Việc chuyển đổi ruộng đất trong nông nghiệp đã diễn ra ở nhiều địa phương trong những năm qua, nó đã đem lại những kết quả to lớn. Khắc phục được những hạn chế do tình trạng manh mún ruộng đất gây nên, tạo những điều kiện thuận lợi trong đầu tư thâm canh, chuyển dần nền nông nghiệp sang sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn, liên quan đến lợi ích của người dân nên tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mà triển khai để dồn điền đổi thửa thực sự mang lại ý nghĩa to lớn cho hộ nông dân không những về kinh tế mà còn có những tác động tích cực, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng.
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng dồn điền đổi thửa ở huyện Nam Trực chúng tôi thấy dồn điền đổi thửa đã thực sự mang lại những ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của hộ nông dân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dồn đổi ruộng đất thì cũng gặp không ít khó khăn.
Do việc tuyên truyền đến các hộ dân chưa sâu, rộng. Việc dồn điền đổi thửa liên quan đến lợi ích của các hộ dân, nên nhận thức của hộ có nhiều ý kiến khác nhau, có hộ cho là phù hợp với xu hướng phát triển, có hộ không nhất trí với dồn đổi, có hộ chỉ đồng ý dồn đổi một số diện tích đất... Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai và cùng có lợi, các cấp chính quyền đã phải tổ chức nhiều cuộc họp, nhiều cuộc vận động để lấy ý kiến thống nhất thực hiện.
Dồn điền đổi thửa liên quan đến lợi ích của người nông dân, dễ nảy sinh mâu thuẫn trong khi đó công tác chỉ đạo ở một số thôn còn thiếu quyết tâm, kiên trì, khi gặp khó khăn đã nảy sinh tư tưởng ngại khó, sợ va chạm. Một số cán bộ, đảng viên ở thôn do nhận thức, do lợi ích cục bộ, tư lợi riêng... nên không muốn chuyển đổi gây cản trở chung.
Dồn điền đổi thửa phải gắn liền với việc quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch lại vùng sản xuất song công tác này gặp rất nhiều khó khăn, thiếu một cách đánh giá tổng quát của các chuyên gia, của những người có trình độ chuyên môn, thiếu một đề án tổng thể trước khi xây dựng phương án chuyển đổi cụ thể, chi tiết. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người nông dân khi tham gia dồn đổi, nhiều hộ còn băn khoăn, lo lắng liệu sau dồn đổi có thật sự thuận tiện cho sản xuất không, tăng được thu nhập không? Điều đó tạo nên tâm lý do dự của các hộ nông dân.
Khi tiến hành dồn điền đổi thửa phải giao chia lại ruộng đất, phải đo đạc lại và lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải cần một khoản kinh phí rất lớn. Nguồn kinh phí này một phần các hộ nông dân đóng góp và một phần nữa là do Nhà nước hỗ trợ. Việc thu kinh phí trong các hộ nông dân rất khó khăn và nguồn hỗ trợ Nhà nước đến với địa phương rất chậm. Do vậy, việc tiến hành triển khai dễ bị ách tắc, chậm trễ.
Sau khi tiến hành dồn đổi xong, quy mô đất của mỗi thửa tăng lên, việc xác định một cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp là rất quan trọng. Việc trồng cây gì? Nuôi con gì? Là băn khoăn của nhiều hộ dân trong khi đó đội ngũ cán bộ khuyến nông của địa phương còn mỏng, yếu, nên người dân còn băn khoăn lưỡng lự trong việc lựa chọn. Do đó các hộ nông dân có phần e ngại khi đầu tư sản xuất. Khi quy mô đất đai được tăng lên, nhiều hộ nông dân đã chuyển hướng sản xuất theo mô hình trang trại, họ xây chuồng trại, quy hoạch lại ao vườn, đầu tư kết cấu hạ tầng cho sản xuất lâu dài, song việc tạo được những điều kiện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở nơi chuyển đổi hết sức khó khăn, nhất là điện, nước, đường đều cần có chi phí lớn. Do đó, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, tạo điều kiện cho hộ nông dân có điều kiện ở vùng chuyển đổi để đưa cơ giới hoá cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Để chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hoá thì quy mô đất đai của các hộ nông dân phải phù hợp, việc đầu tư sản xuất cần có số vốn lớn
trong khi đó đa số hộ nông dân đều thiếu vốn, tích luỹ sản xuất còn thấp. Điều này đã đẩy nông đân đến việc vay vốn tín dụng. Nhiều người dân lo lắng rằng liệu tốc độ sinh lời của đồng vốn có cao bằng lãi suất ngân hàng không? Mà hiện nay tình trạng lạm phát ngày càng cao, lãi suất ngân hàng tăng. Do đó, cần có chính sách tín dụng phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân để hộ tiếp tục đầu tư thâm canh sản xuất.
Dồn điền đổi thửa là công việc liên quan đến nhiều vấn đề, việc thực hiện quá trình này đòi hỏi tốn rất nhiều công sức, chi phí, song dồn điền đổi thửa là quy luật khách quan trong quá trình chuyển sang nền sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Do đó cần có sự phối hợp chỉ đạo sát sao của các cơ quan Nhà nước để dồn điền đổi thửa thật sự là cuộc cách mạng ruộng đất mang lại ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế hộ nông dân.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Nam
Trực. Việc sử dụng đất của Hộ gia đình trước và sau khi dồn điền đổi thửa.
Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Nam Trực, đặc biệt đi sâu vào 2
xã đại diện cho vùng đặc trưng của huyện, đó là xã Đồng Sơn đặc trưng cho vùng đất vàn thấp (đất trồng lúa), xã Nam Dương đặc trưng cho vùng đất vàn cao (đất trồng màu).
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất sử dụng đất
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thủy văn, địa hình, … - Điều kiện kinh tế – xã hội: Cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ tầng, dân số, lao động, trình độ dân trí ...
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Nam Trực.
3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai huyện Nam Trực
3.2.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Nam Định
- Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa.
- Kết quả dồn điền đổi thửa ở huyện Nam Trực.
3.2.4. Ảnh hƣởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
+ Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở 2 xã nghiên cứu.
+ Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.
+ Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng.
+ Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. + Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
3.2.5. Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ DĐĐT và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Trực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Trực
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu phải thoả mãn: Các đặc điểm về địa hình, điều tra canh tác ở các vùng khác nhau của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thoả mãn nhu cầu đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa ruộng đất đến sản xuất nông nghiệp.
Trong nghiên cứu này, huyện Nam Trực có địa hình là vùng đồng bằng được chia làm 2 vùng sinh thái là vùng đất trũng gồm các xã: Đồng Sơn, Nam Mỹ, Nam Toàn, Hồng Quang, Nam Cường, Nam Thanh, Nam Lợi, Bình Minh, Nam Tiến, Nam Hải, Nam Thái và đất vàn cao trồng màu gồm các xã: Nam Giang, Nam Dương, Điền Xá, Tân Thịnh, Nam Hoa, Nghĩa An, Nam Thắng, Nam Hồng, Nam Hùng. Đại diện cho các xã vùng trũng chọn xã Đồng Sơn. Đại diện cho các xã vàn cao (trồng các loại rau màu) chọn xã Nam Dương. Từ 2 xã lựa chọn đại diện cho 2 vùng tiến hành nghiên cứu cụ thể công tác dồn điền đổi thửa và đánh giá ảnh hưởng của nó đến cơ cấu sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất.
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thứ cấp: đó là những thông tin, số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, ngành. Các thông tin chủ yếu gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua các năm, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các văn bản về chính sách đất đai, các chính sách về khuyến khích đầu tư sản xuất và các thông tin, số liệu khác.
- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp: Phỏng vấn nông hộ, đó là các số liệu thông tin chưa được công bố chính thức trong các nông hộ, nó phản ánh đời sống kinh tế, văn hoá xã hội, đặc biệt là các vấn đề về sử dụng đất, công tác DĐĐT và các vấn đề khác có liên quan.
Chọn hộ điều tra: Thu thập thông tin từ 60 hộ gia đình ngẫu nhiên tại các xã đại diện phục vụ cho việc nghiên cứu về quá trình trước và sau khi dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp như tình hình thu nhập, tình hình ruộng đất (thời điểm hộ thực hiện dồn điền đổi thửa, biến đổi quy mô ruộng đất) và tổ chức sản xuất của hộ (thay đổi cơ cấu sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa, lợi ích của chính sách dồn điền đổi thửa chi phí đầu tư).
3.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm Excel sau khi điều tra về hiệu quả sản xuất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa.
3.3.4. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xã hội.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp chúng tôi tiến hành phân tích tài chính trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế sau đây:
- Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích. GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm.
- Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số của giá trị sản xuất với chi phí trung gian: GTGT = GTSX - CPTG.
+ Hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GTSX/LĐ và GTGT/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.
+ Hiệu quả đồng vốn (HQĐV): HQĐV= GTGT/CPTG.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính
chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.
Do điều kiện về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo chỉ tiêu thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.
3.3.5. Phƣơng pháp so sánh
Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất trước và sau khi dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM TRỰC 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 41: Bản đồ hành chính huyện Nam Trực
Nam Trực là cửa ngõ phía nam thành phố Nam Định, có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp với thành phố Nam Định;
- Phía Đông giáp với huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình). Lấy sông Hồng làm ranh giới;
- Phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng và huyện Ý Yên; - Phía Nam giáp với huyện Trực Ninh;
Huyện Nam Trực có diện tích tự nhiên 1617,9 ha. Dân số 192.405 người,
thị trấn. Thị trấn Nam Giang là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện; Nam Trực hội đủ các nhân tố cần thiết cho ngành nông nghiệp phát triển một cách toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Bên cạnh đó Nam Trực còn có tiềm năng để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác như: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và du lịch sinh thái. Huyện còn là địa bàn thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Nam Trực rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Phía bắc và phía nam là vùng trũng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, vùng giữa huyện từ tây sang đông, dọc theo con đường Vàng thuận lợi cho việc phát triển các loại hoa màu và cây công nghiệp. Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15 km phía tây huyện và theo đê sông Hồng 14 km phía đông huyện thuận lợi cho việc phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Chạy dọc từ bắc xuống nam là sông Châu Thành cùng với các nhánh sông khác, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển giao thông đường thuỷ.
Nhìn chung điều kiện địa hình của Nam Trực thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội và tạo ra hệ sinh thái động, thực vật tự nhiên và cây trồng khá đa dạng.
4.1.1.3. Khí hậu
Nam Trực mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông);
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 25oC, số tháng có nhiệt độ
trung bình lớn hơn 20oC từ tháng 8 đến tháng 9. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là
19,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Mùa hạ, nhiệt độ trung
bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7;
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80-85%,
giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm