Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1.2. Kết quả khảo sát công tác vệ sinh thú y và tình hình sử dụng kháng sinh
sinh trong chăn nuôi tại Bắc Ninh
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giao thông thuận tiện là những lợi thế giúp cho tỷ trọng ngành chăn nuôi tại Hà Nội và Bắc Ninh ngày một tăng. Song, đi cùng đó vẫn còn những thách thức, trở ngại về công tác vệ sinh thú y cũng như tồn dư hoá chất, hormone, kháng sinh trong chăn nuôi. Việc xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc hiện nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối.
Để đánh giá được công tác vệ sinh thú y cũng như thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại Bắc Ninh hiện nay, chúng tôi tiến hành điều tra tại 110 hộ chăn nuôi ở tỉnh với quy mô: 23 trại nhỏ (dưới 20 con), 81 trại vừa (20- 200 con) và 06 trại lớn (trên 200 con). Trong số các hộ khảo sát chỉ có 16 hộ theo dõi tình hình chăn nuôi bằng sổ sách (14,5%), 94 hộ không có sổ theo dõi sức khỏe đàn lợn (85,5%). Đây là hình thức chăn nuôi khá phổ biến tại Bắc Ninh.
Hình 4.2. Thu thập thông tin về tình hình sử dụng kháng sinh tại các trang trại và hộ chăn nuôi tại Bắc Ninh
4.1.2.1. Công tác vệ sinh thú y
Trong chăn nuôi, ngoài các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng, giống, chuồng trại thì vệ sinh là yếu tố quan trọng nhằm phòng ngừa dịch bệnh cách hiệu quả. Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Khi môi trường sống bất lợi cho gia súc như chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, dinh dưỡng kém, chuồng trại thiết kế không đúng quy chuẩn, mất vệ sinh, … sẽ làm vật nuôi giảm sức đề kháng (miễn dịch) và dễ bị các tác nhân vi khuẩn, virus và ký sinh trùng xâm nhập tạo ra dịch bệnh. Để phòng bệnh ngoài biện pháp tạo môi trường sống tốt, giảm các yếu tố gây bất lợi cho vật nuôi, nâng cao được sức chống chịu và khả năng miễn dịch, người chăn nuôi cũng cần phải giảm thiểu sự tiếp xúc các tác nhân gây bệnh đối với vật nuôi từ đó sẽ hạn chế được khả năng lan truyền của dịch bệnh. Việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt và vệ sinh phòng bệnh là những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người chăn nuôi có thể giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra.
Dịch bệnh có thể lan truyền bằng cả đường tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Một vài dịch bệnh như viêm phổi do Mycoplasma, chủ yếu lan truyền do tiếp xúc trực tiếp từ con vật này sang con vật khác; còn virus Lở mồm long móng lây
truyền trực tiếp từ con vật bệnh sang con vật khỏe hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, không khí, phương tiện vận chuyển, … hoặc gián tiếp từ người chăn nuôi và cán bộ thú y mang mầm bệnh truyền sang. Khi hiểu rõ tính chất lây lan của từng loại mầm bệnh chúng ta sẽ chủ động hơn trong công tác vệ sinh phòng dịch, đạt hiệu quả hơn. Làm vệ sinh và khử trùng là giải pháp khống chế dịch bệnh cách hiệu quả.
Khảo sát tại 110 hộ chăn nuôi tại Bắc Ninh cho thấy 100% các hộ sử dụng các biên pháp tiêu độc khử trùng: hàng ngày tiến hành dọn vệ sinh phân rác và nước tiểu vật nuôi, hàng tuần tổng vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi, phun khử trùng khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh cư trú, tiềm ẩn trong môi trường.
Ngoài các điều kiện trên, nguồn thức ăn và nước uống sạch vẫn là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng đàn vật nuôi.
Bảng 4.2. Nguồn nước uống cho đàn vật nuôi tại các hộ khảo sát STT Nguồn nước sử dụng Số hộ (n) Tỷ lệ (%) STT Nguồn nước sử dụng Số hộ (n) Tỷ lệ (%)
1 Nước máy 9 8,2
2 Nước sông, kênh, rạch 1 0,9
3 Nước giếng 92 83,6
4 Nước mưa 1 0,9
5 Nước ao 0 0
6 Nước máy và nước giếng 3 2,7
7 Nước giếng có qua bể lọc 4 3,7
Từ bảng 4.2 cho thấy, đa số các hộ vẫn dùng nguồn nước tự nhiên làm nước uống cho đàn gia súc, gia cầm: 83,6% nước giếng; 8,2% nước máy; 2,7% nước máy và nước giếng; 0,9% nước mưa và nước sông, kênh, rạch. Chỉ có 3,7% số hộ sử dụng nước giếng có qua bể lọc.
