CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆTHU NHẬP LÃI THUẦN

Một phần của tài liệu 1951_003812 (Trang 27)

2.2.1.1 Mức ngại rủi ro (hay quy mô vốn chủ sở hữu)

Mức ngại rủi ro là chỉ tiêu đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của nhà quản trị ngân hàng. Theo Angbazo, L. (1997), Ugur & Erkus (2010), Hamadi & Awdeh (2012) thì trong nghiên cứu của các tác giả đã đo lường biến này qua chỉ tiêu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng, cụ thể như sau:

Eốn chủ sở hữu

Mức ngại rủi ro (Equity capital — CAP) = ;— × 100%

ỉ ong tai san

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng được hình thành từ vốn góp của các cổ đông và vốn tích lũy từ lợi nhuận sau thuế của ngân hàng. Các ngân hàng có đủ vốn chủ sở hữu theo pháp luật quy định để có thể có được giấy phép hoạt động. Vốn chủ sở hữu đóng vai trò là một tấm đệm chống lại rủi ro phá sản vì vốn giúp trang trải những thua

Tỷ số này càng cao thì mức ngại rủi ro càng cao. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ sử dụng vốn tự có nhiều hơn thay vì sử dụng nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Từ đó giúp cho ngân hàng giảm bớt chi phí cho việc huy động vốn và giảm

chi phí vốn, cho vay nhiều hơn, ảnh hưởng tích cực lên tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng (Demirguc-kunt, A., Huizinga, H., 1999).

2.2.1.2 Quy mô hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Cụ thể, ngân hàng sẽ huy động các khoản tiền nhàn rỗi và sử dụng lượng tiền đó để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Lãi thu được từ việc cho vay, sau khi loại trừ đi các chi phí trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay và trả lãi cho các nguồn vốn huy động thì phần còn lại chính là lợi nhuận của ngân hàng. Khi quy mô cho vay của ngân hàng được mở rộng, khả năng cho vay cao, lợi nhuận của ngân hàng cũng theo đó tăng lên, tuy nhiên tính thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm nếu trong trường hợp ngân hàng xảy ra tình trạng thiếu

vốn, nếu ngân hàng có quy mô hoạt động cho vay càng cao thì sẽ gặp nhiều rủi ro và nhiều thiệt hại do phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi phải bán gấp các tài sản.

Thế nhưng nếu xét riêng về khía cạnh thu nhập thì ngân hàng sẽ có khoản thu nhập từ lãi cao hơn nếu quy mô hoạt động cho vay càng lớn. Điều này góp phần làm tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Hassan Hamadi & Ali Awdeh, 2012).

Quy mô cho vay được đo lường bằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản theo công thức:

Tongchovay

Quy mô hoạt động cho vay (Loan size — LOAN) = ^ .;— × 100%

Tong tài sản

Tỉ lệ này cho thấy các khoản cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản ngân hàng. Dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản nên có thể được xem là tiêu chí quan tâm hàng đầu trong điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.1.3 Tính thanh khoản

Tính thanh khoản là khả năng chuyển hóa dễ dàng tài sản thành tiền và các loại giấy tờ có giá liên quan. Nhu cầu thanh khoản bao gồm thanh toán tiền gửi, trả các khoản nợ đến hạn, trang trải chi phí hoạt động và cấp các khoản vay tín dụng (ngắn, trung và dài hạn) cho khách hàng,... Theo Bank for International Settlement (2008), Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng: “Thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức”. Như vậy, thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch. Để có thể đáp ứng việc thanh toán cho khách hàng, bắt buộc các ngân hàng phải dự trữ các quỹ cũng như các loại chứng khoán có thể dễ dàng bán được trên thị trường. Các nhu cầu này thường thay đổi theo thời vụ và chu kỳ, vì vậy ngân hàng phải dự đoán để đáp ứng kịp thời cho khách hàng.

Theo nghiên cứu trước đây của Angbazo, L., (1997), Meshesha Demie Jima (2017) cho rằng các ngân hàng luôn chủ trương tìm cách sao cho giảm lượng tiền mặt và tiền gửi NHTW để ưu tiên cho hoạt động cho vay, đóng góp vào việc nâng cao doanh thu cho ngân hàng nhằm góp phần làm tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

9 Tien và kho n tả ương ãương ti nề

Tính thanh kho n (Liquidity — LIQ) =ả ---—----—— ---× 100%

Tong tài s nả

2.2.1.4 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết (Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập, và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2005).

Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng

thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Theo quyết định số 156/2016/TT-

NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016).

Các khái niệm trên đều được hiểu theo một cách khái quát là rủi ro tín dụng phát

sinh khi người đi vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình đúng thời hạn như trong hợp đồng đã ký kết hai bên giữa khách hàng và ngân hàng.

