Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.5. Tình hình dồn điền đổi thửa tại tỉnh Nam Định
Việt Nam bắt đầu con đường đổi mới kinh tế của mình vào năm 1986. Mục tiêu của chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kế hoạch
hoá, tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hộ nông dân được công nhận như là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự do hóa thị trường cũng như các tư liệu sản xuất, được giao đất sử dụng ổn định, lâu dài. Hơn nữa, hầu hết các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu bò và các công cụ khác) được coi là sở hữu tư nhân. Từ đó, nông nghiệp Việt Nam bước vào một giai đoạn mới tương đối ổn định.
Tại tỉnh Nam Định, đất trồng cây hàng năm được chia thành 6 hạng. Đất đai được chia bình quân theo bình quân theo nhân khẩu. Những tiêu chuẩn khác cũng được xem xét khi giao đất là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thuỷ lợi, khoảng cách đến thửa ruộng và khả năng luân canh cây trồng. Do đó, để duy trì nguyên tắc công bằng mỗi hộ thường được giao nhiều thửa với nhiều hạng đất khác nhau, ở các cánh đồng khác nhau với chất lượng đất khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra tình trạng manh mún đất đai.
Theo báo cáo của các huyện, thành phố kết quả thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất, kinh phí được hỗ trợ đầu tư phục vụ công tác dồn đổi ruộng đất. Tính đến ngày 12 tháng 12 năm 2016 kết quả đạt được như sau:
Trên địa bàn toàn tỉnh có 200 xã, tỉnh thực hiện công tác DĐRĐ theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:
- Số xã hoàn thành xong dồn đổi ruộng đất: 180/200 xã (Hải hậu: 32/35 xã, Ý Yên: 28/32 xã, Trực Ninh: 19/21 xã, Xuân Trường: 17/20 xã, Nam Trực: 18/20, xã Mỹ Lộc: 10/11 xã, Nghĩa Hưng: 20/23 xã, Vụ Bản: 17/18 xã, Giao Thủy: 19/20 xã).
- Số xã đang thực hiện DĐRĐ chưa xong: 20 xã (Hải Hậu: 03 xã, Ý Yên: 04 xã, Trực Ninh: 03 xã, Xuân Trường: 03 xã, Nam Trực: 02 xã, Mỹ Lộc: 01 xã, Nghĩa Hưng: 03 xã, Vụ Bản: 01 xã, Giao Thủy: 01 xã).
- Số thôn (xóm) đã giao, chia ruộng xong tại thực địa: 2.472/2.596/200 xã. - Số thôn xóm đang giao, chia ruộng tại thực địa: 124 thôn (xóm).
- Số hộ tham gia dồn đổi: 396.703 hộ/ 417.239 hộ. - Số hộ đã dồn đổi xong: 372.256 hộ.
- Tổng diện tích đất nông nghiệp tham gia dồn đổi: 64.832 ha/200 xã.
- Tổng diện tích đất nông nghiệp đã thực hiện dồn đổi xong: 62.023 ha/64.832 ha tham gia dồn đổi. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp giao ổn định cho hộ dân đã dồn đổi xong: 59.254,63 ha (gồm đất nông nghiệp: 55.072,05 ha, đất trong khu đa canh: 1.525,34 ha, đất trong khu dân cư: 2.656,24 ha).
+ Đất công ích UBND xã quản lý: 2.768,37 ha (gồm đất ngoài đồng: 2.077,39 ha, đất trong khu đa canh: 482,58 ha, đất trong khu dân cư: 208,4 ha)
- Tổng số thửa đất nông nghiệp sau dồn đổi: 793.406 thửa/ 1.983.515 thửa đất tham gia dồn đổi ruộng đất.
- Bình quân số thửa/ hộ sau dồn đổi: 2.0 thửa/hộ (không tính đất mạ, đất màu). - Tổng kinh phí đề nghị tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/ha: 64.832 triệu đồng. - Kinh phí đã được tỉnh hỗ trợ: 58.350 triệu đồng.
- Kinh phí đề nghị tỉnh hỗ trợ tiếp: 7.920 triệu đồng.
Kinh phí từ nguồn thu bán vị trí nhận đất nông nghiệp: 681,95 triệu đồng.