Mọc trên các môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định khả năng khán kháng sinh của vi khuẩn salmonella, campylobacter phân lập từ thịt lợn, gà tại hà nội và bắc ninh (Trang 58 - 62)

Từ các chủng có phản ứng đặc trưng của Salmonella spp. trên môi trường thạch Kligler agar (lên men đường Glucose, không lên men đường Lactose) dùng que cấy vô trùng cấy khuẩn lạc vào các môi trường LDC, Indol broth, Simoncitrate, Ure broth để kiểm tra đặc tính sinh hóa. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.8:

Bảng 4.8. Kết quả thử đặc tính sinh học của vi khuẩn Salmonella spp.

Mẫu Số chủng thử (n)

Các phản ứng sinh hoá Kiểm tra với kháng huyết thanh Poly OH H2S Indol Glucose Lactose

Thịt gà 45 45 43 45 45 43

Trong số các chủng Salmonella spp. kiểm tra, đa số các chủng (43 chủng phân lập từ thân thịt gà, 53 chủng phân lập từ thân thịt lợn) mang đầy đủ đặc tính của vi khuẩn Salmonella và cho kết quả dương tính với kháng huyết thanh Poly OH. Có 02 chủng phân lập từ mẫu thịt gà và 04 chủng từ mẫu thịt lợn không mang đầy đủ các đặc tính sinh hóa cũng như âm tính với kháng huyết thanh Poly OH.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các tài liệu kinh điển cho thấy rằng đa phần các chủng Salmonella spp. đều lên men sinh hơi Glucose, 100% không len men Lactose, không có men phân giải Ure, không sinh Indol, sử dụng Citrate làm nguồn cung cấp cacbon, đa số có khả năng sinh H2S (trừ Salmonella paratyphi, Salmonella abotusequi, Salmonella typhisuis) và có men phân giải Lysine (trừ Salmonella paratyphi B).

Như vậy, đặc tính vi sinh vật hóa học của các chủng Salmonella spp. phân lập được đều mang đặc điểm chung của giống Salmonella và phù hợp với những đặc điểm về hình thái, nuôi cấy, đặc tính sinh vật, hóa học như những tài liệu trong và ngoài nước đã mô tả.

4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA

CÁC CHỦNG CAMPYLOBACTER SPP. SALMONELLA SPP. PHÂN

LẬP ĐƯỢC

Từ các chủng vi khuẩn Campylobacter spp.Salmonella spp. phân lập được ở trên, chúng tôi tiến hành thử kháng sinh đồ để xác định mức độ mẫn cảm của chúng với các loại kháng sinh.

Danh mục kháng sinh lựa chọn trong nghiên cứu được căn cứ dựa vào tiêu chuẩn quốc tế về kiểm soát kháng kháng sinh thích hợp với từng loại vi khuẩn (DANMAP, 2017). Đối với vi khuẩn Campylobacter spp. chúng tôi kiểm tra mức độ kháng với 04 loại kháng sinh thuộc 03 nhóm chính: Tetracyclin (Tetracyclin), Aminoglycosid (Gentamycin) và Quinolon (Ciprofloxacin, Nalidixic acid).

Đối với vi khuẩn Salmonella spp. chúng tôi kiểm tra mức độ kháng với 11 loại kháng sinh thuộc 08 nhóm chính: Tetracyclin (Tetracyclin), Aminoglycosid (Gentamycin), Beta-lactam (Ampicillin), Phenicol (Chloramphenicol), Sulfornamid (Sulfornamid), Quinolon (Ciprofloxacin, Nalidixic acid), Cephalosporin (Cefotaxim, Ceftazidin) và nhóm khác (Trimethoprim, Colistin sulfate).

4.3.1. Kết quả thử tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng Campylobacter spp.

4.3.1.1. Tỷ lệ kháng kháng sinh đối với vi khuẩn phân lập được từ thịt gà ở Hà Nội và Bắc Ninh

Với 30 chủng Campylobacter spp. phân lập được chúng tôi tiến hành thử kháng sinh đồ với 04 loại kháng sinh: Ciprofloxacin, Gentamicin, Nalidixic acid và Tetracyclin.

