Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn và sản xuất chè
và sản xuất chè hữu cơ
3.5.1 Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn
Sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam. Hiện tại chưa có một mơ hình chè an tồn hay chè hữu cơ đủ lớn, tiêu biểu trong các vùng chè để mở rộng sản xuất và cũng chưa có một hệ thống quản lý và chính sách phù hợp để đẩy mạnh sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất phải chọn được vùng nguyên liệu phù hợp. Để nguyên liệu chế
biến chè đảm bảo dư lượng các độc tố dưới mức cho phép, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, việc lựa chọn vùng sản xuất chè nhằm tránh các độc tố có sẵn từ nguồn nước, khơng khí chất thải cơng nghiệp…
Thứ hai phải đảm bảo các yếu tố an toàn và chất lượng. Trước hết phải
tăng cường mở rộng các giống chè có chất lượng cao với một cơ cấu thoả đáng. Tiếp đó phải kiểm sốt một cách chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất như đẩy mạnh q trình hữu cơ hố, phân bón, sinh học hố thuốc trừ sâu bệnh, giảm dần sử dụng phân bón hố học và thuốc hố học trừ sâu bệnh. Các kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè phải thuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt, quản lý chặt các yếu tố đầu vào để đảm bảo không để lại dư lượng các độc tố, đồng thời bảo vệ và cải tạo hệ môi trường sinh thái vùng chè sạch và bền vững. Sử dụng các loại phân bón vi sinh giàu dinh dưỡng và vi lượng cung cấp cho cây đầy đủ và cân đối, sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học thay thế cho thuốc hoá học. Áp dụng công nghệ và thiết bị chế biến tiên tiến để tạo ra các sản phẩm an toàn và chất lượng cao.
82
Thứ ba phải thiết lập được một hệ thống tổ chức, quản lý phù hợp. Hệ
thống này nhằm giúp cho người làm chè giám sát và thực hiện tốt nhất các giải pháp đầu vào, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật.
Thứ tư phải xây dựng những mơ hình tiêu biểu. Trên cơ sở áp dụng đồng
bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các biện pháp quản lý và chính sách phù hợp, mơ hình phải tạo được một lượng sản phẩm đủ lớn để quảng bá, xây dựng thương hiệu và phương án tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thơng qua mơ hình tiếp tục hồn thiện các giải pháp để đề xuất một quy trình cơng nghệ tối ưu và rút ra các biện pháp quản lý và chính sách phù hợp cho phát triển bền vững sản xuất chè an toàn.
3.5.2 Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè hữu cơ
Hiện nay sản xuất chè hữu cơ phải đối mặt với 3 vấn đề quan trọng là: Dinh dưỡng cho cây, sâu hại và dịch bệnh, chứng chỉ chứng nhận sản phẩm hữu cơ và tiếp thị. Để giải quyết được những vấn đề này trong thời gian tới phải tiến hành nghiên cứu toàn diện với các giải pháp cơ bản sau:
*Mở rộng thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu chè hữu cơ
Sự thành công của bất kỳ phương thức sản xuất nào trước hết là ở hiệu quả kinh tế sau đó mới tính đến các yếu tố khác. Phương thức sản xuất chè hữu cơ muốn phát triển thì phải làm cho người dân thấy được hiệu quả về mặt kinh tế mà nó đem lại. Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp đặc biệt quan trọng bởi vì có thị trường thì sản phẩm mới tiêu thụ được, sản phẩm tiêu thụ được mới đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Trong những năm tới cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Tích cực nghiên cứu, tìm hiểu thị trường chè hữu cơ trong và ngồi nước từ đó có chiến lược sản phẩm thích hợp đối với các hộ trồng chè. Bên cạnh chủ trương đa dạng hoá sản phẩm, các hộ trồng chè phải khai thác tính
đặc trưng của sản phẩm để sản xuất ra những loại sản phẩm độc đáo (đặc sản) nhằm tăng giá trị sản xuất.
- Phát triển thị trường trong và ngồi nước thơng qua việc tun truyền, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại… Đối với thị trường trong nước, ngành chè cần thường xuyên tuyên truyền, quảng bá về lợi ích của sản phẩm này đối với người tiêu dùng trong nước. Từ đó xây dựng cho họ một thói quen, thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ trong đó có chè hữu cơ. Đối với thị trường nước ngồi, nhu cầu về sản phẩm chè hữu cơ là rất lớn, do vậy ngành chè cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho đến việc bao tiêu các sản phẩm đầu ra, nhằm kiểm soát được chất lượng của sản phẩm. Từ đó xuất khẩu sản phẩm chè hữu cơ ra nước ngoài xây dựng được thương hiệu chè hữu cơ của Việt Nam.
