XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN 4.2.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp
Vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Sự điều hành quản lý phải kết hợp được tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn của các kế toán cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty, khi trình độ của kế toán cao, phù hơp với lĩnh vực hoạt động của công ty thì việc vận dụng các biện pháp trogn huy động và sử dụng vốn sẽ tốt hơn, khai thác tối đa nguồn vốn của công ty.
Qua bảng 4.27 cho thấy trình độ của giám đốc, phó giám đốc phụ trách tài chính của công ty đều có trình độ dại học chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, với số năm kinh nghiệm làm việc tại CPT để trên 20 năm, kế toán trưởng có trình độ đại học chuyên ngành kế toán, với 22 năm kinh nghiệm. Các giám đốc các xí nghiệp cũng có trình độ đại học nhưng lại ở nhiều chuyên ngành khác nhau như quản trị, kinh tế, xây dựng… với số năm làm việc tại CPT từ 22- 26 năm. Kế toán tại các xí nghiệp có só năm làm việc ít hơn từ 5- 8 năm, do tính chất công việc tại các xí nghiệp không nặng nề như tại công ty nên cán bộ kế toán tại các xí nghiệp chưa đòi hỏi nhiều yêu cầu như kế toán của công ty. Nhìn chung về trình độ của lãnh đạo công ty, lãnh đạo các xí nghiệp đều có trình độ đại học và số năm kinh nghiệm làm việc tại công ty lâu năm, đây là lực lượng có thể đưa ra nhiều giải pháp huy động và sử dụng vốn phù hợp với từng giai đoạn của công ty.
Bảng 4.27. Trình độ của lãnh đạo CPT
STT Đối tượng Trình độ Chuyên ngành Số năm làm việc
trong công ty
1 Giám đốc Đại học Quản trị 25
2 Phó giám đốc phụ
trách tài chính Đại học Quản trị 21
3 Kế toán trưởng Đại học Kế toán 22
4 Giám đốc các xí nghiệp Đại học Quản trị, kinh
tế, xây dựng 22-26
5 Kế toán các xí nghiệp Đại học Kế toán 5-8
Nguồn: Văn phòng CPT
4.2.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
4.2.2.1. Cơ chế chính sách, pháp luật
Trạng thái nền kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi nền kinh tế phát triển vững mạnh và ổn định sẽ tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong kinh doanh như: huy động vốn, đầu tư vào các dự án lớn, có cơ hội lựa chọn bạn hàng…
Khi nền kinh tế phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tăng theo. Bởi lẽ khi khoa học công nghệ phát triển mạnh thì nó sẽ đặt doanh nghiệp vào môi trương cạnh tranh gay gắt. Nếu như doanh nghiệp không thích ứng được môi trường này chắc chắn sẽ không tồn tại được. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn chú trọng việc đầu tư vào công nghệ. Với những máy móc hiện đại không những tiết kiệm được sức lao động của con người mà còn tạo ra được khối lượng sản phẩm cao với giá thành thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó nó sẽ làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên càng khuyến khích doanh nghiệp tích cực sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện ngày càng tốt hơn. Ngược lại, nếu trạng thái nền kinh tế đang ở mức suy thoái thì việc doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình tài chính là rất khó khăn.
Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều không thể thiếu. Điều này được quy định trong các Nghị Quyết TW Đảng, Các cơ chế, chính sách này có tác động không nhỏ tới tình hình tài chính của doanh nghiệp như từ cơ chế tác động không nhỏ tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, cơ
chế giao vốn, đánh giá lại tài sản, sự thay đổi các chính sách thuế (thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…), chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu công nghệ…đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới tình hình tài
4.2.2.2. Thị trường sản xuất kinh doanh
Thị trường sản xuất kinh doanh của công ty là rất rộng, đa dạng do hình thức hoạt động của công ty đa dạng, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh và nó sẽ các tác động tới hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty, nếu như các công trình của công ty liên tục được ký kết và thực hiện tốt thì sẽ là điều kiện để công ty mở rộng sản xuất kinh doanh cung như tạo được uy tín trên thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng các chi phí, có thể thấy sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng cho nên khi công trình được hoàn thành được nghiệm thu thì sẽ mang lại doanh thu cho công ty. Sản phẩm của công ty là các công trình có mức độ đầu tư cao cũng như chất lượng công trình lâu. Với đặc thù sản xuất kinh doanh riêng của công ty, cho thấy tốc độ lưu chuyển nguồn vốn của công ty là rất lớn, đòi hỏi công ty phải cân bằng được nguồn vốn và dự phòng được một lượng lớn vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, thị trường xây dựng và thị trường bất động sản những năm gần đây có dấu hiệu phát triển chậm, nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản do thực hiện nhiều công trình và các công trình nhiều vốn nên nợ đọng nhiều, thiếu khả năng đáp ứng vốn cho những công trình tiếp theo. Chính vì vậy, công ty CPT cần nên tìm hiểu, đưa ra các giải pháp thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh để duy trì nguồn vốn, đáp ứng tốt khả năng sản xuất kinh doanh của công ty.
