Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở2 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Nam Trực

4.4.1. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở2 xã nghiên cứu

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở 2 xã nghiên cứu Nam Đồng và xã Nam Dương được tổng hợp ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả dồn diền đổi thửa tại 2 xã nghiên cứu

TT Chỉ tiêu ĐVT

Xã Đồng Sơn Xã Nam Dƣơng

Trƣớc DĐĐT (2013) Sau DĐĐT (2016) Tăng, giảm (+),(-) Trƣớc DĐĐT (2013) Sau DĐĐT (2016) Tăng, giảm (+),(-) 1 Tổng số hộ Hộ 4.007 4.011 4 1.888 1.853 -35 2 Tổng số khẩu Khẩu 16.944 16.964 20 9.765 9.741 -24 3 Diện tích đất SXNN dồn đổi Ha 1078,22 1046,57 -31,65 415,34 409,11 -6,23 4 Tổng số thửa đất Thửa 20.631 12.732 -7.899 9.785 5.765 -4.020 5 Bình quân số thửa/ hộ Thửa/hộ 5,15 3,17 -1,97 5,18 3,11 -2,07 6 Bình quân diện tích/ thửa m 2/thửa 522,62 822 299,38 424,47 709,64 285,18 7 Bình quân diện tích SXNN/khẩu m 2/khẩu 636,34 616,94 -19,41 425,34 419,99 -5,35 8 Bình quân diện tích đất/hộ m 2/hộ 2.690,84 2.609,25 -81,59 2.199,89 2.207,83 7,93

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Từ số liệu ở bảng 4.9 cho thấy:

- Về số hộ nông nghiệp: xã Đồng Sơn tăng 4 hộ, nguyên nhân do có sự tách hộ, xã Nam Dương từ 1.888 hộ (2013) còn 1.853 hộ (2016) giảm 35 hộ. Trong đó có hộ giảm do trước đây làm thủ tục tách hộ cho con nhưng thực chất vẫn ở trong một nhà, đến nay bố mẹ già yếu (hoặc qua đời) nên không tách nữa; có hộ chuyển đi nơi khác sinh sống và một số hộ thoát li không làm nông nghiệp.

- Về diện tích đất nông nghiệp dồn đổi: cả 2 xã đều giảm, nhưng mức độ giảm ở xã Nam Dương ít hơn (6,23 ha), xã Đồng Sơn giảm nhiều hơn (31,65 ha). Điều này chứng tỏ xã Đồng Sơn (Vùng chuyên lúa) do việc manh mún ô thửa nên diện tích chuyển đổi sang làm giao thông, thủy lợi, cải tạo đồng ruộng để phù hợp với sản xuất nông nghiệp sau giai đoạn dồn điền đổi thửa.

- Về số thửa đất và chỉ tiêu bình quân số thửa/hộ: cả 2 xã đều giảm mạnh, xã Đồng Sơn giảm từ 20.631 thửa (2013) xuống còn 12.732 thửa (2016), giảm 7.899 thửa; xã Nam Dương từ 9.786 thửa (2013) xuống còn 5.765 thửa (2016), giảm 4.020 thửa. Cùng với đó, bình quân số thửa/hộ ở xã Đồng Sơn giảm từ 5,15 thửa/hộ (2013) xuống còn 3,17 thửa/hộ (2016); xã Nam Dương từ 5,18 thửa/hộ (2013) giảm xuống chỉ còn 3,11 thửa/hộ bình quân (2016). Đây là một thành tích nổi bật của 2 xã Đồng Sơn và xã Nam Dương nói riêng và của huyện Nam Trực nói chung trong công tác DĐĐT này đã làm thay đổi hẳn tư duy của người nông dân, tạo nên bước đột phá trong cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn dồn đổi ruộng đất, khoanh vùng tập trung để đầu tư sản xuất quy mô lớn.

- Diện tích thửa đất bình quân cả 2 xã đều tăng mạnh, xã Đồng Sơn từ 522,62 m2 (2013) tăng lên 822,00 m2 (2016), xã Nam Dương từ 424,47 m2 (2013) tăng lên 709,64 m2 (2016).

- Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/khẩu cả 2 xã đều giảm, xã Đồng Sơn từ 636,34 m2

/khẩu (2013) còn 616,94 m2/khẩu, giảm 19,91 m2/khẩu; xã Nam Dương từ 425,34 m2/khẩu (2013) còn 419,99 m2/khẩu (2016), giảm 5,35 m2/khẩu.

