Kế hoạch về vốn sản xuất kinh doanh tại CTCP Xây lắp Bưu điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện (Trang 50 - 67)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây lắp

4.1.1. Kế hoạch về vốn sản xuất kinh doanh tại CTCP Xây lắp Bưu điện

4.1.1.1. Nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh tại CTCP Xây lắp Bưu điện Vốn sản xuất kinh doanh định mức là số vốn có thể quy định mức tối thiểu, cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vốn sản xuất kinh doanh được sử ụng cho việc chi phí dự trữ tài sản định mức cho công ty. Khi số vốn được đảm bảo đầy đủ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục và chủ động. Tuy nhiên nếu số vốn này không được tính toán chính xác thì sẽ là nguyên nhân khó khăn trở ngại cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở số vốn định mức đã được tính toán, công ty sẽ căn cứ vào đó để huy động, phân bổ nguồn vốn kịp thời cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện, nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh là tương đối lớn, công ty sau khi đã xác định được vốn sản xuất kinh doanh định mức bằng cách dựa vào doanh thu kế hoạch hàng năm, công ty tiến hành huy động tối đa các nguồn: Vốn góp, vốn vay, tự bổ sung, số vốn thiếu có thể huy động từ các nguồn, vay tín dụng, quỹ công ty, các khoản phải thu, phải trả, khấu hao, hàng tồn kho.... Ngoài ra công ty còn xây dựng kế hoạch 5 năm về doanh thu, dự kiến các khoản đầu tư, các chi phí cần thiết… để đưa ra giải pháp huy động và sử dụng vốn hợp lý.

a. Nhu cầu về vốn cố định

Căn cứ vào tình hình thực tế năm trước của công ty, phòng kế toán CPT lập dự trù về nhu cầu sử dụng vốn cố định cho năm sau. Tổng vốn cố định dự tính năm 2014 là 120.037,5 triệu đồng, năm 2015 là 27.924,08 triệu đồng, giảm 76,74% so với năm 2014; năm 2016 là 24.604,54 triệu đồng, giảm 11,89% so với năm 2015.

Bảng 4.1. Kế hoạch về sử dụng vốn cố định của CPT trong giai đoạn 2014 - 2016

(ĐVT: Triệu đồng) STT

Nội dung Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%)

(2)/(1) (3)/(2) BQ

I Tài sản cố định hữu hình 109.275,35 22.275,35 19.015,09 20,38 85,36 41,71

1.1 Nhà cửa, vật kiến trúc 30.000,00 5.000 4.000 16,67 80,00 36,52

1.2 Máy móc thiết bị 70.000,00 8.000 7000 11,43 87,5 31,62

1.3 Phương tiện vận tải 7.136,69 7.136,69 5.876,43 100,00 82,34 90,74

1.4 Thiết bị văn phòng 2.138,66 2.138,66 2.138,66 100,00 100,00 100,00

II Tài sản cố định vô hình

2.1 Phần mềm kế toán 172,70 59,28 - 34,32 - -

III Xây dựng cơ bản dang dở 10.589,45 5.589,45 5.589,45 52,78 100,00 72,65

2.1 Đầu tư sắm tài sản cố định 589,45 589,45 589,45 100,00 100,00 100,00

2.2 Xây dựng cơ bản dang dở 10.000,0 5.000,00 5.000,00 50,00 100,00 70,71

Tổng 120.037,50 27.924,08 24.604,54 23,26 88,11 45,27

Trong đó, tài sản cố định hữu hình năm 2014 dự tính là 109.275,35 triệu đồng; năm 2015 là 22.275,35 triệu đồng, giảm 19,62% so với năm 2014; năm 2016 là 19.015,09 triệu đồng, giảm 14,64% so với năm 2015. Trong cơ cấu tài sản cố định hữu hình có sự thay đổi là do sự thay đổi về giá trị nhà cửa, máy móc, trang thiết bị do sang nhượng, khấu hao tài sản, còn phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng là các yếu tố cần thiết của công ty nên giá trị ít thay đổi. Về tài sản cố định hữu hình của CPT chủ yếu là phần mềm kế toán, tài sản này chủ yếu là đang khấu hao nên giá trị được tính theo phương pháp khấu hao của công ty.