Không thể phủ nhận rằng, tín dụng là dịch vụ sinh lời chủ yếu của NHTM. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân thường xuyên gây ra nợ xấu, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng hay thậm chí dẫn đến phá sản. Khi các khoản vay gia tăng, ngân hàng phải

trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn và điều này sẽ làm tăng chi phí và gây ảnh hưởng

đến lợi nhuận cũng như tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của một ngân hàng được phản ánh thông qua rủi ro tín dụng cao hay thấp. Để hạn chế

rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng cần giám sát và đưa ra những chính sách về tổ chức quy trình tín dụng chặt chẽ và hiệu quả hơn. (Maudos, Joaquin and Solisa, Liliana, 2009).

Tonq dự nhòng rủi ro cho vay

Rủi ro tín dụng (Credit risk — CR) = —ɪ —-—ɪ-;--- ---x100%

Tong các khoan cho vay

2.2.1.5 Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động của ngân hàng được xem là một yếu tố quan trọng và đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết cho việc cải thiện lợi nhuận của NHTM. Một ngân hàng nếu muốn gia tăng lợi nhuận thì trước hết cần phải cố gắng cắt giảm các chi phí hoạt động trong ngân hàng. Chi phí hoạt động bao gồm chi phí tiền lương cho nhân viên, chi phí khấu hao tài sản, chi phí quản lý, chi phí hoạt động khác và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Đa số các nghiên cứu trước đây cho rằng khi ngân hàng gánh chịu một khoản chi phí hoạt động cao thì nó cần khoản thu nhập cao hơn để bù đắp và chi trả cho khoản chi phí này. Và rõ ràng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Và thông thường ngân hàng sẽ đưa phần chi phí này cho khách

hàng bằng cách cho bay với lãi suất cao hơn và tiền gửi ở mức lãi suất thấp hơn (Maudos and Guevara, 2004).

Chi phí hoạt động này được thể hiện qua nhiều cách tính khác nhau, nhưng trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng công thức dựa trên nghiên cứu của Daniel K. Tarusa *, Yonas, B. Chekolb , Milcah Mutwolc (2012).

T ng chí phí ho t đ ngổ ạ ộ

Chi phí ho t đ ng (Operating expense — OE) =ạ ộ --- .—;---' — × 100%■

T ng t i s nổ ầ ả

Tỷ lệ này cho thấy tổng chi phí của ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trên toàn bộ tài sản. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng quản lý chi phí chưa hiệu quả và ngược lại, tỷ lệ này thấp cho thấy chi phí của ngân hàng được quản lý tốt, thể hiện tài năng của đội ngũ quản trị và tầm nhìn của nhà quản trị ngân hàng.

2.2.1.6 Chất lượng quản lý

Chất lượng quản lý là biến dùng để đo lường hiệu quả của các nhà quản trị trong việc điều hành ngân hàng. Theo nghiên cứu của Angbazo, L., (1997) đưa ra ý kiến rằng khi sự quản lý tốt sẽ giúp cho lợi nhuận tối đa hóa và tối thiểu hóa chi phí, điều này cho thấy sự tác động của biến này đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Maudos and Fernandez (2004) và Angbazo, L., (1997) đo lường biến này như sau:

, Tổng chi phí HĐ

Chất lượng quản lý (Management quality - MQ) = —,---————— × 100%

l ' v 1 ' Tổng thu nhập HĐ

Nhìn vào công thức này ta có thể thấy khi ngân hàng có chất lượng quản lý càng tốt thì tỷ số tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động càng thấp. Khi đó chứng tỏ được nhà quản trị của ngân hàng đã quản lý và điều hành ngân hàng có hiệu quả, phân phối và điều khiển được dòng tiền và nguồn vốn hợp lý, điều này cũng giúp cho tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng cao hơn.

2.2.1.7 Chính sách dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước

Theo Maudos and Fernandez (2004) và Bektas, E. (2014) đo lường biến chính sách dự trữ tại NHNN (State bank’s reserve policy) như sau:

. ______ Tiền gửi tại NHNN Chính sách dự trữ tại NHNN (SBR) = — ", ,—. , „ .x100%

Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước bao gồm tiền đáp ứng nhu cầu giao dịch và thanh toán; tiền gửi để duy trì dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ quy định và tiền gửi khác. Tổ

chức tín dụng, các NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.

Theo Bektas, E. (2014), khi ngân NHTM huy động được một khoản tiền gửi từ khách hàng thì NHTM bắt buộc phải trích một khoản trong khoản huy động này để gửi vào tài khoản tiền gửi tại NHNN, phần còn lại sử dụng cho các hoạt động của ngân hàng như cho vay, mua bán chứng khoán. Neu số tiền sử dụng cho hoạt động của ngân hàng giảm thì điều này sẽ làm thu nhập từ lãi của khách hàng giảm dẫn đến thu nhập từ lãi thuần cũng giảm theo.

2.2.2 Yeu tố vĩ mô (Lãi suất)

Một trong những hoạt động làm gia tăng trực tiếp tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng là việc cho khách hàng vay các khoản vay. Lãi suất cho vay trên thị trường

luôn thay đổi qua các giai đoạn. Lãi suất cho vay càng cao, nguồn thu từ hoạt động cho vay càng tăng, ngân hàng sẽ đảm bảo được khoản lợi nhuận từ lãi vay. Tuy nhiên,

việc nâng mức lãi suất cho vay có thể khiến ngân hàng mất đi một lượng khách hàng do chi phí đi vay cao khiến người tiêu dùng và các doanh nghiệp e dè vì phải chịu một mức rủi ro lớn (Beck, T., & Hesse, H., 2009).