Từ những kết quả và các số liệu so sánh trên cho thấy: trước DĐĐT (2013) đồng ruộng của 2 xã nghiên cứu vùng đồng trũng chuyên lúa và vùng đồng màu có mức độ manh mún khác nhau, địa hình, chân đất khác nhau. Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện phải có các phương pháp tiếp cận, mục tiêu khác nhau, để có giải pháp phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng vùng. Kết quả DĐĐT của 2 xã nghiên cứu đã đạt được mục tiêu chung của huyện cũng như mục tiêu của từng địa phương đề ra, cụ thể:

- Tất cả các hộ đều đồng thuận, thống nhất cao, tích cực tham gia DĐĐT; - Diện tích đất thực hiện DĐĐT là toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, có đủ điều kiện tham gia DĐĐT; sau DĐĐT số diện tích đất sản xuất nông nghiệp đều giảm do nhu cầu mở rộng quỹ đất để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất và các mục đích công cộng khác; thông

qua DĐĐT, bố trí quy hoạch lại đồng ruộng, giao thông, thủy lợi nội đồng, đất công ích, tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, chỉ đạo sản xuất và quản lý đất đai trên địa bàn.

- Số thửa, số vùng của cả hai xã sau chuyển đổi đều giảm vượt chỉ tiêu đề ra, số thửa giảm xuống chỉ còn 2 - 4 thửa/hộ (trước DĐĐT bình quân 5 - 7 thửa/hộ). Những đồng đất do địa hình phức tạp khi DĐĐT không thể giảm thửa được, Ban chỉ đạo DĐĐT vận động các hộ gia đình chuyển đổi cho nhau để gần kề, liền vùng, liền khoảnh, thuận lợi cho đầu tư sản xuất và canh tác.

4.4.2. Ảnh hƣởng của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp

4.4.2.1. Ảnh hưởng về cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu sản xuất

- Về cơ cấu sử dụng các loại đất

Bảng 4.10. Biến động diện tích đất nông nghiệp trƣớc và sau DĐĐT tại 2 xã điều tra

STT Chỉ tiêu

Xã Đồng Sơn Xã Nam Dƣơng Trƣớc DĐĐT (2013) Sau DĐĐT (2016) Tăng, giảm (+),(-) Trƣớc DĐĐT (2013) Sau DĐĐT (2016 Tăng, giảm (+),(-) 1 Đất nông nghiệp NNP 1.127,75 1.110 -17,75 433,17 420,5 -12,67 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.107,28 1.090,36 -16,92 417,43 405,26 -12,17 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.028,2 1.012,94 -15,26 373,71 364,87 -8,84 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 920,36 908,26 -12,1 218,51 200,45 -18,06 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 107,84 104,68 -3,16 155,2 164,42 9,22 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 79,08 77,42 -1,66 43,72 40,39 -3,33 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 12,67 11,57 -1,1 9,84 9,44 -0,4 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 7,8 8,07 0,27 5,9 5,8 -0,1 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Sau DĐĐT, quy mô diện tích đất nông nghiệp của cả 2 xã nghiên cứu đều thay đổi lớn, kết quả thể hiện ở bảng 4.10. Từ số liệu cho thấy:

- Đất nông nghiệp: cả 2 xã đều giảm, xã Đồng Sơn từ 1.127,75 ha (2013) còn 1.110 ha (2016), giảm 17,75 ha; xã Nam Dương từ 433,17 ha (2013) còn 420,5 ha (2016), giảm 12,67 ha. Trong đó đất trồng lúa giảm nhiều nhất: xã Đồng Sơn giảm 12,1 ha, xã Nam Dương giảm 18,06 ha so với 2013. Đây là loại đất chịu ảnh

hưởng tác động do DĐĐT lớn nhất, số diện tích giảm này chủ yếu là do chuyển mục đích sang đất giao thông, thủy lợi để xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đạt chuẩn theo tiêu chí xây dựng NTM và một số công trình kinh tế - xã hội khác. Đất nuôi trồng thủy sản xã Đồng Sơn giảm 1,1 ha; xã Nam Dương giảm với quy mô 0,4 ha, nguyên nhân do diện tích sâu trũng trước đây không trồng lúa màu được, sau khi đồng ruộng được cải tạo, đầu tư giao thông, thủy lợi, diện tích này đã chuyển sang trồng lúa và cây hàng năm khác.

