Nghiên cứu của Maudos and Fernandez de Guevara (2004) dựa trên mẫu nghiên cứu của hệ thống ngân hàng tại 5 nước phát triển ở Châu Âu (Đức, Tây Ban Nha, UK, Ý, Pháp) giai đoạn 1993-2000 cho thấy tác động cùng chiều của chi phí hoạt động đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Một số nghiên cứu của Brock &
Suarez (2000), K. Ben Khediri & H. Ben-Khedhiri. (2011), Were, M., & Wambua, J. (2014), Raja Almarzoqi and Sami Ben Naceur (IMF, 2015), Md. Shahidul ISLAM and Shin-Ichi NISHIYAMA (2016), Meshesha Demie Jima (2017),... cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí hoạt động và tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Ở Việt Nam, Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự (2014) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2013 cũng đưa ra kết luận tương tự như đã nêu trên, đây cũng là kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) và Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2015).
Tỷ lệ này cho thấy tổng chi phí của ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trên toàn bộ tài sản. Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu đối với ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang gánh chịu một khoản chi phí hoạt động cao, để bù đắp cho khoản chi phí này thì ngân hàng cần một khoản thu nhập nhiều hơn, điều này dẫn tới ảnh hưởng lên thu nhập lãi thuần.
Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả đã kỳ vọng chi phí hoạt động có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần và đưa ra giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H5: Chiphí hoạt động có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.