Xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ DĐĐT và nâng cao hiệu quả sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 44)

sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Trực

3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

Các điểm nghiên cứu phải thoả mãn: Các đặc điểm về địa hình, điều tra canh tác ở các vùng khác nhau của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thoả mãn nhu cầu đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa ruộng đất đến sản xuất nông nghiệp.

Trong nghiên cứu này, huyện Nam Trực có địa hình là vùng đồng bằng được chia làm 2 vùng sinh thái là vùng đất trũng gồm các xã: Đồng Sơn, Nam Mỹ, Nam Toàn, Hồng Quang, Nam Cường, Nam Thanh, Nam Lợi, Bình Minh, Nam Tiến, Nam Hải, Nam Thái và đất vàn cao trồng màu gồm các xã: Nam Giang, Nam Dương, Điền Xá, Tân Thịnh, Nam Hoa, Nghĩa An, Nam Thắng, Nam Hồng, Nam Hùng. Đại diện cho các xã vùng trũng chọn xã Đồng Sơn. Đại diện cho các xã vàn cao (trồng các loại rau màu) chọn xã Nam Dương. Từ 2 xã lựa chọn đại diện cho 2 vùng tiến hành nghiên cứu cụ thể công tác dồn điền đổi thửa và đánh giá ảnh hưởng của nó đến cơ cấu sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất.

3.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin

- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thứ cấp: đó là những thông tin, số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, ngành. Các thông tin chủ yếu gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua các năm, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các văn bản về chính sách đất đai, các chính sách về khuyến khích đầu tư sản xuất và các thông tin, số liệu khác.

- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp: Phỏng vấn nông hộ, đó là các số liệu thông tin chưa được công bố chính thức trong các nông hộ, nó phản ánh đời sống kinh tế, văn hoá xã hội, đặc biệt là các vấn đề về sử dụng đất, công tác DĐĐT và các vấn đề khác có liên quan.

Chọn hộ điều tra: Thu thập thông tin từ 60 hộ gia đình ngẫu nhiên tại các xã đại diện phục vụ cho việc nghiên cứu về quá trình trước và sau khi dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp như tình hình thu nhập, tình hình ruộng đất (thời điểm hộ thực hiện dồn điền đổi thửa, biến đổi quy mô ruộng đất) và tổ chức sản xuất của hộ (thay đổi cơ cấu sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa, lợi ích của chính sách dồn điền đổi thửa chi phí đầu tư).

3.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm Excel sau khi điều tra về hiệu quả sản xuất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa.

3.3.4. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xã hội.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp chúng tôi tiến hành phân tích tài chính trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế sau đây:

- Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích. GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm.

- Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số của giá trị sản xuất với chi phí trung gian: GTGT = GTSX - CPTG.

+ Hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GTSX/LĐ và GTGT/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.

+ Hiệu quả đồng vốn (HQĐV): HQĐV= GTGT/CPTG.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

* Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính

chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

Do điều kiện về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo chỉ tiêu thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.

3.3.5. Phƣơng pháp so sánh

Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất trước và sau khi dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM TRỰC 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 41: Bản đồ hành chính huyện Nam Trực

Nam Trực là cửa ngõ phía nam thành phố Nam Định, có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp với thành phố Nam Định;

- Phía Đông giáp với huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình). Lấy sông Hồng làm ranh giới;

- Phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng và huyện Ý Yên; - Phía Nam giáp với huyện Trực Ninh;

Huyện Nam Trực có diện tích tự nhiên 1617,9 ha. Dân số 192.405 người,

thị trấn. Thị trấn Nam Giang là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện; Nam Trực hội đủ các nhân tố cần thiết cho ngành nông nghiệp phát triển một cách toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Bên cạnh đó Nam Trực còn có tiềm năng để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác như: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và du lịch sinh thái. Huyện còn là địa bàn thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Nam Trực rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Phía bắc và phía nam là vùng trũng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, vùng giữa huyện từ tây sang đông, dọc theo con đường Vàng thuận lợi cho việc phát triển các loại hoa màu và cây công nghiệp. Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15 km phía tây huyện và theo đê sông Hồng 14 km phía đông huyện thuận lợi cho việc phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Chạy dọc từ bắc xuống nam là sông Châu Thành cùng với các nhánh sông khác, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển giao thông đường thuỷ.

Nhìn chung điều kiện địa hình của Nam Trực thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội và tạo ra hệ sinh thái động, thực vật tự nhiên và cây trồng khá đa dạng.

4.1.1.3. Khí hậu

Nam Trực mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông);

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 25oC, số tháng có nhiệt độ

trung bình lớn hơn 20oC từ tháng 8 đến tháng 9. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là

19,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Mùa hạ, nhiệt độ trung

bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7;

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80-85%,

giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất 90% là (tháng 4), tháng có độ ẩm thấp nhất 76% là (tháng 11);

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố

tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80%

lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau, có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân;

- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1250

- 1400 giờ. Mùa hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.000 - 1.100 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm;

- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm

là 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s. tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng;

- Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 trận/năm;

Điều kiện khí hậu Nam Trực rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm.

