Các giải pháp về đẩy nhanh tiến độ DĐĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 89 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Nam Trực

4.5.1. Các giải pháp về đẩy nhanh tiến độ DĐĐT

4.5.1.1. Giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và công khai hóa thông tin

- Kiện toàn Ban chỉ đạo, Tổ công tác, tiền hành rà soát lại nhiệm vụ phân công cho từng tập thể, cá nhân (BCĐ, Tổ chuyên môn, các phòng, ban, đơn vị, địa phương) để điều chỉnh cho phù hợp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo; tăng cường đi cơ sở để kiểm tra, đôn đốc, nắm tiến độ và kịp thời điều chỉnh, giải quyết vướng mắc cho cơ sở.

- Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát: Định kỳ hàng tháng, hàng quý, UBND các cấp (xã, huyện) phải cập nhật tổng hợp và báo cáo tiến độ thực hiện

về UBND tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo, từ đó có cơ sở bổ sung, điều chỉnh kịp thời, hiệu quả trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện.

- Thực hiện công khai hóa thông tin về quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng và đặc biệt là các thông tin liên quan về DĐĐT, với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra.

4.5.1.2. Giải pháp về kỹ thuật, chuyên môn

- Xây dựng phương án DĐĐT trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000; - Triển khai đo đạc chỉnh lý biến động ngay sau khi dồn đổi ruộng;

- Cấp đổi giấy chứng nhận ngay sau khi đo đạc chỉnh lý biến động để quản lý chặt chẽ đến từng thửa đất;

- Phân công cán bộ có năng lực trực tiếp chỉ đạo các địa phương còn hạn chế về năng lực để giúp đỡ triển khai thực hiện;

- Đối với các xã đã hoàn thành tập trung chỉ đạo, đánh giá tình hình tích tụ ruộng đất của địa phương; xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng và chỉnh trang đồng ruộng; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; quy hoạch, xây dựng cánh đồng lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo sức lan toả trên địa bàn.

- Lập và hoàn thiện biên bản giao đất, cập nhật chỉnh lý biến động đất đai, bản đồ địa chính, lập hồ sơ quy chủ để làm căn cứ cho việc kiểm tra kết quả DĐĐT cũng như việc triển khai đo đạc, lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ.

4.5.1.3. Giải pháp tài chính

- Huy động kinh phí để thực hiện DĐĐT bằng nhiều nguồn: từ ngân sách; huy động trong dân, doanh nghiệp; đổi đất lấy kết cấu hạ tầng,…

- UBND tỉnh tập trung chỉ đạo giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện tham mưu xây dựng kế hoạch, định mức hỗ trợ kinh phí cho các địa phương thực hiện công tác DĐĐT kịp thời theo quy định; có khuyến khích các địa phương đạt kết quả tốt, các địa phương khó khăn do đặc thù địa hình.

- UBND cấp huyện có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho các xã phục vụ công tác DĐĐT đảm bảo đúng quy định, kịp thời, phát huy hiệu quả. Tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương xây dựng cơ chế khen thưởng, trích từ ngân sách huyện để hỗ trợ cho công tác DĐĐT, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi

nội đồng), hỗ trợ sản xuất sau DĐĐT.

- UBND xã vận động, tuyên truyền, huy động sự tham gia đóng góp của người dân trên tinh thần tự nguyện, thống nhất cao, hài hoà giữa lợi ích tập thể và cá nhân. Các hình thức như huy động nhân dân đóng góp ngày công tham gia công tác DĐĐT, hiến đất làm giao thông, thủy lợi; các doanh nghiệp hỗ trợ máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, thi công,…

4.5.1.4. Giải pháp tuyên truyền

Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 89 - 91)