Việc sử dụng nước không qua kiểm soát chất lượng vi sinh trong chăn nuôi gây rủi ro cho động vật. Kết quả nghiên cứu của Amaral et al. (1994) cho thấy sự có mặt của các vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm trong mạch nước ngầm hay nguồn nước tại các vùng nông thôn. Nước uống đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải một số bệnh do vi khuẩn (Salmonella, Campylobacter,
Colibacillosis, ...), vi rút và đơn bào cho vật nuôi (Amaral LA, 2004).
tiêu chuẩn kỹ thuật, cạnh vùng nước bị ô nhiễm, bể chứa chất thải, cống rãnh thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn, vi rút gây bệnh là không thể tránh khỏi. Khi con vật uống nước, mầm bệnh sẽ theo vào cơ thể, gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nhân lên và phát bệnh.
Ngoài ra, công tác phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm cũng được các chủ hộ chú trọng. Tỷ lệ tiêm phòng và tẩy giun định kỳ hàng năm lần lượt là 99,1% và 82,7% (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Công tác phòng bệnh cho vật nuôi
TT Nội dung Số hộ (n) Có Tỷ lệ (%) Không Tỷ lệ (%) 1 Công tác tiêm phòng 109 99,1 1 0,9 2 Tẩy giun định kỳ 91 82,7 19 17,3
4.1.2.2. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Trước tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi đang diễn biến phức tạp và khó kiểm soát, người sản xuất coi kháng sinh là loại thuốc thú y quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi mà bỏ qua những nguy cơ rủi ro mà nó mang lại.
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng kháng sinh tại 110 hộ chăn nuôi ở Bắc Ninh. Kết quả thu được có 34/110 hộ sử dụng kháng sinh tăng liều (tăng 1,5 lần so với hướng dẫn của nhà sản xuất) và 4/110 hộ sử dụng kháng sinh giảm liều (hình 4.3 và 4.4).
Trong số 34 hộ sử dụng kháng sinh tăng liều có 12/34 hộ sử dụng thuốc mà không nhớ tên kháng sinh, 5/34 hộ sử dụng Amoxicillin và Gentatylosin, 4/34 hộ dùng Gentamycin và Tylosin, còn lại là các loại kháng sinh khác.
Tại 04 hộ sử dụng kháng sinh giảm liều, có 01 hộ sử dụng Gentatylosin (25%), 01 hộ dùng Doxyciline (25%), 01 hộ dùng tất cả các loại kháng sinh (25%) và 01 hộ không nhớ tên thuốc (25%).
Hình 4.4. Tỷ lệ số hộ sử dụng kháng sinh giảm liều
Từ kết quả điều tra tình hình sử dụng kháng sinh tại các hộ chăn nuôi ở Bắc Ninh: số hộ sử dụng kháng sinh tăng liều lớn gấp 8 lần so với số hộ sử dụng kháng sinh giảm liều, có 72 trên tổng số 110 hộ sử dụng liều thuốc đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất, cho thấy một thực trạng báo động về việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách không hợp lý. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh hiện nay.
Theo điều ra, thuốc được cung cấp từ 04 nguồn chính: 69,1% hiệu thuốc thú y (76 hộ); 7,3% người bán hàng và nhân viên tiếp thị thuốc (8 hộ); 19,1% bác sĩ thú y và thú y viên tự do (21 hộ) và 4,5% từ nguồn khác (5 hộ) (bảng 4.4).
Bảng 4.4. Nguồn cung cấp kháng sinh trong chăn nuôi
STT Nguồn cung cấp kháng sinh Số hộ sử dụng (n)
1 Hiệu thuốc thú y 76
2 Người bán hàng và nhân viên tiếp thị thuốc 8 3 Bác sỹ thú y và thú y viên tự do 21
Việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý kháng sinh là nguyên nhân gây nên tồn dư trong thực phẩm (Đậu Ngọc Hào, 1999), tác đông không tốt cho sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng tới môi trường và quan trọng hơn là tạo điều kiện xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Ủy ban Châu Âu đã cấm sử dụng kháng sinh dùng làm chất kích thích sinh trưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 (EC, 2003). Tuy nhiên, mục đích sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn chăn nuôi vẫn được phép ở Mỹ nhưng được qui định và kiểm soát từng trường hợp cụ thể (Viola and DeVincent, 2006). Tại Việt Nam, kháng sinh sẽ không được dùng cho mục đích tăng trọng từ đầu năm 2019 theo Quy định của Bộ NN&PTNT.
Tại các nước phát triển, mọi hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh, sử dụng thuốc thú y nói chung và kháng sinh nói riêng được quy định và giám sát chặt chẽ, Việc sử dụng kháng sinh tại Việt Nam chưa được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, tháng 11/2017 Bộ NN& PTNT đã ký ban hành tài liệu về Chương trình hành động Quốc gia về phòng chống kháng thuốc trong Nông nghiệp, bao gồm nhiều hoạt động mang tính cấp bách và lâu dài nhằm từng bước hạn chế tối đa mức độ lây lan vi khuẩn kháng thuốc tại Việt Nam, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo hiệu quả chăn nuôi.