Bảng 4.9. Kết quả xác định tỷ lệ kháng kháng sinh của

các chủng Campylobacter spp. phân lập được trên thịt gà (n=30)

TT Kháng sinh Tính mẫn cảm của các chủng Campylobacter spp. Tỉ lệ kháng kháng sinh (%) Mẫn cảm cao (S) Mẫn cảm trung bình (I) Kháng (R) 1 Nalidixic acid 0 1 29 96,67 2 Tetracyclin 1 0 29 96,67 3 Gentamicin 3 1 26 86,67 4 Ciprofloxacin 1 7 21 70,00

Từ bảng 4.9 cho thấy, trong tổng số 30 chủng Campylobacter spp. phân lập được, chúng kháng với 04 loại kháng sinh nêu trên với tỷ lệ rất cao, lần lượt là: 96,67%; 96,67%; 86,67% và 70%.

Kết quả từ bảng 4.9 còn cho thấy có 29/30 chủng vi khuẩn phân lập được đa kháng với Nalidixic acid và Tetracyclin (96,67%).

Campylobacter spp. nhạy cảm với Gentamicin (10%) và kém nhạy cảm

với Nalidixic acid (0%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của: Jeeyeon Lee

et al. (2017), cho thấy các chủng vi khuẩn Campylobacter spp. phân lập từ mẫu thịt gà

tại các chợ bán lẻ ở Hàn Quốc kháng với Nalidixic acid (93,3%), Ciprofloxacin (91,1%) và Tetracyclin (71,1%). Ở Ý, các chủng Campylobacter spp. kháng cao với Ciprofloxacin (62,76%), Tetracyclin (55,86%) và axit nalidixic (55,17%) (Di Giannatale E et al. (2014)).). Mẫu thịt gà thu thập ở các chợ bán lẻ tại Thiên Tân - Trung Quốc kháng với rất nhiều loại kháng sinh: Ciprofloxacin và Nalidixic acid (100%), Tetracyclin (77,4%), Doxycyclin (67,7%), Gentamycin (35,5%), Clindamycin và Florfenicol (25,8%), Chloramphenicol (19,4%), Erythromycin và Azithromycin (12,9%) (Ma H. et al., 2017). Cũng theo nghiên cứu của Ma H. et al. (2017) tỷ lệ các chủng đa kháng thuốc được xác định và ngày càng tăng cao (41,9%).

Ngày nay, do việc sử dụng kháng sinh chưa được kiểm soát tốt đã dẫn tới thực tế là tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng tăng và hiệu quả điều trị ngày càng thấp. Người chăn nuôi thường tự mua kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm bản thân.

Như vậy, các chủng Campylobacter spp. phân lập từ thịt gà trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác trên thế giời đều kháng cao với các loại kháng sinh thuốc 03 nhóm Tetracyclin, Aminoglycosid và Quinolon.

4.3.1.2. Tỷ lệ kháng kháng sinh đối với vi khuẩn phân lập được từ thịt lợn ở Hà Nội và Bắc Ninh

Từ các chủng Campylobacter spp. phân lập được từ thịt lợn ở trên, chúng tôi tiến hành thử tính mẫn cảm của chúng với các loại kháng sinh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ kháng 100% đối với Tetracyclin và Gentamicin; 33,33% với Nalidixic acid và 22,22% với Ciprofloxacin (bảng 4.10):

Bảng 4.10. Kết quả xác định tỷ lệ kháng kháng kháng sinh của

các chủng Campylobacter spp. phân lập được trên thịt lợn (n=9)

TT Kháng sinh Tính mẫn cảm của các chủng Campylobacter spp. Tỉ lệ kháng kháng sinh (%) Mẫn cảm cao (S) Mẫn cảm trung bình (I) Kháng (R) 1 Nalidixic acid 6 0 3 33,33 2 Tetracyclin 0 0 9 100 3 Gentamicin 0 0 9 100 4 Ciprofloxacin 5 2 2 22,22

Như vậy, các chủng vi khuẩn Campylobacter spp. phân lập từ nẫu thịt lợn đa kháng với Tetracyclin và Gentamycin và chúng kháng với 02 nhóm chính là Tetracyclin và Aminoglycosid (100%).

4.3.2. Kết quả thử tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng Salmonella spp.

4.3.2.1. Kết quả xác định khả năng kháng kháng sinh của các chủng Salmonella spp. phân lập được từ thịt gà ở Hà Nội

Chúng tôi tiến hành thử tính mẫn cảm với kháng sinh của 23 chủng vi khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định khả năng khán kháng sinh của vi khuẩn salmonella, campylobacter phân lập từ thịt lợn, gà tại hà nội và bắc ninh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)