Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 32 - 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Tổng quan về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.4.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Hiệu quả kinh tế

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà khoa học kinh tế Samuelson Nordhuas "Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí". Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác".Theo các nhà khoa học Đức như: Stenien, Rusteruyer, Simmerman, Hanau hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.

Hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:

- Một là: Mọi hoạt động sản xuất của con người đều tuân theo quy luật "tiết

- Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống.

- Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các

hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người (Vũ Thị Bình – 2005).

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.

Hiệu quả xã hội

Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất đem lại.

Theo Nguyễn Sinh Cúc (2003), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.

Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật, hoá học, vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến.

Đất đai nói chung và đất nông lâm nghiệp nói riêng là loại tư liệu sản xuất đặc biệt, một yếu tố đầu vào quan trọng nhất của sản xuất nông lâm nghiệp. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sử dụng đất là trên một đơn vị diện tích đất nông lâm nghiệp nhất định có thể thu được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với mức chi phí bỏ ra thấp nhất trong một khoảng thời gian nào đó. Hoặc cũng có thể coi tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sử dụng đất là số lượng kết quả tăng thêm trên một đơn vị diện tích hoặc mức độ tiết kiệm chi phí bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm (Vũ Thị Bình – 2005).

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải ứng dụng lý thuyết sản xuất cơ bản nguyên tắc tối ưu hoá có ràng buộc. Trong điều kiện sản xuất nhất định việc sử dụng đất đai phải cố gắng tối thiểu hoá các chi phí đầu vào theo nghĩa tiết kiệm các chi phí không cần thiết để sản xuất ra lượng sản phẩm nào đó hoặc cố gắng tối đa hoá lượng sản phẩm sản xuất khi có giới hạn diện tích đất và yếu tố sản xuất khác.

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sử dụng đất NLN phải gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội của các chủ thể và ngành hàng trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất đất được đánh giá dựa trên quan điểm sử dụng đất tổng hợp bền vững dựa vào các chỉ tiêu đánh giá sau:

- Đảm bảo an ninh lương thực và tạo nhiều sản phẩm có giá trị hàng hoá được thị trường chấp nhận, thúc đẩy sản xuất NLN phát triển, thực hiện tập trung và chuyên canh hoá trong sản xuất.

- Có thu nhập và khả năng sinh lợi cao. Kiểm soát được xói mòn, bảo vệ và duy trì độ phì của đất, tăng năng suất cây trồng, giữ được quỹ đất, nguồn nước, đa dạng sinh học và tạo nhiều sản phẩm.

- Không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, thu hút nguồn lao động, tạo công ăn việc làm, không làm tổn hai đến rừng phòng hộ, các hoạt động sản xuất- xã hội, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống xã hội.

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sản xuất đất NLN phải đặt trong mối quan hệ giữa việc sử dụng loại đất này với các loại đất khác (dân cư nông thôn, đất ở đô thị, đất chuyên dùng) và sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất NLN phải gắn với đặc điểm và trình độ phát triển sản xuất trong từng thời kỳ. Phải hiểu một cách đầy đủ bản chất của hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội, môi trường, hiệu quả trước mắt và lâu dài, hiệu quả toàn bộ và hiệu quả bộ phận.

2.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.4.3.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên

a. vị trí địa lý

Vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn đến bố trí sản xuất nói chung và có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) nói riêng. Sản xuất nông nghiệp và nhất là trồng trọt gắn liền với các điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu thời tiết, ngoài ra cũng cần có điều kiện thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm trồng trọt. Nếu vị trí thuận lợi sẽ là điều kiện vô cùng quan trọng giúp phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa.

Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều thuận lợi cho việc trồng các loại cây nhiệt đới, ôn đới, diện tích đất đai màu mỡ được bồi đắp hàng năm do có các hệ thống sông. Mặt khác, nước ta nằm trong cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa các nước châu Á, châu Âu, có nhiều cảng biển dễ dàng cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản.

b. Chất lượng đất

Sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy

nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp nói chung và đất cho trồng trọt nói riêng cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt mà làm không chú ý đến mục tiêu phát triển trong tương lai.

c. Khí hậu - thời tiết

Thời tiết là trạng thái khí quyển đặc trưng bởi một tập hợp các yếu tố khí tượng quan trắc được trong một thời điểm hoặc 1 khoảng thời gian ngắn nhất định. Sự kết hợp các trị số của các yếu tố khí tượng rất khác nhau, ngoài ra nó biến thiên liên tục và đột ngột theo thời gian. Vì vậy, thời tiết có biểu hiện muôn hình muôn vẻ.

Việt Nam nằm trên vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương, là nơi gặp gỡ của các luồng gió mùa với gió phơn tây nam nên tính chất gió mùa thể hiện rõ rệt: khắp trong nước có 2 mùa, mùa mưa có lượng mưa chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, mùa khô ít mưa thủy triều xâm nhập sâu vào châu thổ nên đất bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp với từng miền, từng vùng lãnh thổ, theo

từng mùa khác nhau. Mặc dù mưa lặp đi lặp lại theo từng năm nhưng những năm gần đây cũng có những biến đổi thất thường không giống nhau làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Nếu thời tiết thuận lợi, mưa nắng điều hòa thì năng suất chất lượng của nông sản thu hoạch tăng và ngược lại một số hiện tượng thời tiết gây bất lợi cho sản xuất của ngành trồng trọt:

- Hiện tượng bão: Khi thời tiết chuyển từ mùa hè sang mùa đông lạnh và mùa hè là thời gian thường có những trận mưa lớn kèm theo những trận gió xoáy, gió lốc gây thiệt hại không nhỏ cả về con người lẫn vật chất như các công trình xây dựng nơi cơn bão đi qua, vật nuôi chết, các loại cây lương thực có thể sẽ không cho thu hoạch hoặc thu hoạch rất ít, chất lượng kém.