4.1.1.4. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: sông Hồng, sông Đào và chế độ thuỷ triều. Nam Trực có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7 - 0,9 km/km2. Hiện tại sông Hồng, sông Đào là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn, qua các cống dưới đê như: cống Vị Khê - Điền Xá, cống Bái Hạ - Nghĩa An, cống Thứ Nhất - Nam Hồng, cống Cổ Lễ - Nam Thanh, cống Kinh Lũng - Nam Giang, cống Sa Lung, Dương Độ - Đồng Sơn... Sông ngòi Nam Trực được phân làm hai loại: Các sông chính và sông nội đồng.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 1 - Tài nguyên đất

gồm các nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 62,5% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất cát chiếm 5 % và đất phèn 2,5%. Nhìn chung đất đai của Nam Trực chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có nhiều tính chất tốt thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển;

- Đất phèn - Thionic Fluvisols (FLt)

Nhóm đất phèn của Nam Trực có nguồn gốc từ nhóm đất phù saDiện tích 401 ha, chiếm 3,5% diện tích các đơn vị đất và 2,48 % diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố: Gặp chủ yếu ở các xã Hồng Quang, Nghĩa An, Nam Toàn và Nam Cường;

- Đất phù sa - Fluvisols (FL)

Diện tích 10.108 ha, chiếm 98,1% diện tích các đơn vị đất và 62,5% diện tích tự nhiên của huyện;

Phân bố: Gặp ở tất cả các xã trong huyện;

Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của huyện Nam Trực; Nhóm đất phù sa được hình thành do qúa trình lắng đọng các vật liệu phù sa của hệ thống sông Hồng. Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi hàng năm;

2 - Tài nguyên nước

Nam Trực có cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá dồi dào và phân bố tương đối đều giữa các vùng trong huyện;

- Nguồn nước mặt: Có nhiều sông lớn chảy qua, nguồn nước mặt có trữ lượng lớn từ các con sông như Sông Hồng, Sông Đào có khả năng cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện;

- Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1.700 - 1.800 mm) nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 tới 80% lượng mưa cả năm góp phần bổ sung nguồn tài nguyên nước cho huyện, song mùa mưa thường gây ra úng lụt cục bộ ở nhiều nơi;

- Nguồn nước ngầm: Chủ yếu nằm trong tầng lỗ hổng Plutôxen phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, hàm lượng Cl < 200 mg/l, tầng khai thác phổ biến ở độ sâu từ 10 - 120 m. Tuy nhiên, khi khai thác ở độ sâu 40 m, chất lượng nước còn nhiều Fe và tạp chất. Vì vậy khi sử dụng cần có biện pháp xử lý để loại trừ Fe và các tạp chất;

- Chất lượng nước: Nhìn chung, nước sông trong hệ thống sông còn sạch, có thể đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất cây, nông nghiệp và sinh hoạt dân sinh.

3 - Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu điều tra của cục Địa chất cho thấy khoáng sản Nam Định nói chung và Nam Trực nói riêng nghèo về chủng loại và trữ lượng, chủ yếu là: Cát xây dựng; tâp trung ở các vùng lòng sông Hồng, sông Đào. Trữ lượng không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên. Sét làm bột mầu ở Nam Hồng trữ lượng không nhiều nhưng chất lượng khá.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2010 - 2016 nền kinh tế của huyện Nam Trực có bước tăng trưởng khá và luôn giữ ở mức ổn định, cơ cấu kinh tế đang được tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2010 tăng bình quân 7,67%, giai đoạn 2010 - 2016 là 10,2%/năm;

- Cơ cấu kinh tế năm 2016 (theo giá hiện hành); + Nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 32,6 %;

+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,9%; + Ngành dịch vụ chiếm 32,5 %;

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu thời kỳ 2010 - 2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2016

1/ GDP (Giá hiện hành) Tr. đồng 1.168.000 4.347.822

2/ Tốc độ tăng trưởng % 100 100

- Nông nghiệp - thuỷ sản “ 3,5 3,3

- Công nghiệp, xây dựng “ 11,0 19,8

- Dịch vụ “ 6,5 9,3

3/ Cơ cấu % 100 100

- Nông, ngư nghiệp “ 53,0 32,6

- Công nghiệp, xây dựng “ 18,0 34,9

- Dịch vụ “ 29,0 32,5

4/ Thu nhập bình quân đầu người

(Giá hiện hành) Tr. đồng/năm 3,1 11,4

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành năm 2010 là 1.442.695 triệu đồng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)