Tình hình chế biến chè của hộ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 81)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.4.4. Tình hình chế biến chè của hộ

Chế biến là giai đoạn tiếp theo trong q trình sản xuất, có tính chất quyết định tới chất lượng chè thành phẩm, ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả và hiệu quả kinh tế. Vì vậy, việc tổ chức chế biến như thế nào để đạt được hiệu quả tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh của mỗi gia đình. Huyện Đồng Hỷ là một vùng có diện tích và sản lượng chè tương đối lớn của tỉnh Thái Nguyên theo

thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện đang tồn tại 2 hình thức chế biến chính là thủ công và bán thủ công.

Kết quả điều tra cho thấy các hộ sau khi thu hái chè, nguyên liệu một phần đem bán tươi ngay cho các cơ sở chế biến tư nhân đi thu gom hay cho các Công ty chè. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa sao, sấy khô và bán tươi giữa các hộ là không đều ở những thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm giá cả trên thị trường, đồng thời căn cứ vào khả năng của mình mà họ sẽ quyết định tỷ lệ này cho phù hợp.

Có thể thấy hình thức thu hái chè búp tươi rồi tiến hành sao, sấy thủ cơng ngay tại gia đình là chủ yếu. Số lượng chè tiêu dùng để chế biến thủ công chiếm tới 98,3% tổng sản lượng chè búp tươi của hộ. Trong khi lượng chè cân tươi cho các cơ sở chế biến và hộ thu mua gom chỉ chiếm 1,7%. Thực tế điều tra cho thấy các hộ tham gia sản xuất chè (kể cả hộ an toàn, hữu cơ và hộ truyền thống) hầu hết đều đã có phương tiện chế biến bao gồm: Máy sao, tôn quay tay, máy vị chè mini. Trước đây các hộ nơng dân trồng chè ở huyện Đồng Hỷ chủ yếu sử dụng chảo gang hoặc tấm tôn để chế biến chè, chất lượng chè thành phẩm cao nhưng năng suất thấp, tốn nhiều lao động và nhiên liệu. Sau này, sự ra đời của máy sấy cải tiến hay cịn gọi là lị sao tơn quay tay, sử dụng đơn giản nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm thay đổi căn bản tình hình chế biến vốn yếu kém của địa phương. Nhờ vậy dần dần đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường để có thể tồn tại và phát triển.

Hình thức chế biến này rất phù hợp với nơng hộ vì nó mang nhiều ưu điểm: Trước hết nó tận dụng được nguồn chất đốt (củi, rác...) vốn có rất sẵn ở vùng trung du, miền núi. Đặc biệt nơng hộ có thể tận dụng cành, ngọn cây chè đốn sau mỗi chu kỳ sản xuất. Đồng thời hình thức này cịn giúp cho hộ tận dụng tốt nguồn lao động dư thừa bởi vì sau khi thu hái chè nguyên liệu các hộ có thể tranh thủ buổi trưa hoặc tối để chế biến, như vậy chè vừa không bị ôi

61

lại tận dụng được lao động. Cũng nhờ hình thức chế biến này nơng hộ có thể bảo quản dự trữ chè thành phẩm, đợi tới thời điểm thích hợp, giá chè tăng lên khi đó mới tung ra thị trường thu lợi nhuận cao hơn.

Với chất đất được thiên nhiên ưu đãi rất phù hợp với sự phát triển của cây chè, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tận dụng lợi thế này để kết hợp với kinh nghiệm chế biến gia truyền để tạo ra những sản phẩm chè đặc sản mang hương vị riêng có cho chè Thái Nguyên, giúp chè Thái Nguyên đứng vững và chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng trong và ngồi nước.

Như vậy có thể khẳng định rằng trong q trình sản xuất của nơng hộ kỹ thuật chế biến rất quan trọng để tạo ra những sản phẩm độc đáo. Vì vậy, cần có những chính sách thích hợp đối với hộ nông dân trồng và chế biến để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm chè thành phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng chè, giúp họ yên tâm sản xuất và đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w