Huizinga, H. (1999) đo lường

rủi ro tín dụng của của 1930 ngân hàng từ 86 quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển cũng cho ra kết luận có mối tương quan thuận với NIM. Các nghiên cứu gần đây như Neelesh Gounder & Parmendra Sharma (2012), Daniel K. Tarusa và các cộng sự (2012), Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013), Raham, M. M., M. K. Hamid & M. A. M.Khan, (2015), Pham Hoang An & Vo Thi Kim Loan (2016), Ming Qi, & Yumo Yang (2017),... cũng cho kết quả tương tự. Ở Việt Nam, Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự (2014) phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (5 NHTMNN và 25 NHTMCP) cũng cho ra kết luận tương đồng như các nghiên cứu ở nước ngoài.

Tỷ lệ này phản ánh có bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dự phòng. Các ngân hàng tăng trưởng thường cho vay nhanh và chấp nhận các khoản vay có tính rủi ro cao, gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng gia tăng. Để bù đắp vấn đề này ngân hàng yêu cầu thực hiện trích lập dự phòng cao hơn. Khi đó, phần bù rủi ro này được áp dụng vào một mức lãi suất cho vay cao hơn hoặc xem như một khoản chi phí và ẩn chi phí này vào giá. Điều này sẽ làm tỷ lệ thu nhập lãi thuần gia tăng. Ngoài ra, khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng càng cao sẽ kéo theo hệ lụy làm giảm thu nhập và nguồn vốn của ngân hàng, đối mặt với nhiều rủi ro tìm ẩn như rủi ro thanh khoản, giảm uy tín, năng lực cạnh tranh bị suy giảm, huy động vốn trở nên khó khăn. Khi đó các ngân hàng sẽ phải buộc phải trả chi phí cao hơn trong việc huy động vốn và gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần để bù đắp lại những chi phí tổn thất được gây ra.

Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả đã kỳ vọng rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần và đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H4: Rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

3.2.2.5 Chi phí hoạt động (OE)

Nghiên cứu của Maudos and Fernandez de Guevara (2004) dựa trên mẫu nghiên cứu của hệ thống ngân hàng tại 5 nước phát triển ở Châu Âu (Đức, Tây Ban Nha, UK, Ý, Pháp) giai đoạn 1993-2000 cho thấy tác động cùng chiều của chi phí hoạt động đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Một số nghiên cứu của Brock &

Suarez (2000), K. Ben Khediri & H. Ben-Khedhiri. (2011), Were, M., & Wambua, J. (2014), Raja Almarzoqi and Sami Ben Naceur (IMF, 2015), Md. Shahidul ISLAM and Shin-Ichi NISHIYAMA (2016), Meshesha Demie Jima (2017),... cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí hoạt động và tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Ở Việt Nam, Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự (2014) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2013 cũng đưa ra kết luận tương tự như đã nêu trên, đây cũng là kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) và Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2015).

Tỷ lệ này cho thấy tổng chi phí của ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trên toàn bộ tài sản. Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu đối với ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang gánh chịu một khoản chi phí hoạt động cao, để bù đắp cho khoản chi phí này thì ngân hàng cần một khoản thu nhập nhiều hơn, điều này dẫn tới ảnh hưởng lên thu nhập lãi thuần.

Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả đã kỳ vọng chi phí hoạt động có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần và đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H5: Chiphí hoạt động có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

3.2.2.6 Chất lượng quản lý (MQ)

Về tác động của chất lượng quản lý đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng, các nghiên cứu thực nghiệm cho ra những kết quả khác nhau. Maudos and Juan Fernandez de Guevara (2004) khi nghiên cứu các ngân hàng ở Tây Ban Nha chứng minh rằng chất lượng quản lý có mối tương quan thuận với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Angbazo, L. (1997), Maudos, Joaquin and Solisa, Liliana (2009), Bektas, E. (2014), Pamuji Gesang Raharjo & các cộng sự (2014) cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chất lượng quản lý và tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Chất lượng quản lý được thể hiện bằng tỷ số của tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có chất lượng quản lý càng cao thì tỷ số này càng có khả năng giảm và khiến cho tỷ lệ thu nhập lãi thuần giảm. Điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại

biến Tên biến hiệuKý Đo lường

Dấu kỳ vọng

Đơn vị Biến phụ thuộc

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NI Thu nh p l i — Chí phí l iậ ẵ / %

này chứng tỏ ngân hàng đã điều hành hoạt động của mình một cách có hiệu quả. Ngoài ra, cho thấy được các nhà quản trị biết nắm bắt điều phối dòng tiền và nguồn vốn sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Từ đó góp phần gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

Từ kết quả của những nghiên cứu trước, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H6: Chất lượng quản lý có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

3.2.2.7 Chính sách dự trữ tại NHNN (SBR)

Demirguc-kunt, A., Huizinga, H. (1999) nghiên cứu với số liệu lấy từ các ngân hàng từ 80 quốc gia cho thấy tác động ngược chiều của chính sách dự trữ tại NHNN với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Nghiên cứu của Bektas, E. (2014) nghiên cứu các yếu tố tác động lên tỷ lệ thu nhập lãi thuần của 24 NHTM giai đoạn 2003 - 2009 cho ra kết luận chính sách dự trữ tại NHNN có mối tương quan ngược chiều với NIM. Bên cạnh đó còn có nghiên cứu của Anthony Q.Q. Aboaye & các cộng sự (2008) cũng có kết quả tương tự.

