Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra
3.2.3. Mức độ đầu tư thâm canh của hộ
Để thấy được mức độ đầu tư cho 1 ha chè một cách đầy đủ và chính xác. Đề tài đã tiến hành tính tốn cho 3 nhóm hộ nơng dân sản xuất chè an toàn, hữu cơ, truyền thống. Mức đầu tư, chi phí trong phát triển sản xuất đã được tính cho từng nhóm hộ. Kết quả tính tốn được thể hiện ở bảng 3.4.
54
Bảng 3.4 Mức độ đầu tư bình quân cho một ha chè kinh doanh của hộ nơng dân xã Hóa Thượng năm 2020
ĐVT: Nghìn đồng Hạng mục 1. Chi phí TG - Đạm (kg)* - Lân (kg)* - Kali (kg)* - NPK (kg)
- Phân hữu cơ sinh học (kg)
- Phân hữu cơ (kg) - Thuốc BVTV - Chi phí khác
II. Lao động (cơng)
- Lao động gia đình - Lao động thuê Cộng
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020
Chú thích: (*) Các loại phân bón đều được quy về đạm (N), lân (P2O5),
kali (K) nguyên chất.
Qua bảng 3.4 cho thấy: Mức độ đầu tư của 2 nhóm hộ là sản xuất chè an tồn và truyền thống là khá cao, trong khi đó mức độ đầu tư của nhóm hộ sản xuất chè hữu cơ cịn thấp. Chi phí trung gian của các hộ như sau: Hộ sản xuất
55
Đầu tư phân bón là một khâu rất quan trọng nó tác động trực tiếp tới năng suất chè của nông hộ. Nếu như chỉ biết khai thác mà khơng có chế độ chăm sóc, bảo vệ đất một cách thích hợp thì đất sẽ bị bạc màu và thối hố nhanh chóng. Kết quả điều tra cho thấy:
- Phân hoá học được các hộ sản xuất chè truyền thống sử dụng nhiều nhất, vì bản thân các loại phân này kích thích sự nảy mầm của chè nhanh hơn, thời gian thu hái một lứa ngắn nên năng suất chè cao hơn. Tuy nhiên, nếu làm như vậy thì chất lượng chè lại khơng đảm bảo an tồn cho người tiêu dùng. - Với mục tiêu sản xuất ra sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, các hộ sản xuất chè an toàn đã điều chỉnh lượng phân bón cho chè, giảm các loại phân vơ cơ nhất là đạm, tăng cường bón các loại phân hữu cơ và
vi sinh như: Phân lân vi sinh Sông Gianh, phân chuồng.
- Loại phân được các hộ sản xuất chè hữu cơ sử dụng nhiều nhất là phân hữu cơ sinh học và phân chuồng ủ vì các loại phân này là nguồn cung cấp vi sinh vật tốt nhất để tạo màu cho đất. Đây cũng là những loại phân chính được sử dụng trong quy trình canh tác chè hữu cơ. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy, hầu hết các hộ do nhận thấy năng suất, chất lượng chè hữu cơ giảm nhiều so với trước đây nên đã bón thêm một lượng nhỏ phân hoá học cho chè. Điều này đã vi phạm quy trình canh tác, làm giảm uy tín của sản phẩm chè hữu cơ trên thị trường, kết quả là nhiều hộ đã không được cấp giấy chứng nhận.
Thuốc trừ sâu cũng là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong trồng trọt, đặc biệt trong sản xuất chè. Thực tế nghiên cứu cho thấy:
- Hầu hết các hộ sản xuất chè truyền thống đều quá lạm dụng trong việc sử dụng thuốc trừ sâu. Do mục tiêu về lợi nhuận đã khiến cho các hộ này sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định cả về số lượng và thời gian cho phép. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng chè thành phẩm đồng thời tác động xấu tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người lao động nhất là lúc mùa vụ căng thẳng. Bên cạnh đó việc lạm
dụng thuốc trừ sâu cũng làm tăng chi phí đầu tư vượt quá khả năng vốn của người nông dân, đặc biệt là những người nông dân nghèo.
- Đối với các hộ canh tác chè an toàn và chè hữu cơ, do hiệu quả của công tác tuyên truyền, tập huấn nên nhận thức của dân về cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật được nâng cao. Hiện nay phần lớn các hộ nơng dân khơng cịn sử dụng nhiều các loại thuốc độc hại như: Monitơ, acmine... mà chuyển sang sử dụng các loại thuốc thảo mộc mới như: Cozumi, sucobi, confidol... đặc biệt các hộ làm chè hữu cơ chỉ sử dụng các loại thuốc lá tự chế. Điều đáng mừng là những quy định về số lượng và thời gian cách ly khi sử dụng thuốc trừ sâu đã được các hộ tự giác chấp hành. Do vậy, chi phí đầu tư cho cơng tác bảo vệ thực vật của các hộ cũng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, công dụng của các loại thuốc thảo mộc hiện nay cịn có nhiều hạn chế nên sâu hại vẫn phát triển mạnh điển hình là bọ xít muỗi. Do đó ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng của chè thành phẩm cũng như thu nhập của người dân.
Các chi phí trong khâu thu hoạch và chế biến chủ yếu là chi phí điện và than củi vì phần lớn các hộ đều chế biến bán thủ cơng tại gia đình. Ngun liệu dùng để sao chè thường khơng địi hỏi khắt khe về chất lượng có thể tận dụng như: Cỏ rác, các loại củi, cành cây, các cây họ bụi. Tuy nhiên, trên thực tế do điều kiện địa hình bằng phẳng, ít đồi núi nên phần lớn các hộ nông dân ở đây khơng có nguồn nhiên liệu có thể tận dụng được. Vì thế nhiên liệu để chế biến chè chủ yếu là phải mua ở bên ngồi. Do đó, chi phí trong khâu này tăng lên đáng kể.
