Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Nam Trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 47)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 41: Bản đồ hành chính huyện Nam Trực

Nam Trực là cửa ngõ phía nam thành phố Nam Định, có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp với thành phố Nam Định;

- Phía Đông giáp với huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình). Lấy sông Hồng làm ranh giới;

- Phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng và huyện Ý Yên; - Phía Nam giáp với huyện Trực Ninh;

Huyện Nam Trực có diện tích tự nhiên 1617,9 ha. Dân số 192.405 người,

thị trấn. Thị trấn Nam Giang là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện; Nam Trực hội đủ các nhân tố cần thiết cho ngành nông nghiệp phát triển một cách toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Bên cạnh đó Nam Trực còn có tiềm năng để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác như: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và du lịch sinh thái. Huyện còn là địa bàn thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Nam Trực rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Phía bắc và phía nam là vùng trũng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, vùng giữa huyện từ tây sang đông, dọc theo con đường Vàng thuận lợi cho việc phát triển các loại hoa màu và cây công nghiệp. Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15 km phía tây huyện và theo đê sông Hồng 14 km phía đông huyện thuận lợi cho việc phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Chạy dọc từ bắc xuống nam là sông Châu Thành cùng với các nhánh sông khác, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển giao thông đường thuỷ.

Nhìn chung điều kiện địa hình của Nam Trực thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội và tạo ra hệ sinh thái động, thực vật tự nhiên và cây trồng khá đa dạng.

4.1.1.3. Khí hậu

Nam Trực mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông);

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 25oC, số tháng có nhiệt độ

trung bình lớn hơn 20oC từ tháng 8 đến tháng 9. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là

19,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Mùa hạ, nhiệt độ trung

bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7;

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80-85%,

giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất 90% là (tháng 4), tháng có độ ẩm thấp nhất 76% là (tháng 11);

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố

tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80%

lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau, có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân;

- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1250

- 1400 giờ. Mùa hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.000 - 1.100 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm;

- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm

là 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s. tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng;

- Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 trận/năm;

Điều kiện khí hậu Nam Trực rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm.

4.1.1.4. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: sông Hồng, sông Đào và chế độ thuỷ triều. Nam Trực có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7 - 0,9 km/km2. Hiện tại sông Hồng, sông Đào là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn, qua các cống dưới đê như: cống Vị Khê - Điền Xá, cống Bái Hạ - Nghĩa An, cống Thứ Nhất - Nam Hồng, cống Cổ Lễ - Nam Thanh, cống Kinh Lũng - Nam Giang, cống Sa Lung, Dương Độ - Đồng Sơn... Sông ngòi Nam Trực được phân làm hai loại: Các sông chính và sông nội đồng.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 1 - Tài nguyên đất

gồm các nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 62,5% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất cát chiếm 5 % và đất phèn 2,5%. Nhìn chung đất đai của Nam Trực chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có nhiều tính chất tốt thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển;

- Đất phèn - Thionic Fluvisols (FLt)

Nhóm đất phèn của Nam Trực có nguồn gốc từ nhóm đất phù saDiện tích 401 ha, chiếm 3,5% diện tích các đơn vị đất và 2,48 % diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố: Gặp chủ yếu ở các xã Hồng Quang, Nghĩa An, Nam Toàn và Nam Cường;

- Đất phù sa - Fluvisols (FL)

Diện tích 10.108 ha, chiếm 98,1% diện tích các đơn vị đất và 62,5% diện tích tự nhiên của huyện;

Phân bố: Gặp ở tất cả các xã trong huyện;

Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của huyện Nam Trực; Nhóm đất phù sa được hình thành do qúa trình lắng đọng các vật liệu phù sa của hệ thống sông Hồng. Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi hàng năm;

2 - Tài nguyên nước

Nam Trực có cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá dồi dào và phân bố tương đối đều giữa các vùng trong huyện;

- Nguồn nước mặt: Có nhiều sông lớn chảy qua, nguồn nước mặt có trữ lượng lớn từ các con sông như Sông Hồng, Sông Đào có khả năng cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện;

- Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1.700 - 1.800 mm) nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 tới 80% lượng mưa cả năm góp phần bổ sung nguồn tài nguyên nước cho huyện, song mùa mưa thường gây ra úng lụt cục bộ ở nhiều nơi;

- Nguồn nước ngầm: Chủ yếu nằm trong tầng lỗ hổng Plutôxen phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, hàm lượng Cl < 200 mg/l, tầng khai thác phổ biến ở độ sâu từ 10 - 120 m. Tuy nhiên, khi khai thác ở độ sâu 40 m, chất lượng nước còn nhiều Fe và tạp chất. Vì vậy khi sử dụng cần có biện pháp xử lý để loại trừ Fe và các tạp chất;

- Chất lượng nước: Nhìn chung, nước sông trong hệ thống sông còn sạch, có thể đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất cây, nông nghiệp và sinh hoạt dân sinh.