*Quy hoạch phát triển và ổn định vùng nguyên liệu chè hữu cơ
Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa có một vùng chè hữu cơ nào có quy mơ lớn để đáp ứng được nhu cầu chè hữu cơ trong và ngồi nước. Có chăng chỉ là một số khu vực phát triển chè hữu cơ nhỏ lẻ với sản lượng hàng năm thấp, không đủ đáp ứng cho 1 contenno chè đi xuất khẩu. Điều đó cho ta thấy, tầm quan trọng của việc xây dựng vùng chè hữu cơ nguyên liệu. Việc làm này sẽ giúp cho chúng ta rút ngắn được thời gian thu gom, bảo quản, giảm các chi phí trung gian, quan trọng hơn nữa đó là cách ly được với các phương thức sản xuất khác giảm thiểu sâu bệnh.
Bởi vậy ngành chè cần phải phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên đặc điểm về hình hình, sinh thái để tiến hành xây dựng vùng chè hữu cơ sao cho phù hợp. Như vậy mới đảm bảo được chất lượng đầu vào cho các khâu tiếp theo. Song song với việc chuyển đổi một số vùng chè truyền thống thành chè hữu cơ, ngành nên xây dựng các vùng chè hữu cơ mới, đảm bảo chất lượng tốt ngay từ những khâu đầu tiên như: Giống, phân bón, đất trồng để có được vùng chè nguyên liệu đảm bảo yêu cầu.
84
*Đầu tư khoa học kỹ thuật. công nghệ cho chế biến và xuất khẩu chè
Như chúng ta đã biết, hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất chè ở Việt Nam nói chung và xã Hố Thượng, huyện Đồng Hỷ nói riêng chưa được đầu tư hiện đại, những khoa học công nghệ mới vẫn chưa được ứng dụng nhiều. Việc đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ cho chế biến chè và xuất khẩu chè sẽ tác động tích cực đến khâu sản xuất và chế biến. Cụ thể là:
Một là: Về khoa học kỹ thuật, ngành chè nên chú trọng vào các yếu tố
sản xuất như: Áp dụng các giống chè mới, có khả năng chịu rét, chịu hạn, chống lại sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng cao, đầu tư hệ thống thuỷ lợi cho chè đặc biệt là ở những vùng cao, trung du. miền núi, đẩy mạnh công tác bảo vệ thực vật, cải tiến kỹ thuật canh tác.
Hai là: Cải tiến công nghệ dùng trong chế biến và xuất khẩu chè. Thực
trạng hiện nay cho thấy các nhà máy chế biến có quy mơ nhỏ, cơng nghệ lạc hậu, đa số các hộ gia đình với lao động thủ cơng là chính. Vì vậy, ngành chè nên xây dựng những nhà máy chế biến chè hiện đại, quy mô lớn bên cạnh những cơ sở chế biến có quy mơ nhỏ để có tác dụng tương trợ lẫn nhau. Các nhà máy chè này sẽ hỗ trợ về mặt công nghệ, ngược lại các cơ sở quy mô nhỏ sẽ cung cấp nguyên liệu cho những nhà máy chế biến trong vùng. Sự hợp tác này làm chặt chẽ thêm mối liên kết giữa nhà sản xuất, nhà thu gom, nhà chế biến, tạo điều kiện cho vùng chè phát triển.
Ba là: Xây dựng các nhà máy phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thực tế hiện nay chưa có một nhà máy phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nào phục vụ riêng cho việc sản xuất hữu cơ. Ta cũng biết quy trình để sản xuất chè hữu cơ địi hỏi rất khắt khe từ khâu đầu vào cho đến khâu đầu ra, phân bón cũng phải là phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật cũng phải là hữu cơ, ngay cả những công cụ phục vụ cho sản xuất cũng chỉ được phục vụ riêng cho sản xuất chè hữu cơ. Từ những đòi hỏi khắt
kh này, ta thấy rằng muốn phát triển được phương thức sản xuất này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất và nhà nước.
*Giải pháp về vốn
Trước hết có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt hiệu quả nếu khơng có vốn đầu tư. Nói cách khác vốn đầu tư đóng vai trị hết sức quan trọng cho q trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, hầu hết các hộ nông dân trồng chè hữu cơ của xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ đều thiếu vốn đầu tư. Bởi vì những người trồng chè hữu cơ cần ít nhất là 2 năm chuyển đổi từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ mới được công nhận là chè hữu cơ. Vậy những năm chuyển đổi này họ sẽ bán sản phẩm cho ai, trong khi năng suất cũng như chất lượng chè hữu cơ thì khơng cao, nếu bán trên thị trường thì giá chè hữu cơ cũng rất thấp, khơng bù lại chi phí để đầu tư cho sản xuất chè hữu cơ. Chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, người nơng dân khơng có nhiều vốn để đầu tư trong vài năm để chịu lỗ như vậy. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp thời về vốn như: Cho người nông dân sản xuất chè hữu cơ vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi, có thể hỗ trợ họ những năm đầu khi tiến hành sản xuất như: Ưu đãi về phân bón và có thể bao tiêu sản phẩm cho họ trong những năm đầu.