- Rét đậm rét hại và sương muối: Mùa đông lạnh kèm theo là sương muối, đây là hiện tượng thời tiết phổ biến ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Rét đậm rét hại và sương muối khiến cho các loại cây lương thực dễ bị chết, nhất là mạ mới gieo, năng suất các cây ăn quả giảm.

2.4.3.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội

a. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư cho nông nghiệp là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy, vai trò của vốn đầu tư là rất quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, cũng như đối với hiệu quả sử dụng đất, nó thể hiện:

+ Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngành nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, có tính rủi ro cao.Trong điều kiện nền kinh tế thi trường, người sản xuất sẽ tập trung vào đầu tư các ngành có lợi nhuận cao.Ngành nông nghiệp là ngành có lợi nhuận thấp rủi ro cao sẽ ít được chú ý quan tâm. Bởi thế, muốn cho ngành nông nghiệp phát triển nhanh cần có sự đầu tư hợp lý.

+ Đầu tư cho nông nghiệp còn góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả các chính sách của Nhà nước. Hoạt động đầu tư là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng.

b. Lao động

xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng người lao động. Số lượng người lao động trong ngành trồng trọt là số người tham gia vào tất cả các hoạt động sản xuất trong ngành trồng trọt bao gồm những người trong độ tuổi lao động (15 - 60 tuổi). Chất lượng người lao động thể hiện trình độ học vấn của người lao động. Nếu như người lao động có trình độ sẽ dễ dàng tiếp thu những tiến bộ khoa học hơn nhờ đó cũng sẽ làm cho năng suất, chất lượng nông sản tăng.

c. Chính sách khuyến nông của Nhà nước

Chính sách khuyến nông là những chính sách, biện pháp nhằm khuyến khích nông nghiệp phát triển theo định hướng. Hệ thống chính sách nông nghiệp nhằm giúp đỡ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống và xây dựng nông thôn mới.Chính sách ruộng đất là một trong những chính sách quan trọng nhất trong hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.

Thứ nhất, ruộng đất là nguồn lực chủ yếu và cơ bản của hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt, là cơ sở tự nhiên để tạo ra các sản phẩm. Người nông dân coi ruộng đất là tài sản quý giá và thiêng liêng. Tuy nhiên, họ chỉ quan trọng khi ruộng đất nó là của chính họ. Do vậy, họ chỉ đầu tư và cải tạo ruộng đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất khi mà họ làm chủ nó. Bởi vậy, chính sách ruộng đất hợp lý là rất cần thiết, nó sẽ làm cho việc sử dụng đất đai hợp lý hơn đồng thời cũng làm tăng hiệu quả của các chính sách phát triển nông nghiệp khác. Do chính sách hợp lý tạo điều kiện cho việc sử dụng ruộng đất hợp lý có hiệu quả; thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; có tác dụng trong quá trình chuyển nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, chính sách ruộng đất hợp lý cũng làm giảm bớt vấn đề tranh chấp ruộng đất.

d. Thị trường đầu ra cho sản phẩm

Tất cả các hàng hóa đều cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, các sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu của vùng và trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Nông sản nào mà không có thị trường tiêu thụ hoặc thị trường tiêu thu hẹp thì thu nhập của người dân khó khăn hơn. Do vậy, nên lựa chọn các nông sản có thị trường rộng rãi để làm tăng thu nhập.

2.4.3.3. Yếu tố về tổ chức cơ sở vật chất, kỹ thuật

a. Hệ thống đê điều, thuỷ lợi, giao thông

Trong hoat động nông nghiệp, nhất là trong hoạt động trồng trọt, nước là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Cây trồng cần phải được tưới lượng

nước phù hợp mới đảm bảo được các quá trình sinh trưởng phát triển. Vì vậy, cần có một hệ thống tưới tiêu với các kênh, mương phù hợp, sao cho dẫn nước được tới từng khu vực, đảm bảo lượng nước cần thiết cho cây trồng.

Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, từ Bắc đến Nam, lại là lưu vực của nhiều con sông lớn nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nước ta có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có mùa mưa và mùa khô phân rõ rệt, mùa mưa có lượng mưa chiếm 80 - 85% lượng mưa trong năm nên vào mùa mưa lưu lượng nước qua các con sông lớn nên thường xảy ra lũ lụt làm ngập úng các loại cây. Do vậy, một hệ thống đê kè kiên cố là rất cần thiết để bảo vệ mùa màng, mỗi năm sắp đến mùa lũ đều phải kiểm tra độ chắc chắn của đê. Hệ thống giao thông giúp cho nông sản đến được tay người tiêu dùng, nó đóng vai trò không thể thiếu được trong việc lưu thông sản phẩm, góp phần làm tăng thu nhập của người sản xuất.

b. Kỹ thuật canh tác

+ Kỹ thuật về giống cây trồng:

Đây là vấn đề luôn được quan tâm của mọi nền sản xuất nông nghiệp là làm sao để tạo ra được giống cây trồng mới có sản lượng, chất lượng cao, thích hợp ở nhiều điều kiện về đất đai khí hậu khác nhau. Giống cây trồng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất, giống tốt và thích hợp thì mới cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, giá bán cao, tăng thu nhập của người sản xuất, làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

+ Trình độ của người lao động:

Người lao động có trình độ, tiếp thu tốt những kỹ thuật canh tác, tìm ra thị trường tiềm năng cho sản phẩm của mình, đồng thời cũng dễ dàng áp dụng được những loại máy móc sử dụng trong trồng trọt: máy cày, máy tuốt lúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)