Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa huyện Nam Trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 66 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Nam Trực

4.3.1. Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa huyện Nam Trực

4.3.1.1. Mục đích, yêu cầu của công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

- Dồn điền đổi thửa nhằm xóa bỏ tình trạng ruộng đất manh mún, tập trung thành các ô thửa lớn tạo điều kiện mở rộng sản xuất hàng hóa theo hướng chuyên canh tập trung và phát triển kinh tế trang trại, gia trại.

- Chuyển đổi phải gắn với quy hoạch sử dụng đất, củng cố lại bờ vùng, bờ thửa, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất cho người lao động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Thu gom đất công ích để tập trung theo vùng.

- Chuyển đổi để tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai theo pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý ruộng đất của chính quyền các cấp, thực hiện tổ chức và chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch của thôn, của HTX, của xã và toàn huyện, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

- Sau chuyển đổi, công tác quản lý về đất nông nghiệp được thuận lợi, việc xây dựng lại hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo chính xác hơn. Giấy chứng nhận được cấp riêng đến từng thửa theo yêu cầu của chủ hộ, nhằm tạo thuận lợi để hộ nông dân thực hiện các quyền theo luật định. Xây dựng lại bộ thuế hộ sử dụng đất nông nghiệp đúng với thực địa.

- Tiến hành chuyển đổi tích tụ ruộng đất phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, HĐND, UBND, UBMT TQ các cấp và hệ thống chính trị.

- Năm 2014 phải hoàn thành việc chuyển đổi tại một số xã được chọn làm điểm, đồng thời khuyến khích các xã có điều kiện đăng ký hoàn thành trong năm 2013, hoàn thành trong toàn huyện vào năm 2016.

- Tạo cho các hộ đã được chuyển đổi lần thứ nhất có nhiều vùng thành hộ có ít vùng, diện tích lớn, hạn chế số vùng sản xuất của mỗi hộ đến mức tối thiểu có thể quy vùng lập dự án trong vùng đó do một hoặc một số hộ tổ chức sản xuất và hạn chế mỗi hộ phải đi sản xuất trên nhiều xứ đồng. Phấn đấu để mỗi hộ nông dân sau khi chuyển đổi chỉ nhận 1 hoặc 2 xứ đồng liền kề với diện tích bình quân mỗi

thửa 1.500 m2 trở lên. Ổn định diện tích và số khẩu đã nhận ruộng sau chuyển đổi

4.3.1.2. Nguyên tắc chuyển đổi

- Tổ chức tuyên truyền động viên hộ nông dân nhận thức đầy đủ sự cần thiết phải chuyển đổi tích tụ để hợp tác cùng có lợi, nhưng phải giữ vững ổn định chính trị, đoàn kết trong nội bộ nông thôn, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển và không làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất;

- Phương án tổ chức chuyển đổi tích tụ ruộng đất được thành lập theo đơn vị hành chính (xã, thị trấn) và trong từng xã lấy thôn, xóm làm đơn vị tổ chức chuyển đổi tích tụ. Phương án chuyển đổi tích tụ xây dựng trên cơ sở các hộ nông dân phải được bàn bạc, tự nguyện, thống nhất, dân chủ, tập trung dưới sự lãnh đạo của cấp ủy chính quyền và sự tham gia của các đoàn thể quần chúng. Cấp xã, thị trấn sau khi xây dựng xong phương án phải được huyện phê duyệt mới được thực hiện.

4.3.1.3. Các bước tiến hành dồn điền đổi thửa huyện Nam Trực

Bước 1: Xây dựng, tuyên truyền chủ trương chuyển đổi ruộng đất

- Ban Chấp hành Đảng bộ họp bàn, quán triệt các văn bản chỉ đạo của huyện và đưa ra chủ trương thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn II theo phương án dồn điền đổi thửa của huyện, sát hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

- Đảng bộ ra Nghị quyết hoặc chương trình hành động về chuyển đổi ruộng đất.

- UBND xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chuyển đổi.

- Họp cán bộ cốt cán từ xã đến thôn bàn chủ trương chuyển đổi của Ban chấp hành Đảng bộ.

- Các chi bộ bàn ra Nghị quyết thực hiện công tác chuyển đổi.

- Công tác tổ chức (Sau khi có Nghị quyết của Đảng hoặc chương trình hành động về công tác chuyển đổi ruộng đất):

Thành lập Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa của xã, tổ công tác về chuyển đổi ruộng đất.

- In sao bản đồ sau chuyển đổi, hoặc bản đồ giải thửa, sổ mục kê cho các thôn. - Phân công cán bộ chỉ đạo ở các thôn, xóm.

Bước 2: Thu thập số liệu

tích sau chuyển đổi lần I và diện tích còn lại sau khi đã thu hồi, bồi thường đất để xây dựng các công trình trên địa bàn.