Lãi suất được sử dụng trong bài nghiên cứu là lãi suất cho vay trung bình mỗi năm của NHTM. Dữ liệu này được thu thập từ các số liệu trên thống kê của Wordbank

(https://data.worldbank.org/). Lãi suất cho vay càng cao, nguồn thu từ hoạt động cho vay càng tăng, từ đó tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng cũng sẽ tăng theo.

Lãi suất (Interest rate - IRT) = Lãi suất cho vay trung bình của năm (%)

2.3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNTỶ LỆ THU THẬP LÃI THUẦN CỦA NHTM TỶ LỆ THU THẬP LÃI THUẦN CỦA NHTM

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Angbazo (1997) nghiên cứu về tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của NHTM, sự tác động của rủi ro mặc định, rủi ro lãi suất. Sử dụng mô hình hồi quy với 1400 quan sát từ 286 NHTM ở Mỹ trong giai đoạn 1989-1997. Nghiên cứu đưa ra biến phụ thuộc

là NIM và kết quả của các biến độc lập như sau: rủi ro mặc định có mối tương quan thuận với lãi suất biên và rủi ro lãi suất không tác động lên các ngân hàng lớn mà chỉ tác động lên các ngân hàng có quy mô nhỏ vì các ngân hàng nhỏ thường nhạy cảm với các rủi ro. Ngoài ra, tác giả còn phát hiện quy mô tín dụng, quy mô vốn chủ sở hữu, hiệu quả quản lý có tác động cùng chiều với NIM; còn chi phí hoạt động, thanh khoản lại mang tác động ngược chiều và chi phí trả lãi ngầm không tác động đến thu nhập lãi thuần của các NHTM.

Demirguc-Kunt and Huizinga (1999) đã sử dụng mẫu nghiên cứu của 80 quốc gia với 7900 quan sát trong giai đoạn 1988 đến 1995 để xem xét các nhân tố đặc trưng

của ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô tác động như thế nào đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức ngại rủi ro, quy mô cho vay, chi phí hoạt động, GDP, lạm phát, lãi suất và ngân hàng có sở hữu nước ngoài có tác động cùng chiều lên NIM và ROA. Nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tiêu cực của thu nhập ngoài lãi, chính sách dự trữ NHNN và quy mô ngân hàng thông qua tác động lên biến NIM, ROA. Các tác giả cho ra kết luận rằng tại các nước đang phát triển, các ngân hàng có sở hữu nước ngoài lại có lợi nhuận và thu nhập lãi thuần cao hơn so với các ngân hàng nội địa, trong khi đó tại các nước phát triển thì ngược lại.

Saunders và Schumacher (2000) đã thực hiện nghiên để giải thích các yếu tố quyết định thu nhập lãi thuần của các ngân hàng lớn trên 7 quốc gia: Mỹ (110 NH), Anh (32 NH), Đức (151 NH), Thụy Sĩ (94 NH), Pháp (110 NH), Ý (135 NH) và Tây Ban Nha (114 NH) trong giai đoạn 1988 - 1995. Các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để xuất phân tích các nhân tố tác động đến NIM của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí trả lãi ngầm, chi phí cơ hội của lượng tiền dữ trự

tại ngân hàng trung ương, rủi ro tín dụng, mức ngại rủi ro, cấu trúc thị trường, biến động lãi suất có tác động đáng kể và cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng, trong đó biến động lãi suất là nhân tố tác động quyết định đến NIM.

Brock, P. L., & Suarez, L.R. (2000) đo lường tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng ở Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Mexico, Peru, và Uruguay trong

suốt thập niên 90. Sử dụng mô hình hồi quy cho bài nghiên cứu các tác giả phát hiện cho thấy khi chi phí hoạt động càng cao sẽ càng làm gia tăng thu nhập lãi thuần của các ngân hàng. Bên cạnh đó, nợ xấu sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến NIM của các ngân hàng ở Colombia và ngược chiều ở các ngân hàng ở Peru và Argentina. Chính sách dự trữ tại NHNN có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Đồng thời các tác giả cũng đưa thêm một số biến vi mô và vĩ mô vào nghiên cứu bao gồm như sau: mức ngại rủi ro, rủi ro thanh khoản tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều

và có ý nghĩa thống kê đối với NIM, trong khi đó biến động lãi suất và tăng trưởng kinh tế GDP không tác động lên NIM.

Một mô hình nghiên cứu được thực hiên ở 5 nước trong khối liên minh Châu Âu bởi các tác giả Joaquin Maudos và Huan Fermandez de Guevara (2004) với đề tài: “Các yếu tố giải thích tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng trong khối Liên minh Châu Âu. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy cùng dữ liệu bảng với

Một phần của tài liệu 1951_003812 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w