Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết luận
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Nhìn chung trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng phát triển mạnh cây chè. Các chính sách hỗ trợ cho hộ nơng dân về vốn, giống, kỹ thuật đã được thực hiện tích cực. Kết quả là diện tích trồng chè, năng suất bình qn và sản lượng chè khơng ngừng tăng lên.
Đối với các hộ trồng chè, nhận thức có sự thay đổi tích cực. Thuật ngữ "chè an tồn, chè hữu cơ" đã trở nên phổ biến nhờ công tác tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mơ hình trình diễn được tổ chức ở nhiều nơi trong xã. Hoạt động của những nơng dân sản xuất chè an tồn và chè hữu cơ đã trở thành nòng cốt trong phong trào sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ ở địa phương.
Trong những năm qua cây chè đã ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế nói chung và mang lại thu nhập ổn định cho người trồng chè nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế thì phương thức sản xuất chè truyền thống hiện nay đã và đang làm tổn hại môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và sản xuất. Thực trạng sản xuất chè trong những năm qua cho thấy, do quá trình canh tác thiếu phân hữu cơ, lạm dụng các loại phân hố học dẫn đến tình trạng đất đai bị nghèo kiệt chất dinh dưỡng, chai cứng, độ phì của đất giảm trong khi đó độ pH trong đất lại tăng cao. Bên cạnh đó việc phun thuốc trừ sâu cho chè cũng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, nhất là người lao động trực tiếp.
Trong khi đó, phương thức sản xuất chè an tồn có mức đầu tư hợp lý và sản phẩm tiêu thụ với giá bán cao nên có hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương thức sản xuất chè truyền thống và sản xuất chè hữu cơ. Đặc biệt phương thức sản xuất chè an tồn cịn mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ
sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường sinh thái. Điều này cho thấy nếu chú trọng đầu tư thâm canh hợp lý thì cây chè cịn mang lại thu nhập cao hơn nữa cho các hộ trồng chè.
Sản xuất chè hữu cơ do phải đối mặt với nhiều khó khăn trong các vấn đề như: Dinh dưỡng cho cây, sâu hại và dịch bệnh, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm đặc biệt là việc chưa có chứng chỉ chứng nhận sản phẩm hữu cơ nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Trong giai đoạn chuyển đổi (ít nhất là 18 tháng), năng suất của chè sản xuất theo phương thức hữu cơ giảm từ 30 - 35% so với năng suất của chè sản xuất theo phương thức truyền thống trong khi đó giá bán của sản phẩm chè hữu cơ cũng giảm 10 - 20% do người tiêu dùng chưa hiểu thế nào là sản phẩm chè hữu cơ dẫn đến thu nhập của người sản xuất chè hữu cơ giảm từ 30 - 40%. Bên cạnh những hạn chế nói trên sản xuất chè hữu cơ cũng có những ưu điểm: Khơng gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí, sản phẩm an tồn khơng gây độc hại cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, sản xuất chè còn nhiều tồn tại cần khắc phục:
*Về sản xuất
- Mức vốn cho người dân vay chưa đủ để thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cùng với việc đầu tư khơng hợp lý đã làm giảm độ phì của đất, năng suất và chất lượng chè.
- Các kỹ thuật sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ được áp dụng tại địa phương và có kết quả tốt nhưng số nơng dân hiểu biết kỹ thuật này cịn rất ít so với tổng số nông dân sản xuất chè của xã.
*Về chế biến
Chế biến chè trong nhân dân chiếm tỉ lệ lớn song chưa đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an tồn thực phẩm nên chất lượng chè khơng đồng đều giữa các lần sản xuất. Cịn chế biến chè cơng nghiệp thì đạt tỉ lệ thấp lại chưa có thiết bị hiện đại để chế biến ra chè có chất lượng cao.
88
*Về tiêu thụ
Sự phối hợp tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp và người sản xuất trên địa bàn còn lỏng lẻo. Đối với sản phẩm chè do người dân chế biến được bán tại chợ địa phương hoặc tại nhà thường bị tư thương ép cấp, ép giá. Riêng chè hữu cơ, hiện nay chỉ một lượng nhỏ tiêu thụ ở thị trường trong nước, tuy có thị trường tiêu thụ ở nước ngồi nhưng sản xuất hiện tại của người nơng dân chưa đáp ứng được những địi hỏi vơ cùng khắt khe của các thị trường này.
Thấy được những thế mạnh cũng như những tồn tại trên, trong thời gian tới tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm, đầu tư phát triển đồng bộ từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm để cây chè thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tiếp tục mở rộng việc thực hiện và áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ cho sản xuất chè. Trong tương lai cùng với những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, sản xuất chè an toàn và sản xuất chè hữu cơ sẽ là một trong những hướng đi chính trên hành trình xây dựng một nền nơng nghiệp bền vững ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.