Công thức tính cho ta thấy phần trăm của tiền gửi tại NHNN trong cơ cấu tổng tài sản sinh lời của ngân hàng. Tiền gửi tại NHNN được xem tương tự như tài sản thanh khoản. Khi chỉ tiêu này tăng thì đồng nghĩa với việc tài sản sử dụng để tài trợ cho các hoạt động khác như huy động và cho vay để có thu nhập sẽ bị giảm xuống, thu nhập từ lãi của khách hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng và thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ giảm đi. Từ kết quả của những nghiên cứu trước, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H7: Chính sách dự trữ tại NHNN có tác động ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

3.2.2.8 Lãi suất (IRT)

Raja Almarzoqi and Sami Ben Naceur (IMF, 2015) thực hiện bài nghiên cứu với mục đích tìm ra các yếu tố đặc trưng của NH và các biến vĩ mô có tác động đến khả năng sinh lời của 25 NHTM tại Bangladesh giai đoạn 2006 - 2013, sử dụng dữ liệu bảng cân bằng để đo lường ba biến phụ thuộc ROA, ROE và NIM. Ket quả cho thấy lãi suất có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Các nghiên cứu Demirguc-kunt, A., Huizinga, H. (1999), Hassan Hamadi & Ali Awdeh (2012), Bektas, E. (2014) có kết quả tương tự. Mặt khác, nghiên cứu của Pham Hoang An & Vo Thi Kim Loan (2016) cho kết quả lãi suất tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần từ dữ liệu của 26 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2014.

Lãi suất cho vay càng cao, nguồn thu từng hoạt động cho vay càng tăng, từ đó tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, việc nâng mức lãi suất cho vay có thể khiến ngân hàng mất đi một lượng khách hàng do chi phí đi vay cao khiến người tiêu dùng và các doanh nghiệp e dè vì phải chịu một mức rủi ro lớn. Vì sự phức tạp đó, lãi suất được tác giả kỳ vọng có tác động 2 chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

Giả thuyết H8: Lãi suất có có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

M T ng t i s n Cóổ ằ ả sinh lãi bình qu nẫ Biến độc lập Biến vi Mức ngại rủi ro PCA V n ch s h uố ủ ở ữ T ng tài s nổ + %

Qui mô cho vay LOA N

T ng cho vayổ

T ng tài s nổ + %

Tính thanh khoản LIQ Ti n và các kho n TĐTề

Tổng tài sản %

Rủi ro tín dụng CR T ng d phòng r i ro cho vayổ

Chi phí hoạt động OE T ng chí phí ho t đ ngổ ạ ộ T ng t i s nổ ằ ả + % Chất lượng quản lý MQ T ng chí phí ho t đ ngổ ạ ộ T ng thu nh p ho t đ ngổ ạ ộ + % Chính sách dự trữ tại NHNN SBR Ti n g i t i NHNNề ử ạ T ng t i s n cóổ ằ ả sinh l iờ % Biến

Lãi suất IRT

Lãi su t cho vay trung bình m i ấ

năm

STT Tên ngân hàng Tên viết tắt Ngày thành lập

Thời gian thu thập dữ liệu

ĩ Ngân hàng TMCP An Bình ABBank Ĩ5/04/Ĩ993 2007-20Ĩ7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB 04/06/Ĩ993 2007-20Ĩ7

Nguồn: Tác giả tổng hợp Ghi chú: + là tác động cùng chiều, - là tác động ngược chiều, +/— là tác động hai chiều

3.3 THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Theo như thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sbv.gov.vn) được cập nhật vào ngày 30/06/2019 hiện tại có tất cả 35 NHTM trong nước (4 NHTMNN và 31 NHTMCP). Tuy nhiên, chỉ lấy 25 NHTM, bỏ đi 10 ngân hàng: Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB); Ngân hàng Đại Dương TNHH MTV (OceanBank); Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank); Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (Pvcombank); Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Baoviet Bank); Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank); Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank); Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) do không có đủ dữ liệu trong khoảng thời gian được nghiên cứu 2008 - 2018.

Mau quan sát được lấy theo năm bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2018. Số liệu

Một phần của tài liệu 1951_003812 (Trang 65)