Xét về khía cạnh kinh tế, tỷ lệ thu nhập lãi thuần là thước đo khả năng sinh lời của các NHTM, giúp các nhà quản trị đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần góp phần quan trọng trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng,
khi chỉ số NIM này càng cao phản ánh được ngân hàng đang hoạt động tốt trong việc
quản trị tài sản có và tài sản nợ cũng như các khoản cho vay và các khoản tiền gửi. Ngược lại, chỉ số NIM càng thấp cho thấy lợi nhuận của ngân hàng đang có xu hướng
giảm đi. Theo Standard & Poor's (S&P) là một công ty dịch vụ tài chính đánh giá tỷ lệ thu nhập lãi thuần thì chỉ số NIM lớn hơn 5% được xem là tương đối cao và dưới 3% được xem là thấp.
Xét về khía cạnh lợi ích xã hội, tỷ lệ thu nhập lãi thuần tốt hay xấu chỉ là mang tính chất nhất thời. Khi chỉ số NIM càng tăng làm cho lãi suất cho vay cao gây khó khăn lên cho các doanh nghiệp muốn vay vốn và lãi suất huy động thấp sẽ gây bất lợi
cho việc huy động tiền gửi của dân cư. Khi chỉ số NIM thấp thì lại phản ánh sự hiệu quả trong hoạt động cạnh tranh của ngành ngân hàng. Các NHTM sẽ cạnh tranh nhau
trong việc điều chỉnh mức lãi suất huy động, cho vay và chi ngoài lãi. Tuy nhiên, khi môi trường cạnh tranh yếu kém thì các ngân hàng được phép thực hiện cấp tín dụng với lãi suất thấp nhằm tăng thị phần, vì thế không thể chắc NIM thấp là tốt.
Tóm lại, tỷ lệ thu nhập lãi có tác động tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào các yếu tố và môi trường, nhưng tỷ lệ này cao luôn được coi là tốt hơn. Tỷ lệ thu nhập
lãi thuần thấp phản ánh hoạt động ngân hàng không hiệu quả nhưng lại giúp các doanh
nghiệp thiếu vốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Ngược lại, NIM cao là biểu hiện ngân hàng có lợi nhuận tốt nhưng lại là bất lợi cho lưu thông tín dụng và chủ thể đi vay.
2.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN2.2.1 Các yếu tố vi mô