- Thống kê, thu thập, phân loại, diện tích, hạng đất trên bản đồ và hiện trạng. - Đối với hộ không có nhu cầu sản xuất, hướng dẫn hộ làm đơn tự nguyện trả đất nông nghiệp, các tổ tổng hợp trình ban chỉ đạo xã để làm thủ tục thu hồi chuyển đổi lại cho phù hợp.

Các tổ báo cáo về UBND xã (đ/c ủy viên trực).

* Ban chuyển đổi ruộng đất:

- UBND xã tổng hợp các số liệu của thôn báo cáo.

- Phân loại đất: Diện tích đất 2 vụ lúa, 3 vụ, đất 2 vụ lúa – 1 vụ màu, chuyên màu….đánh giá tiềm năng của đất, đất nào bố trí vào trồng cây gì và chăn nuôi con gì là phù hợp, cho giá trị cao nhất (chuyên lúa, màu, thủy sản, lúa – cá, trang trại…).

Bước 3: Lập phương án chuyển đổi ruộng đất

- Ban dồn điền đổi thửa lập phương án dồn điền đổi thửa trên bản đồ, gắn với thực tế ngoài thực địa bao gồm:

+ Xây dựng, vạch trên bản đồ, cắm mốc quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng, khu vực công nghiệp – TTCN, làng nghề, quy hoạch đất chuyên dùng, đất cơ sở văn hóa, quy hoạch khu dân cư nông thôn… theo địa hình đã được phân loại theo quy định để đưa vào đất dự phòng do UBND xã quản lý và tổ chức khoán thầu.

+ Xây dựng phương án vị trí nào là lúa, màu phân chia cho các hộ, vị trí nào bố trí lúa, trang trại nhóm đất nào bố trí thủy sản,…trên số liệu và bản đồ.

+ Xây dựng quy chế giải quyết các loại đất theo tưng thôn xóm và toàn xã. Họp ở thôn, hội nghị mở rộng bàn bạc, đóng góp vào phương án dồn điền đổi thửa của xã và của thôn, quy chế giải quyết các loại đất. Các hộ có khả năng nhận ruộng đất của xã và của thôn, quy chế giải quyết các loại đất. Các hộ có khả năng nhận ruộng một thửa, hộ nhận làm trang trại, hộ nhận lúa – cá, hộ nhận đất cơ bản, hộ được nhận thầu đất dự phòng ngoài đất cơ bản (theo quy chế đã thống nhất) làm đơn đề nghị gửi UBND xã xét duyệt.

- Ban dồn điền đổi thửa tổng hợp ý kiến ở thôn đóng góp, tổng hợp số hộ nhận một thửa đất cơ bản, hộ nhận làm trang trại, hộ nhận lúa – cá, đất chuyên

màu, đất thủy sản, hộ nhận thầu đất dự phòng của xã, chỉnh sửa đề án chuyển đổi và lập tờ trình, trình UBND huyện qua ban chỉ đạo, phòng TNMT để thẩm định trình UBND huyện ra quyết định.

- Họp thông qua số liệu diện tích, số khẩu, số hộ nhận 1 thửa, bàn biện pháp thực hiện phương án dồn điền đổi thửa của xã.

- Tổ công tác ở thôn lập phương án ở thôn, vẽ sơ đồ chuyển đổi, thôn đóng góp chỉnh sửa và báo cáo UBND xã.

- Sau khi xã duyệt phương án, vận động và giao chỉ tiêu cho nhân dân làm giao thông thủy lợi nội đồng.

Bước 4: Giao ruộng đất ngoài thực địa

- Sau khi thống nhất phương án, tổ chức bốc thăm chia ruộng cho các hộ (trừ hộ đã được nhận 1 thửa, trang trại, cá – lúa).

- UBND xã giao ruộng cho những hộ nhận 1 thửa, giao ruộng cho hộ làm trang trại,…(sau khi đã xét cho từng hộ, từng thôn).

- Tổ công tác chuyển đổi giao đất cho các hộ còn lại trong thôn theo thăm phiếu, lập biên bản giao đất về số liệu, vẽ sơ đồ chuyển đổi trên bản đồ (có các cạnh).

- Đối với các hộ đi làm ăn xa có các giấy tờ gửi đất nông nghiệp cho các hộ khác thì ghép thăm vào hộ được gửi ruộng. Nếu không có giấy tờ để lại mà tự động chuyển nhượng thì các hộ kê khai để hướng dẫn làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định.

Bước 5: Tổng hợp số liệu

- Các tổ công tác tổng hợp số liệu diện tích, số khẩu nhận ruộng, sơ đồ chuyển đổi.

- Ban chuyển đổi:

+ Tổng hợp số liệu ở các thôn, số diện tích, các hộ, diện tích 5% ngân sách. + Chỉnh lý hồ sơ, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 66 - 69)