Giá trị xây dựng cơ bản còn dang dở là yếu tố khó xác định do ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh, việc dự trù cũng được tính toán theo các công trình, dự án công ty đang thực hiện dang dở.

b. Nhu cầu về vốn lưu động của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016

Bảng 4.2. Kế hoạch về sử dụng vốn lưu động của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016 (ĐVT: triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ 1 Tài sản ngắn hạn 400.000 450.000 400.000 112,50 88,89 100,00 2 Nợ ngắn hạn 150.000 150.000 200.000 100,00 133,33 115,47 Vốn lưu động 250.000 300.000 200.000 120,00 66,67 89,44 Nguồn: Phòng kế toán CPT (2017) Vốn lưu động là loại vốn dự đoán có dự sai lệch cao, nhất là đối với các doanh nghiệp xây dựng như CPT do tác động của các yếu tố như các khoản phải thu không đúng hạn, các khoản phải trải nhanh, vạy nợ chậm, huy động tiền mặt chậm... bên cạnh đó số lượng công trình dự án cũng quyết định nhiều đến nhu cầu sử dụng vốn lưu động. Việc xây dựng kế hoạch về vốn lưu động được CPT tính toán dựa trên Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty. Năm 2014 vốn lưu động của CPT cần 250.000 triệu đồng, năm 2015 vốn lưu động là 300.000 đồng, tăng 20% so với năm 2014; năm 2016 nhu cầu về vốn lưu động của CPT cần là 200.000 triệu đồng, giảm 33,33% so với năm 2015. Trong đó, nhu cầu về

tài sản ngắn hạn của CPT năm 2014 là 400.000 triệu đồng và năm 2015 là 450.000 triệu đồng, tăng so với năm 2014 là 12,5%, năm 2016 là 400.000 triệu đồng, giảm 11,11%. Nợ ngắn hạn dự tính năm 2014 và năm 2015 là 150.000 triệu đồng; năm 2016 là 200.000 triệu đồng, tăng 33,33% so với năm 2014 và năm 2015.

4.1.1.2. Huy động vốn sản xuất kinh doanh tại CTCP Xây lắp Bưu điện

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp điều kiện cần là phải huy động vốn để thực hiện mọi hoạt động. Tuy theo từng điều kiện phát triển của mỗi doanh nghiệp để tìm kiếm nguồn vốn cho hợp lý. Vốn của công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vay, chiếm dụng của các đối tượng khác, vốn cổ phần, vốn ngân sách và vốn tự bổ sung.

a. Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện được thể hiện qua nhiều nguồn khác nhau như vốn vốn của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển quỹ dự phòng tài chính, thặng dự cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, nguồn kinh phí dành cho một số quỹ khác. Qua bảng 4.3 cho thấy vốn chủ sở hữu của CPT khá lớn, thặng dư cổ phần và lợi nhuận chưa phân phối chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu của vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó các nguồn như vốn của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng tài chính được CPT quy định trong điều lệ hoạt động của công ty, số tiền hàng năm dành cho các nguồn này là như nhau. Số lượng vốn chủ sở hữu từ nguồn thặng dự cổ phần và lợi nhuận chưa phân phối có nhiều biến động do chịu ảnh hưởng của doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh. Năm 2014 và năm 2015, thặng dư cổ phần của CPT là 115.684,25 triệu đồng, năm 2016 là 35.684,26 triệu đồng giảm 69,15% so với năm 2014 và năm 2015, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2014 là (52.046,15) triệu đồng, năm 2015 là (48.276,327) triệu đồng, năm 2016 là (55.016,36) triệu đồng. Qũy khen thưởng phúc lợi năm 2014 và năm 2015 là 200,23 triệu đồng, năm 2016 là 108,56 triệu đồng giảm 45,78% so với năm 2014 và năm 2015. Là một công ty còn non trẻ, tuy đã có những bước phát triển trong những năm qua, nhưng do chi phí kinh doanh còn quá lớn, nên lợi nhuận thu được vẫn đang còn rất nhỏ. Việc trích lập các quỹ với tỉ lệ trên cho đến năm 2016 số tiền tại các quỹ vẫn là một con số khá nhỏ, do đó chỉ thực sự cần thiết công ty mới huy động nguồn vốn từ các quỹ này.