Qua số liệu, phân tích trên ta thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đều giảm ở cả 2 xã, nguyên nhân là do chủ trương từ Trung ương đến địa phương đồng bộ thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, tái cấu trúc ngành nông nghiệp, tích tụ ruộng đất đủ quy mô lớn để sản xuất hàng hoá tập trung. Vì vậy, yêu cầu việc DĐĐT phải gắn với việc quy hoạch lại đồng ruộng nên diện tích và cơ cấu các loại đất có sự thay đổi, đặc biệt là việc giảm diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp để xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng, đất chuyên dùng,… nhằm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Về cơ cấu sản xuất

Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng vùng trong địa bàn xã và định hướng chung của huyện Nam Trực, các xã thuộc địa bàn nghiên cứu đã có sự chuyển dịch, quy hoạch các vùng sản xuất, các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, cụ thể:

a. Xã Đồng Sơn:

Bố trí quy hoạch các vùng sản xuất chủ yếu như sau:

- Vùng sản xuất lúa nước: Ổn định diện tích đất trồng lúa nước với tổng diện tích 908 ha tại các cánh đồng của các xóm trên toàn xã, đầu tư hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi và giao thông nội đồng đạt chuẩn, được bố trí 2 vùng chính là: 2 lúa – màu và 2 lúa.

- Vùng chuyên canh rau màu: Bố trí quy hoạch cánh đồng có thu nhập cao. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, bao gồm: hệ thống điện, nước, giao thông, thuỷ lợi.

- Vùng Nuôi trồng thủy sản: quy hoạch tập trung với diện tích 11,57 ha, hướng sản xuất nuôi cá rô phi đơn tính, các loại cá phu hợp điều kiện, tự nhiên cho hiệu quả kinh tế cao.

- Vùng sản xuất trang trại: Quy mô trang trại vẫn còn nhỏ lẻ, nên mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

b. Xã Nam Dương:

Bố trí quy hoạch các vùng sản xuất chủ yếu như sau: - Sản xuất lúa nước: ổn định trên diện tích 218,51 ha

+ Vùng sản xuất: 2 lúa - màu hoặc 2 màu – lúa tập trung chủ yếu tại thôn Phượng, Trung Hòa.

- Vùng sản xuất rau màu: diện tích 155 ha, chủ yếu ở các thôn: Thôn Đế, Làng Bái, Thôn Chiền.

- Vùng nuôi trồng thủy sản: Khai thác hiệu quả diện tích ao hồ trên địa bàn, ổn định diện tích chuyên nuôi trồng thuỷ sản là 9,44 ha; đồng thời tăng cường đầu tư thâm canh sản xuất nuôi cá vụ 3, cá xen lúa.

- Vùng sản xuất trang trại: quy mô diện tích 5,8 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Đế và Thôn Vọc. Bố trí sản xuất chăn nuôi, tổng hợp.

4.4.3. Ảnh hƣởng của dồn điền đổi thửa đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng

4.4.3.1. Dồn điền đổi thửa đã ảnh hưởng tới diện tích, năng suất một số cây trồng chính

Khi tiến hành sản xuất việc lựa chọn trồng cây gì? Nuôi con gì? ở đâu? Là vấn đề được quan tâm nhất của người nông dân. Dồn điền đổi thửa quy hoạch lại đồng ruộng đã buộc các các hộ nông dân phải lựa chọn được một số giống cây trồng, vật nuôi phù hợp hơn, mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá là một tất yếu khách quan. Để nông sản trở thành hàng hoá và có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi nông sản phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Từ yêu cầu đó các hộ nông dân đã ý thức được việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trong sản xuất của hộ.

Trong quá trình chuyển đổi đi tới nền nông nghiệp hàng hóa, việc bảo đảm an ninh lương thực là điều kiện quan trọng nhất để người nông dân yên tâm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, cần phải sử dụng hợp lý quỹ đất theo hướng thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa cho năng suất và chất lượng hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, cây

rau quả và các cây đặc sản khác.

Trên vùng đất vàn, tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng thành vùng chuyên canh, quy hoạch lại hệ thống giao thông và thủy lợi để tổ chức sản xuất thâm canh các giống lúa cao sản, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các hộ đã có hướng sản xuất nông sản không chỉ cho năng suất mà còn phải đảm bảo chất lượng. Nếu như trước khi dồn đổi, ruộng đất manh mún các hộ gia đình chỉ trồng những cây trồng truyền thống như lúa Tạp lai, lúa Khang dân, một số cây mầu như khoai lang, ngô. Sau dồn đổi ruộng đất, thửa ruộng đã lớn hơn, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang các cây trồng có giá trị kinh tế theo hướng chuyên canh các loại cây hàng hóa như giống lúa tám thơm, khoai tây Đức…

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau DĐĐT được thể hiện ở Bảng 4.11.

