Cách đo lường thu nhập lãi thuần của NHTM

Một phần của tài liệu 1951_003812 (Trang 25 - 26)

Trên thế giới có nhiều các tính khác nhau, tuy nhiên hai cách tính thông dụng nhất được sử dụng cũng như đã thể hiện ở nhiều các công trình nghiên cứu trước đây:

❖ Công thức 1:

Thu nhập lãi — Chí phi lãi NIM =---ɪ √'√∖ - -

Tong tài san

(Fungácová & Poghosyan, 2011 ;Hamadi & Awdeh, 2012;...)

❖ Công thức 2:

Thu nhập lãi — Chí phi lãi

(Bektas, E., 2014; Meshesha Demie Jima, 2017;...) Trong bài luận văn này tác giả sẽ sử dụng công thức 2 là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi mà ngân hàng nhận được và chi phí lãi mà ngân hàng phải trả, chia cho tài sản Có sinh lãi bình quân của ngân hàng.

Trong đó:

- Thu nhập lãi thuần (thu nhập lãi trừ chi phí lãi) là khoản mục Thu nhập lãi thuần phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

+ Thu nhập lãi là các khoản thu nhập từ lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi từ kinh doanh và đầu tư chứng khoán nợ, lãi từ nghiệp vụ bảo lãnh và các khoản thu khác từ hoạt động tín dụng.

+ Chi phí lãi là các khoản chi phí mà ngân hàng phải trả từ hoạt động huy động tiền gửi, cho vay, phát hành giấy tờ có giá và từ hoạt động tín dụng khác.

- Tài sản Có sinh lãi là tổng các khoản mục: Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác (không bao gồm dự phòng rủi ro); Cho vay khách hàng (không bao gồm dự phòng rủi ro); Chứng khoán đầu tư (không bao gồm dự phòng giảm giá); Khoản góp vốn, đầu tư dài

hạn (không bao gồm dự phòng giảm giá); phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu 1951_003812 (Trang 25 - 26)