Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 93)

5.1. KẾT LUẬN

1. Sau khi thực hiện quá trình dồn điền đổi thửa trên toàn huyện Nam Trực, tổng diện tích đất nông nghiệp sau chuyển đổi năm 2016 là 11.588,83 ha giảm 141,09 ha so với trước khi chuyển đổi, mức độ manh mún đã giảm đáng kể cụ thể: bình quân số thửa đất/hộ giảm từ 5,89 thửa xuống còn 3,53 thửa (giảm 2,36 thửa/hộ), bình quân diện tích/thửa tăng từ 512, 08 m2 lên 844,23 m2 , bình quân diện tích đất/khẩu giảm 18,36 m2.

2. Kết quả nghiên cứu tại 2 xã đại diện cho 2 vùng (vùng trũng chuyên lúa và vùng đồng màu) có sự thay đổi như sau :

- Bình quân diện tích/thửa tăng từ 522,62 m2 lên 822 m2 (xã Đồng Sơn) và 424,47 m2 lên 709,64 m2 (xã Nam Dương).

- Bình quân số thửa/hộ đã giảm ở xã Đồng Sơn từ 5,15 thửa/hộ xuống còn 3,17 thửa/hộ và ở xã Nam Dương giảm từ 5,18 thửa/hộ còn 3,11 thửa/hộ.

3. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa ở 2 xã nghiên cứu như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp giảm 16,92 ha ở xã Đồng Sơn và giảm 12,17 ha ở xã Nam Dương.

- Đất giao thông tăng 12,15 ha ở xã Đồng Sơn và tăng 5,04 ha ở xã Nam Dương.

- Đất thủy lợi giảm 5,09 ha ở xã Đồng Sơn và giảm 1,87 ha ở xã Nam Dương. - Sau dồn điền đổi thửa một phần đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả.

- Dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản xuất từ 2 vụ lúa đã chủ động trồng thêm vụ đông…mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Về hiệu quả kinh tế: LUT chuyên lúa trước dồn điền đổi thửa với GTSX là 89,34 triệu đồng/ha tăng lên 97,54 triệu đồng/ha sau dồn điền đổi thửa. LUT chuyên màu cho hiệu quả kinh tế cao nhất sau dồn điền đổi thửa với GTSX là 140,39 triệu đồng/ha.

hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi chuyển đổi ruộng đất.

4. Dồn điền đổi thửa đã mạng lại hiệu quả tích cực như không còn hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm và khiếu nại tố cáo về đất sản xuất nông nghiệp trên phạm vi 2 xã nghiên cứu.

5. Từ các kết quả nghiên cứu tôi đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp để đẩy nhanh tiến độ DĐĐT đó là: Giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai hóa đến từng người dân về DĐĐT; giải pháp kỹ thuật; giải pháp tài chính và giải pháp tuyên truyền về DĐĐT cho người dân thấy rõ lợi ích của công tác DĐĐT, tạo động lực phát triển sản xuất, tạo đà xây dựng Nông thôn mới. Về nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT đề xuất 3 nhóm giải pháp chính đó là: cơ chế chính sách, kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu sản xuất và thị trường tiêu thụ.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Trong quá trình triển khai dồn điền đổi thửa cần có chính sách hỗ trợ trong việc quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng ruộng để khuyến khích thực hiện việc dồn điền đổi thửa.

2. Tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ vốn vay với lãi xuất ưu đãi, giúp các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Định hướng cho các nông hộ phát triển sản xuất theo quy hoạch, có hướng phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh sản xuất tự phát.

3. Hỗ trợ kinh phí thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ cho người sử dụng đất sau khi đã hoàn thành DĐĐT để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư (1981). Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.

2. Bộ Chính trị (1988). Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998). Tài liệu tập huấn phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (tập I-II). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003a). Báo cáo nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp ở ĐBSH (Phần thực trạng và các giải pháp chủ yếu).

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003b). Báo cáo thực trạng ruộng đất hiện nay và giải pháp tiếp tục thực hiện việc dồn điền đổi thửa khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp. Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003c), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê (2003d). Thông tư liên tịch số 62 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê quy định về tiêu chí đạt trang trại chuẩn.

8. Chính phủ (1993). Nghị định 64/CP của Chính Phủ ngày 27/9/1993, Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

9. Chu Mạnh Tuấn (2007). Nghiên cứu quá trình dồn điền đổi thửa và tác động của nó đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân huyện ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

10. Nguyễn Sinh Cúc (2003). Nông nghiệp, nông thôn Việt nam thời kỳ đổi mới 1986-2002. NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Khắc Thời (2009). Ảnh hưởng của việc đồn đổi ruộng đất đến sản xuất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ – Tạp chí Khoa học đất.

12. Nguyễn Khắc Thời (2011). Ảnh hưởng của việc đồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh – Tạp chí Khoa học đất. 13. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Trực (2016). Báo cáo kết quả thống

kê đất đai từ năm 2010-2016.

14. Phòng Thống kê huyện Nam Trực (2016). Niên giám Thống kê 2010 - 2016. 15. Tài liệu tập huấn (1998). Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá (tập I-II). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Tổng cục Địa chính (1997). Báo cáo thực trạng tình hình manh mún ruộng đất hiện nay và việc chuyển đổi ruộng đất giữa các hộ nông dân ở một số địa phương. 17. Tổng cục Địa chính (1998). Hội nghị chuyên đề về chuyển đổi ruộng đất nông

nghiệp khắc phục tình trạng manh mún trong sản xuất năm 1998.

18. UBND huyện Nam Trực (2010-2016). Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội các năm 2010-2016.

19. UBND huyện Nam Trực (2011). Kế hoạch số 37/ KH – UBND về công tác dồn điền đổi thửa huyện Nam Trực.

20. UBND huyện Nam Trực (2016). Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2010 - 2016 huyện Nam Trực.

21. UBND huyện Nam Trực (2016). Báo cáo kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa đến tháng 9 năm 2016.

22. UBND tỉnh Nam Định (2011). Chỉ thị số 07 – CT/TU về việc triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn tỉnh Nam Định.

23. UBND xã Đồng Sơn (2016). Kết quả chuyển đổi ruộng đất xã Đồng Sơn. 24. UBND xã Nam Dương (2016). Kết quả chuyển đổi ruộng đất xã Nam Dương. 25. Vũ Thị Bình (2005). Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn. NXB Nông

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN 2 XÃ NGHIÊN CỨU

Hình 1. Mô hình chuyên lúa xã Đồng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 93)