Bảng 4.3. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện trong giai đoạn 2014-2016

(ĐVT: Triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%)

(2)/(1) (3)/(2) BQ

1 Vốn chủ sở hữu

1.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100.000,00 100.000,00 100.000,00 100,00 100,00 100,00

1.2 Qũy đầu tư phát triển 24.225,19 24.225,19 24.225,19 100,00 100,00 100,00

1.3 Qũy dự phòng tài chính 3.421 3.421 3.421 100,00 100,00 100,00

1.4 Thặng dư vốn cổ phần 115.684,25 115.684,25 35.684,26 100,00 30,85 55,54

1.5 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

(52.046,75) (48.276,327) (55.016,36) - - -

2 Nguồn kinh phí và quỹ khác

2.1 Qũy khen thưởng, phúc lợi 200,23 200,23 108,56 100,00 54,22 73,63

b. Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu là hình thức doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Khi có nhu cầu về vốn, doanh nghiệp tính toán và phát hành cổ phiếu bán trên thị trường. Đặc trưng cơ bản là tăng vốn những không tăng nợ của doanh nghiệp bởi lẽ những người sở hữu cổ phiếu trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Đây là hình thức cung ứng vốn nội bộ. Là một doanh nghiệp cổ phẩn nên một trong những nguồn huy động vốn của CPT là phát hành cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu phát hành đến năm 2014-2015 của CPT là 10.000 cổ trong đó 100% là cổ phiếu phổ thông với giá 10.000 đồng/cổ. Năm 2016 do nhu cầu về vốn nên CPT tiếp tục mở rộng số lượng cổ phiếu đề huy động vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, số lượng cổ phiếu là 17.999 cổ, tăng 79,99% so với năm 2015. Tuy nhiên, hình thức mua cổ phiếu được công khai, các doanh nghiệp và cá nhân khác ngoài công ty được tham gia vào quá trình mua cổ phiếu. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm. Ưu điểm là có thể huy động vốn nhanh, nhược điểm là những người mua cổ phiếu không phải là người trong công ty nên họ không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp, lao động để tạo ra lợi nhuận.

Bảng 4.4. Số lượng cổ phiếu của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016

(ĐVT: 1000đ) STT Chỉ tiêu Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ 1 Số lượng cổ phiếu đã bán ra 10.000 10.000 17.999 100,00 179,99 134,16 Cổ phiếu phổ thông 10.000 10.000 17.999 100,00 179,99 134,16 2 Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 10.000 10.000 17.999 100,00 179,99 134,16 Nguồn: Phòng kế toán CPT (2017)

Bảng 4.5. Số lao động của CPT được điều tra theo tình hình mua cổ phần tại công ty

STT Chi tiêu

Xí nghiệp2 Xí nghiệp 7 Xí nghiệp 9 Tổng

SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%)

1 Tổng số người được điểu tra 11 100,00 13 100,00 13 100,00 37 100,00

2 Được mua cổ phần tại công ty 8 72,73 8 61,54 10 76,92 26 70,27

3 Số lượng cổ phiếu trung bình/người

700,5 - 711,5 - 706,5 - - 24,32

4 Số người được hỗ trợ khi mua cổ phần

3 27,27 3 23,07 3 23,07 9 33,33

5 Số người muốn mua cổ phần tại CPT

9 81,82 8 61,54 10 76,92 27 72,97

Qua điều tra 37 lao động tại 3 xí nghiệp về tình hình mua cổ phần tại công ty có 70,27% số lao động được điều tra được mua cổ phần của công ty, đây là những người làm việc tại CPT trên 5 năm, trong đó xí nghiệp 2 có 72,73% số lao động được điều tra, xí nghiệp 7 có 61,54 số lao động được điều tra, xí nghiệp 9 có 76,92% số lao động được điều tra. Số cố phiếu trung bình 1 lao động xí nghiệp 2 được mua là 700,5 cổ phiếu, số cổ phiếu trung bình 1 lao động xí nghiệp 7 được mua là 711,5 cổ phiếu, số cổ phiếu trung bình 1 lao động xí nghiệp 9 được mua là 706,5 cổ phiếu. Trong số những người mua cổ phiếu chỉ có các giám đốc, phó giám đốc được công ty hỗ trợ cho chậm trả một phần tiền khi mua cổ phiếu do số lượng cổ phiếu của những người này lớn.