3 - Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu điều tra của cục Địa chất cho thấy khoáng sản Nam Định nói chung và Nam Trực nói riêng nghèo về chủng loại và trữ lượng, chủ yếu là: Cát xây dựng; tâp trung ở các vùng lòng sông Hồng, sông Đào. Trữ lượng không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên. Sét làm bột mầu ở Nam Hồng trữ lượng không nhiều nhưng chất lượng khá.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2010 - 2016 nền kinh tế của huyện Nam Trực có bước tăng trưởng khá và luôn giữ ở mức ổn định, cơ cấu kinh tế đang được tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2010 tăng bình quân 7,67%, giai đoạn 2010 - 2016 là 10,2%/năm;

- Cơ cấu kinh tế năm 2016 (theo giá hiện hành); + Nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 32,6 %;

+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,9%; + Ngành dịch vụ chiếm 32,5 %;

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu thời kỳ 2010 - 2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2016

1/ GDP (Giá hiện hành) Tr. đồng 1.168.000 4.347.822

2/ Tốc độ tăng trưởng % 100 100

- Nông nghiệp - thuỷ sản “ 3,5 3,3

- Công nghiệp, xây dựng “ 11,0 19,8

- Dịch vụ “ 6,5 9,3

3/ Cơ cấu % 100 100

- Nông, ngư nghiệp “ 53,0 32,6

- Công nghiệp, xây dựng “ 18,0 34,9

- Dịch vụ “ 29,0 32,5

4/ Thu nhập bình quân đầu người

(Giá hiện hành) Tr. đồng/năm 3,1 11,4

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành năm 2010 là 1.442.695 triệu đồng, trong đó trồng trọt 909.659 triệu đồng, chăn nuôi 480.524 triệu đồng, dịch vụ 52.515 triệu đồng. Mặc dù trong giai đoạn 2010 - 2016 diện tích đất nông nghiệp giảm 130,78 ha nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng 3,3% năm. Giá trị sản phẩm bình quân 1 ha đất nông nghiệp 73,5 triệu đồng/ha.

* Về trồng trọt

Diện tích gieo trồng cây hàng năm trung bình đạt 21.9065 ha/năm và có xu hướng giảm dần, với mức giảm bình quân 9%/năm, do chuyển đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng,. trong 5 năm từ năm 2010 - 2016 cây ngô giảm 66 ha, đậu tương giảm 700 ha, các loại giảm 1.077 ha. Riêng đất trồng lúa vẫn đảm bảo duy trì và mở rộng diện tích trong 5 năm từ 2010 - 2016 đất lúa tăng 1.077 ha, bình quân mỗi năm tăng 215 ha;

Năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng lên do tích cực áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về kỹ thuật thâm canh: So năm 2010 với năm 2016 lúa tăng 12%, ngô tăng 1,11%/năm;

Sản lượng lương thực có hạt vẫn giữ ổn định tăng dần, đạt bình quân 97.590 tấn/năm, năm 2016 đạt 111.026 tấn, tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2016 đạt 3,16%/năm, trong đó sản lượng thóc tăng bình quân 3,18 %/năm. Sản lượng các loại cây như rau đậu, lạc có xu hướng giảm;

Cơ cấu mùa vụ được chuyển dịch khá mạnh theo hướng tăng diện tích lúa xuân muộn, mùa sớm, giảm diện tích lúa xuân chính vụ, mùa chính vụ nhằm dành thời gian cho sản xuất vụ đông, mặt khác tránh được những thiệt hại do thời tiết gây ra như rét đậm vào đầu vụ xuân hoặc úng vào đầu vụ mùa. Năm 2010, cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển theo hướng trồng trọt 64% - chăn nuôi 32,1% - dịch vụ 3,9%, thì năm 2016 tương ứng là 63,1% - 33,3% - 3,6%;

