Rủi ro tín dụng (CR)

Một phần của tài liệu 1951_003812 (Trang 67 - 68)

Angbazo, L. (1997) nghiên cứu các yếu tố tác động lên tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng ở Mỹ cho ra kết luận rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với NIM. Tương tự, nghiên cứu của Demirguc-kunt, A., Huizinga, H. (1999) đo lường

rủi ro tín dụng của của 1930 ngân hàng từ 86 quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển cũng cho ra kết luận có mối tương quan thuận với NIM. Các nghiên cứu gần đây như Neelesh Gounder & Parmendra Sharma (2012), Daniel K. Tarusa và các cộng sự (2012), Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013), Raham, M. M., M. K. Hamid & M. A. M.Khan, (2015), Pham Hoang An & Vo Thi Kim Loan (2016), Ming Qi, & Yumo Yang (2017),... cũng cho kết quả tương tự. Ở Việt Nam, Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự (2014) phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (5 NHTMNN và 25 NHTMCP) cũng cho ra kết luận tương đồng như các nghiên cứu ở nước ngoài.

Tỷ lệ này phản ánh có bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dự phòng. Các ngân hàng tăng trưởng thường cho vay nhanh và chấp nhận các khoản vay có tính rủi ro cao, gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng gia tăng. Để bù đắp vấn đề này ngân hàng yêu cầu thực hiện trích lập dự phòng cao hơn. Khi đó, phần bù rủi ro này được áp dụng vào một mức lãi suất cho vay cao hơn hoặc xem như một khoản chi phí và ẩn chi phí này vào giá. Điều này sẽ làm tỷ lệ thu nhập lãi thuần gia tăng. Ngoài ra, khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng càng cao sẽ kéo theo hệ lụy làm giảm thu nhập và nguồn vốn của ngân hàng, đối mặt với nhiều rủi ro tìm ẩn như rủi ro thanh khoản, giảm uy tín, năng lực cạnh tranh bị suy giảm, huy động vốn trở nên khó khăn. Khi đó các ngân hàng sẽ phải buộc phải trả chi phí cao hơn trong việc huy động vốn và gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần để bù đắp lại những chi phí tổn thất được gây ra.

Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả đã kỳ vọng rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần và đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H4: Rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1951_003812 (Trang 67 - 68)