Bảng 4.11. Diện tích, năng suất, một số cây trồng chính trƣớc và sau dồn điền đổi thửa của 2 xã nghiên cứu

TT Loại cây

trồng

Đơn vị tính

Xã Đồng Sơn Xã Nam Dƣơng

Trƣớc DĐĐT (2013) Sau DĐĐT (2016) Trƣớc DĐĐT (2013) Sau DĐĐT (2016) 1 Lúa cả năm - Diện tích ha 920,36 908,26 218,51 200,45

- Năng suất tạ/ha 59,2 63,1 55,8 59,3

- Sản lượng tấn 5.448,53 5.731,12 1.219,29 1.188,67

2 Ngô

- Diện tích ha 14,05 19,53 120 142,78

- Năng suất tạ/ha 40,5 42,9 45,2 47,9

- Sản lượng tấn 56,90 83,78 542,40 683,92

3 Lạc

- Diện tích ha 22,58 29,73 43,26 48,41

- Năng suất tạ/ha 23,0 25,0 26,7 28,3

- Sản lượng tấn 51,93 74,33 115,50 137,00

4 Rau màu

- Diện tích ha 18,5 21,46 50,2 55,7

- Năng suất tạ/ha 26,0 29,0 25,0 30,0

- Sản lượng tấn 48,10 62,23 125,50 167,10

Từ bảng 4.11 ta thấy:

- Sau dồn điền đổi thửa, diện tích lúa cả năm ở 2 xã đều giảm, xã Đồng Sơn từ 920,36 ha (2013) giảm còn 908,26 ha (2016), xã Nam Dương từ 218,51 ha (2013) xuống còn 200,45 ha (2016). Nguyên nhân giảm là do diện tích canh tác lúa giảm để thực hiện chuyển đổi ruộng đất sang xây dựng giao thông, thuỷ lợi nội đồng; một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng rau màu có hiệu quả cao hơn.

- Diện tích gieo trồng các loại rau màu đều được tăng lên: cây ngô ở xã Đồng Sơn từ 14,05 ha (2013) lên 19,53 ha (2016), xã Nam Dương từ 120 ha (2013) lên 142,78 ha (2016); tương tự, cây lạc, rau màu tăng từ 5 ha lên 10 ha ở 2 xã nghiên cứu. Nguyên nhân tăng là do việc đầu tư thâm canh tăng vụ, đặc biệt là cây vụ đông trên đất lúa. Bên cạnh đó một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Về năng suất, tất cả các loại cây trồng cơ bản đều tăng, điển hình là lúa cả năm năng suất bình quân từ 59,2 tạ/ha lên 63,1 tạ/ha (Đồng Sơn), từ 55,8 tạ/ha lên 59,3 tạ/ha (Nam Dương).

Sau DĐĐT đã làm cho quy mô thửa ruộng được tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi để thâm canh, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là sự dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp đã làm cho năng suất các loại cây trồng tăng lên, hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt.

4.4.3.2. Dồn điền đổi thửa thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và đa dạng hoá sản xuất

Sau khi hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, trên xứ đồng đã xuất hiện nhiều mô hình canh tác mới, cụ thể như:

- Mô hình cấy 2 vụ lúa và trồng cây vụ đông (đậu tương, ngô hoặc rau). - Mô hình cấy 1 vụ lúa và 2 vụ màu (lạc, ngô hoặc rau).

- Mô hình chuyên rau màu: Là những vùng có địa hình vàn cao, đất màu, cát tơi xốp, các hộ gia đình thường cải tạo để chuyên trồng cây rau màu

- Mô hình chăn nuôi tập trung (trồng cây - thả cá - chăn nuôi) ở xã Nam Hồng, Nam Cường

thường xuyên bị úng ngập, các hộ gia đình đã đắp bờ, cải tạo để chuyên nuôi cá.

4.4.4. Ảnh hƣởng của DĐĐT đến kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, khả năng đầu từ cho sản xuất và áp dụng các phƣơng tiện cơ giới trong sản xuất

Quá trình DĐĐT đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, quy mô diện tích các thửa ruộng tăng lên. Đi kèm theo đó là nhu cầu dịch vụ phục vụ sản xuất cũng tăng lên, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển vật tư, sản phẩm và cơ giới hoá trong sản xuất. Vì vậy, trong thực hiện công tác DĐĐT việc gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 74)