Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Hiệu quả sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống của hộ nông dân
3.3.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền
tồn và chè truyền thống
Khi nghiên cứu tình hình sản xuất chè ở xã Hoá Thượng cho thấy chè của các hộ nông dân được bán sản phẩm chủ yếu dưới 2 hình thức: bán chè búp tươi và bán chè búp khơ, nhưng hầu hết là bán chè búp khơ. Vì vậy, phần chè tươi sau khi thu hoạch không chế biến mà được đem tiêu thụ trực tiếp thì
63
được quy đổi về chè khô theo tỷ lệ 5:1 (5kg chè búp tươi chế biến được 1kg chè búp khô).
3.3.1.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ
Để thấy được kết quả, hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè hữu cơ ta xem bảng 3.9:
Bảng 3.9 So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất chè hữu cơ trước và sau chuyển đổi của các hộ
(Tính cho 1 ha chè kinh doanh /năm, theo giá cố định năm 2020)
Chỉ tiêu
1. Sản lượng chè tươi
2. Sản lượng chè khơ trung bình + Giá bán chè khơ
3. Giá trị sản xuất (GO) 4. Chi phí trung gian (IC) 5.Giá trị gia tăng (VA)
6. Khấu hao vườn chè
7. Lao động gia đình 8. Thu nhập hỗn hợp (MI) 9. GO/IC 10. GO/Lao động gia đình 11. VA/IC 12. VA/Lao động gia đình 13.MI/IC 14.MI/Lao động gia đình
64
Qua biểu 3.9 cho thấy: Phương thức canh tác có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, điều này thể hiện rất rõ ở kết quả sản xuất của các nông hộ. Các hộ sau khi chuyển đổi sang canh tác chè theo phương thức hữu cơ đạt hiệu quả kinh tế thấp hơn so với cách canh tác truyền thống trước đây. Cụ thể mức thu nhập hỗn hợp của 1 ha chè kinh doanh của sản xuất chè hữu cơ thu được 188.328.000 đồng/1ha trong khi sản xuất chè trước chuyển đổi đạt 405.132.000 đồng/ha. Vậy thu nhập hỗn hợp của sản xuất chè hữu cơ giảm 216.804.000đ/ha so với sản xuất chè trước chuyển đổi. tức là giảm 54%. Thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động của sản xuất chè hữu cơ cũng thấp hơn so với sản xuất chè trước chuyển đổi. Trước đây trên 1ha chè, 1 cơng lao động có thể tạo ra 102.000 đồng cịn 1 cơng lao động khi sản xuất chè hữu cơ tạo ra 58.000 đồng/1ha chè, giảm 42.200 đồng/1 cơng, tức là giảm 42%. Ngồi ra, đồng vốn đầu tư của hộ khi chuyển sang làm chè hữu cơ cũng đạt hiệu quả thấp hơn so với cách canh tác chè trước chuyển đổi, một đồng chi phí trung gian khi chưa chuyển sang sản xuất chè hữu cơ thu được 6.61 đồng còn sau khi chuyển đổi tỷ lệ này đạt 3.19 đồng, giảm 3.42 đồng, tức là giảm 51.74%.
Hiệu quả hơn là mục tiêu quan trọng của bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào và nghề trồng chè cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của sản xuất chè. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là khi chuyển sang làm chè hữu cơ thì năng suất và chất lượng chè giảm nhiều, sâu hại phát triển mạnh đặc biệt là bọ sít muỗi trong khi khoa học vẫn chưa tìm được loại thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn hữu cơ để hạn chế. Bên cạnh đó người tiêu dùng cịn chưa biết nhiều đến sản phẩm chè hữu cơ nên giá bán chè hữu cơ còn thấp. Chính vì những lý do này dẫn đến kết quả khi các hộ nông dân chuyển sang sản xuất chè hữu cơ đạt hiệu quả kinh tế thấp hơn so với cách sản xuất chè trước đây.
Để thấy được kết quả. hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè an toàn ta xem bảng 3.10:
Bảng 3.10. So sánh kết quả sản xuất chè an toàn trước và sau chuyển đổi (Tính cho 1 ha chè kinh doanh /năm, theo giá cố định năm 2020)
Chỉ tiêu
1. Sản lượng chè tươi
2. Sản lượng chè khơ
trung bình
+ Giá bán chè khơ
3. Giá trị sản xuất (GO) 4. Chi phí trung gian (IC) 5.Giá trị gia tăng (VA)
6. Chi phí lao động thuê
7. Khấu hao vườn chè
8. Lao động gia đình 9. Thu nhập hỗn hợp (MI) 10. GO/IC 11. GO/Lao động gia đình 12. VA/IC 13. VA/Lao động gia đình 14.MI/IC 15.MI/Lao động gia đình
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2020)
Qua biểu 3.10 cho thấy: Các hộ sau khi chuyển sang sản xuất chè an toàn đã đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách sản xuất chè trước chuyển đổi. Cụ
66
thể mức thu nhập hỗn hợp của 1ha chè kinh doanh của chè trước chuyển đổi thu được 244.962.000 đồng cũng diện tích đó khi sản xuất chè an tồn đạt 377.946.000 đồng/1ha, cao hơn 133.000.000 đồng/ha, tức là tăng 54% so với trước chuyển đổi. Thu nhập hỗn hợp/ngày cơng lao động của sản xuất chè an tồn cũng cao hơn so với trước chuyển đổi. Nếu 1 công lao động trước chuyển đổi chỉ tạo ra 257.210 đồng thì khi sản xuất chè an toàn tạo ra 296.140 đồng, tức là tăng 15%. Ngoài ra đồng vốn đầu tư của hộ bỏ ra khi sản xuất chè an toàn cũng đạt hiệu quả cao hơn. Một đồng chi phí trung gian bỏ ra trước chuyển đổi thu được 2.19 đồng còn đối với sản xuất chè an toàn tỷ lệ này đạt 3.58 đồng cao hơn 1.39 đồng tức là tăng 63%.
Một điều có thể thấy khi nền kinh tế phát triển làm cho chất lượng cuộc sống được nâng lên, con người được ăn ngon mặc đẹp hơn trước thì sức khoẻ ngày càng trở thành vấn đề được con người quan tâm đặc biệt. Trong đó chè là thứ nước uống có nhiều cơng dụng đang được rất nhiều người tiêu dùng coi trọng đến chất lượng sản phẩm. Hiện nay thị trường trong nước cũng như quốc tế người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng chè an toàn trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy khi sản phẩm chè an tồn có mặt tại thị trường đã được người tiêu dùng chấp nhận và trả giá cao hơn so với các loại chè truyền thống. Do sản xuất chè an tồn có u cầu chặt chẽ về việc giảm sử dụng các loại phân bón hố học và thuốc bảo vệ thực vật nên chi phí trung gian thấp hơn so với sản xuất chè trước chuyển đổi. Chính vì những lý do trên số hộ nơng dân chuyển sang sản xuất chè an toàn ngày càng nhiều.