86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Nhìn chung trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng phát triển mạnh cây chè. Các chính sách hỗ trợ cho hộ nơng dân về vốn, giống, kỹ thuật đã được thực hiện tích cực. Kết quả là diện tích trồng chè, năng suất bình qn và sản lượng chè không ngừng tăng lên.
Đối với các hộ trồng chè, nhận thức có sự thay đổi tích cực. Thuật ngữ "chè an toàn, chè hữu cơ" đã trở nên phổ biến nhờ công tác tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mơ hình trình diễn được tổ chức ở nhiều nơi trong xã. Hoạt động của những nông dân sản xuất chè an tồn và chè hữu cơ đã trở thành nịng cốt trong phong trào sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ ở địa phương.
Trong những năm qua cây chè đã ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế nói chung và mang lại thu nhập ổn định cho người trồng chè nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế thì phương thức sản xuất chè truyền thống hiện nay đã và đang làm tổn hại môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và sản xuất. Thực trạng sản xuất chè trong những năm qua cho thấy, do quá trình canh tác thiếu phân hữu cơ, lạm dụng các loại phân hoá học dẫn đến tình trạng đất đai bị nghèo kiệt chất dinh dưỡng, chai cứng, độ phì của đất giảm trong khi đó độ pH trong đất lại tăng cao. Bên cạnh đó việc phun thuốc trừ sâu cho chè cũng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, nhất là người lao động trực tiếp.
Trong khi đó, phương thức sản xuất chè an tồn có mức đầu tư hợp lý và sản phẩm tiêu thụ với giá bán cao nên có hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương thức sản xuất chè truyền thống và sản xuất chè hữu cơ. Đặc biệt phương thức sản xuất chè an tồn cịn mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ
sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường sinh thái. Điều này cho thấy nếu chú trọng đầu tư thâm canh hợp lý thì cây chè cịn mang lại thu nhập cao hơn nữa cho các hộ trồng chè.
Sản xuất chè hữu cơ do phải đối mặt với nhiều khó khăn trong các vấn đề như: Dinh dưỡng cho cây, sâu hại và dịch bệnh, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm đặc biệt là việc chưa có chứng chỉ chứng nhận sản phẩm hữu cơ nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nơng dân. Trong giai đoạn chuyển đổi (ít nhất là 18 tháng), năng suất của chè sản xuất theo phương thức hữu cơ giảm từ 30 - 35% so với năng suất của chè sản xuất theo phương thức truyền thống trong khi đó giá bán của sản phẩm chè hữu cơ cũng giảm 10 - 20% do người tiêu dùng chưa hiểu thế nào là sản phẩm chè hữu cơ dẫn đến thu nhập của người sản xuất chè hữu cơ giảm từ 30 - 40%. Bên cạnh những hạn chế nói trên sản xuất chè hữu cơ cũng có những ưu điểm: Khơng gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí, sản phẩm an tồn khơng gây độc hại cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, sản xuất chè cịn nhiều tồn tại cần khắc phục:
*Về sản xuất
- Mức vốn cho người dân vay chưa đủ để thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cùng với việc đầu tư không hợp lý đã làm giảm độ phì của đất, năng suất và chất lượng chè.
- Các kỹ thuật sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ được áp dụng tại địa phương và có kết quả tốt nhưng số nơng dân hiểu biết kỹ thuật này cịn rất ít so với tổng số nơng dân sản xuất chè của xã.
*Về chế biến
Chế biến chè trong nhân dân chiếm tỉ lệ lớn song chưa đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm nên chất lượng chè không đồng đều giữa các lần sản xuất. Cịn chế biến chè cơng nghiệp thì đạt tỉ lệ thấp lại chưa có thiết bị hiện đại để chế biến ra chè có chất lượng cao.
88
*Về tiêu thụ
Sự phối hợp tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp và người sản xuất trên địa bàn còn lỏng lẻo. Đối với sản phẩm chè do người dân chế biến được bán tại chợ địa phương hoặc tại nhà thường bị tư thương ép cấp, ép giá. Riêng chè hữu cơ, hiện nay chỉ một lượng nhỏ tiêu thụ ở thị trường trong nước, tuy có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài nhưng sản xuất hiện tại của người nông dân chưa đáp ứng được những địi hỏi vơ cùng khắt khe của các thị trường này.
Thấy được những thế mạnh cũng như những tồn tại trên, trong thời gian tới tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm, đầu tư phát triển đồng bộ từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm để cây chè thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tiếp tục mở rộng việc thực hiện và áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ cho sản xuất chè. Trong tương lai cùng với những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, sản xuất chè an toàn và sản xuất chè hữu cơ sẽ là một trong những hướng đi chính trên hành trình xây dựng một nền nơng nghiệp bền vững ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
2. Kiến nghị
- Đối với nhà nước
+ Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm nơng nghiệp trong đó có chè, đồng thời có những chính sách cụ thể về phát triển sản xuất chè và xây dựng các vùng nguyên liệu chất lượng cao