Bên cạnh đó, khi được hỏi về nhu cầu mua cổ phiếu của CPT có 72,97% số người được điều tra muốn mua cổ phiếu của công ty.

c. Huy động vốn từ vay nợ và tín dụng thương mại

Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, việc các Doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau là một tất yếu khách quan. Các khoản mà doanh nghiệp đi chiếm dụng như những khoản còn đang trong hạn trả. Chẳng hạn như khoản tiền phải trả cho người bán chưa đến hạn thanh toán, khoản lương phải trả cho công nhân viên chưa đến hạn,…Đây là những khoản chiếm dụng hợp lý, mà lại có lợi cho Công ty vì không mất chi phí sử dụng chúng hoặc rất thấp so với các khoản vay. Điều quan trọng ở đây là Công ty cần xem xét khoản nào là hợp lý.

Qua bảng 4.6, ta thấy nợ phải trả ở công ty Cổ phần CP Xây lắp Bưu điện bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao chứng tỏ nhu cầu vốn lưu động của công ty là rất lớn.

Trong nợ ngắn hạn, phải trả phải nộp khác và người mua trả tiền trước là hai nguồn vốn được huy động chủ yếu tại công ty. Điều này được giải thích như sau:

Với chính sách khoán toàn bộ giá trị công trình cho các xí nghiệp, các xí nghiệp có trách nhiệm thuê lao động, điều phối nguyên vật liệu, máy thi công cần thiết cho công trình. Trong quá trình thi công các xí nghiệp được tạm ứng 20% giá trị hợp đồng, số còn lại các xí nghiệp phải ứng tiền của mình ra để đảm bảo thực hiện công trình. Sau khi nghiệm thu, quyết toán công trình, các xí nghiệp sẽ nhận được toàn bộ giá trị quyết toán công trình, trừ đi số đã tạm ứng.

Như vậy, công ty chỉ quản lý đến các xí nghiệp, giám đốc các xí nghiệp là người chịu trách nhiệm toàn bộ về công trình thực thi. Vì vậy, công ty theo dõi chi tiết cho từng đối tượng là các cán bộ thi công. Các khoản phải trả phải nộp

khác chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty, đây chính là những khoản nợ mà công ty nợ các xí nghiệp hay là giá trị các công trình chưa được quyết toán vào cuối năm tài chính mà các chủ nhiệm công trình đảm nhiệm. Qua bảng 4.6 ta cũng thấy khoản nợ phải trả này không ngừng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 90,18%, nguyên nhân là do mùa khô là mùa thi công chính của hoạt động kinh doanh này, đồng thời gần đây công ty thường nhận được các hợp đồng có thời gian thi công kéo dài trên 1 năm làm cho cuối năm tài chính số công trình chưa được quyết toán tăng cao.

Khoản trả trước của khách hàng là nguồn vốn mà khách hàng giúp đỡ công ty trong quá trình thực hiện hợp đồng bẳng 30% giá trị hợp đồng. Tốc độ tăng khoản ứng trước của người bán cao nhưng không ổn định, bình quân tăng 54,25%. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả, có uy tín trong lĩnh vực xây lắp bưu điện. Khoản nợ người mua trả tiền trước là khoản nợ giúp công ty tăng thêm vốn kinh doanh cho mình. Tuy nhiên, một số khách hàng khó tính khi tạm ứng họ yêu cầu bảo lãnh. Theo nguyên tắc bảo lãnh công ty sẽ không được sử dụng hết số tiền mà khách hàng tạm ứng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính công ty.

Phải trả người bán, phí và lệ phí phải nộp Nhà nước là những khoản chiếm dụng của nhà cung cấp và nhà nước, đây là hai đối tượng nợ đặc biệt bởi người bán là người đảm bảo vật tư thi công và Nhà nước là cơ quan quản lý. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phát triển liên tục và hiệu quả thì công ty phải luôn tạo đựợc niềm tin đối với hai đối tượng này, chứng minh tình trạng tài chính lành mạnh của mình bằng cách thanh toán đúng hạn, không để nợ lớn nợ. Do đó cuối năm các khoản nợ này chỉ còn rất nhỏ trong cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty.

Như vậy, nợ phải trả của công ty tăng lên qua các năm chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên các khoản nợ này lại là những khoản chiếm dụng của công ty với nhà cung cấp, người bán, nhà nước và các đối tượng khác,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện (Trang 50 - 67)