*Mức độ đầu tư phân bón
Bón phân là một trong những biện pháp chủ yếu làm tăng chất dinh dưỡng cho đất tốt hơn. Nếu đầu tư một lượng phân bón hợp lý trong mỗi giai đoạn phát triển của cây chè thì ngồi tác dụng bảo vệ đất cịn làm cho năng suất chè tăng cao. Để có cái nhìn đúng đắn về tình hình đầu tư thâm canh chè
57
của hộ nông dân, ta tiến hành so sánh mức đầu tư thực tế của hộ với các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bảng 3.5 So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1 ha chè an toàn/năm với định mức kỹ thuật năm 2020
Loại phân bón (*)
- Đạm - Lân - Kali
- Phân hữu cơ
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn canh tác chè an toàn (*) và số liệu điều tra năm 2020)
Chú thích: (*) Các loại phân bón đều được quy về đạm, lân và kali nguyên chất.
Qua bảng ta thấy, các hộ nơng dân sản xuất chè an tồn đã rất chú trọng đầu tư cho giai đoạn chè kinh doanh, tuy nhiên cách đầu tư của họ chưa hợp lý. Trong giai đoạn này, vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, đạt năng suất, chất lượng cao một cách nhanh chóng, người nơng dân đã gượng ép cây chè cho sản phẩm nhiều bằng cách đầu tư vào 2 chỉ tiêu phân đạm và phân lân. Lượng phân lân trong giai đoạn này đã lên tới 10.818kg/ha, tăng quá cao so với định mức, còn lượng phân đạm cũng đạt tới 1.224kg/ha, tăng 36% so với định mức. Phân hữu cơ là nguồn cung cấp nguồn vi sinh vật tốt nhất để tạo màu cho đất, giúp cho cây chè phát triển bền vững nhưng nếu phân không được xử lý tốt trước khi bón và bón quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho các loài sâu hại phát triển. Thực tế là các hộ sản xuất chè an tồn đã chú trọng bón phân hữu cơ cho cây chè song mức độ bón vẫn chưa phù hợp, cao hơn 26,31% so với định mức.
Tóm lại, tuy người dân cho rằng sản xuất chè của các gia đình đã đạt tiêu chuẩn an tồn nhưng trên thực tế lại chưa an tồn mà chỉ có một số ít các hộ
đạt tiêu chuẩn số cịn lại có mức đầu tư phân hố học giảm hơn chút ít nhưng vẫn vượt xa định mức cho phép. Họ quan niệm không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm là đã đảm bảo an tồn, đó là nhận thức hồn tồn sai lầm. Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục tăng cường nhận thức cho người dân về sản xuất chè an toàn.
Bảng 3.6 So sánh mức đầu tư phân bón thức tế cho 1ha chè truyền thống/năm với định mức kỹ thuật năm 2020
Loại phân bón (*)
- Đạm - Lân - Kali - Phân hữu cơ
(Nguồn: Sở NN&PTNT Thái Nguyên (*) và số liệu điều tra năm 2020)
Chú thích: (*) Các loại phân bón đều được quy về đạm, lân và kali nguyên chất. Trong giai đoạn chè kinh doanh để đạt được năng suất cao, các hộ sản xuất chè truyền thống đã lạm dùng quá mức các loại phân hoá học, biểu hiện là các chỉ tiêu phân đạm và phân lân đều được bón cao hơn rất nhiều so với định mức. Lượng phân lân tăng 2.047% so với yêu cầu còn lượng phân đạm cũng tăng tới 147%. Riêng lượng phân hữu cơ mới chỉ bón được 4.964kg/ha, đạt 20% so với định mức kỹ thuật. Làm như vậy, có thể hiện tại cây chè vẫn cho năng suất cao nhưng đất đai sẽ nhanh chóng bị bạc màu, nương chè bị xuống cấp, dẫn đến năng suất và chất lượng chè giảm. Do đó để cây chè phát triển bền vững cần khuyến cáo người nông dân chuyển dần sang sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ.
59
Bảng 3.7 So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 360m2 chè hữu cơ/năm với định mức kỹ thuật năm 2020
Loại Phân bón
- Hữu cơ - Hữu cơ sinh học
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn canh tác chè hữu cơ (*) và số liệu điều tra năm 2020)
T ừ Bảng 3.7 cho thấy các hộ nông dân sản xuất chè hữu cơ chưa quan tâm đầu tư thoả đáng cho chè, biểu hiện là các chỉ tiêu đều thấp hơn so với yêu cầu kỹ thuật của quy trình canh tác chè hữu cơ. Các loại phân hữu cơ, và hữu cơ sinh học đều được bón thấp hơn so với định mức (từ 68,64% - 75,27%). Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất của chè hữu cơ trong giai đoạn hiện tại giảm 30 - 35% so với chè truyền thống. Năng suất thấp thì giá bán cần phải cao để bù đắp vào sự giảm đi của năng suất. Nhưng thực tế là hiện nay chè hữu cơ chưa được người tiêu dùng chấp nhận. Dẫn đến chè hữu cơ chỉ bán được cho những khách hàng quen dùng và biết rõ nguồn gốc của nó hoặc xuất khẩu ra nước ngồi. Vì vậy, để mở rộng hơn nữa sản xuất chè hữu cơ thì vấn đề tiếp thị và chứng chỉ chứng nhận chè hữu cơ cần được đẩy mạnh và tiến hành trong thời gian sớm nhất.