Cây trồng lâu năm tập trung vào một số cây trồng chủ yếu như: Cây ăn quả (nhãn, vải, chuối, dứa, cam, chanh, quýt...), cây chè, cây dâu tằm, mía. Diện tích cây lâu năm ổn định, năm 2010, diện tích cây ăn quả đạt 318 ha, đến năm 2016 đạt 319 ha. Năng suất bình quân từ năm 2010 - 2016 cam, quýt bưởi

đạt từ 110 - 117 tạ/ha, nhãn vải đạt 62,6 - 92,2 tạ/ha và chuối 150 - 182 tạ/ha. Tuy nhiên chất lượng giống chưa cao nên hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa đủ khả năng cạnh tranh và xuất khẩu;

Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, huyện ủy về phát triển nông nghiệp nông thôn và nông dân, mỗi năm ngân sách tỉnh, huyện đã chi hàng tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất trồng trọt tập trung, trong đó hỗ trợ 50 - 70% giá giống lúa, cà chua, bí,... cho năng suất, chất lượng cao. Đến nay, các giống cây trồng mới có năng suất chất lượng cao đã cơ bản thay thế các giống cũ có năng suất chất lượng thấp, từng bước chọn tạo được những bộ giống phù hợp với thời tiết, khí hậu và từng loại đất của huyện;

* Về chăn nuôi

Ngành chăn nuôi phát triển khá, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương thức tổ chức chăn nuôi mới được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm. Đến nay nhiều giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao được đưa vào chăn nuôi như bò lai sind, lợn lai (Landrace, yorshire, Doorok,..), gà Tam Hoàng, Lương Phượng; Ngan Pháp, Vịt Bắc Kinh ...

Về quy mô tổng đàn: Trừ đàn trâu, bò có xu hướng giảm do nhu cầu sức kéo giảm, tổng đàn trâu đến năm 2016 còn 661 con giảm 553 con so với năm 2010. Tổng đàn bò còn 5.204 con giảm 373 con so với năm 2010;

Đàn lợn: Năm 2010 tổng đàn lợn đạt 94.038 con, trong đó đàn lợn nái đạt trên 9.939 con đàn nái để đạt 8.739 con. Giai đoạn 2010 - 2016 do ảnh hưởng của dịch tai xanh đã giảm 94.038 con năm 2010 xuống còn 72.865 con năm 2016, giảm 21.1735 con, trong đó đàn lợn nái năm 2016 là 7.891 con, giảm 2.048. Đàn lợn thịt năm 2010 là 64.539 con, giảm 19.423 so với năm 2010;

Đàn gia cầm phát triển nhanh, tăng bình quân 12,7 %/năm, quy mô đến 2016 đạt 606,2 ngàn con tăng khoảng 10 lần so với quy mô năm 2010;

Sản lượng thịt hơi xuất bán các loại tăng nhanh, bình quân tăng khoảng 11%/năm, trong đó thịt bò hơi tăng trên 5,7%/năm, thịt trâu hơi tăng bình quân 5,2 %/năm, sản lượng thịt gia cầm tăng khoảng 18 %/năm.

* Nuôi trồng thủy sản

Ngành thuỷ sản những năm qua nhìn chung phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2016 đạt 16.814 triệu đồng, tăng bình quân 4,5%/năm. Trong đó nuôi trồng 14.294 triệu đồng; Khai thác 328 triệu đồng; Dịch vụ 2.192 triệu đồng.

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất ngành thủy sản

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2016

1 Lao động Người 174 2.593

- Nuôi trồng thủy sản ,, 109 2.041

- Khai thác ,, 65 552

2 Diện tích mặt nước nuôi trồng ha 605 626

3 Sản lượng

- Sản lượng nuôi trồng tấn 1.325 1.777

- Sản lượng khai thác tấn 39 60

4 Giá trị sản xuất (theo giá HH) Triệu đ 19.577 58.306 - Nuôi trồng thủy sản Triệu đ 19031 46375

- Khai thác Triệu đ 546 1587

- Dịch vụ Triệu đ 10344

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Trực (2010 - 2016)

Bảng 4.3. Cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2010 - 2016 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 (triệu đồng) Năm 2016 (triệu đồng) I Tổng số (Giá hiện hành) 557.462 1.506.245 1 Nông nghiệp Tr. đồng 535.295 1.442.695 + Trồng trọt Tr. đồng 342.433 909.659 + Chăn nuôi Tr. đồng 172.077 480.524

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 47)