Hộp 4.2. Ý kiến của lãnh đạo công ty CPT về ảnh hưởng của thị trường sản xuất kinh doanh đối với quản lý vốn sản xuất kinh doanh
Tình hình phát triển ngành xây dựng những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phá sản. CPT là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp đồng của CPT thường là các dự án tầm trung, tuy nhiên nhiều công trình có thời gian thực hiện kéo dài, tình trạng quyết toán theo dài đoạn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới khả năng thu hồi vốn chậm. Bên cạnh đó, nhiều lúc công ty thiếu vốn nhưng không dám đi vay mặc dù có nhiều khách hàng còn nợ công ty.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó giám đốc công ty, tại Công ty CP Xây lắp Bưu điện, lúc 9h30 ngày 3/1/2017.
4.2.2.3. Yếu tố thuộc về đối tác, khách hàng
Là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức đa ngành nghề gồm có xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình bưu điện, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, điện tử… nên khách hàng, đối tác của công ty rất đa dạng, gồm cả tư nhân và nhà nước. Chính vì vậy, việc huy động vốn và sử dụng vốn của công ty nhiều biến động. Nếu công ty thực hiện các hợp đồng xây dựng đối với tư nhân thì khả năng thu hồi vốn nhanh, nếu thực hiện các công trình liên quan đến nhà nước thì khả năng thu hồi vốn chậm do các thủ tục hành chính của nước ta còn rườm ra. Tuy nhiên với khách hàng mà một số đơn nhà nước thì mức độ rủi ro khi thu hồi vốn an toàn hơn với các đối tượng tư nhân, nhất là các công trinh lớn, cần nhiều vốn. Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi CPT cần tính toán khi thực hiện hợp đồng và yêu cầu về vốn.
Hộp 4.3. Ý kiến của lãnh đạo công ty về ảnh hưởng của khách hàng, đối tác đến quản lý vốn sản xuất kinh doanh của CPT
Tham gia vào ngành xây dựng và lắp đặt hiện nay cần phải quan tâm nhiều hơn đến đối tác và khách hàng khi tiến hành thực hiện các dự án, công trình. Việc lựa chọn đối tác phải thể hiện được điều quan trọng nhất là khả năng và tốc độ thu hồi vốn, nếu khả năng thu hồi vốn chậm sẽ ảnh hưởng đến khả năng quay vòng sản xuất của vốn. Doanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất thì sẽ tăng các khoản nợ, có thể đi tới phá sản. Chính vì vậy, cần phải lựa chọn đối tác và khách hàng thật cẩn thận.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó giám đốc công ty, tại Công ty CP Xây lắp Bưu điện lúc 9h30 ngày 3/1/2017.
4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN 4.3.1. Quan điểm đinh hướng
Qua những năm phát triển và trưởng thành, công ty xây lắp Bưu điện đã từng bước xây dựng cho mình những tiền đề vững chắc về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự và uy tín của công ty trước các đối tác kinh doanh .
Trong năm tới, công ty chủ trương phát triển theo những hướng sau đây: - Theo đuổi việc tăng lợi nhuận dưới những điều kiện đang thay đổi của thị trường nhằm mở rộng quy mô sản xuất theo phương thức đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của mình.
cũng như chất lượng các công trình. Tập trung và tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có, tránh tình trạng lãng phí nhân công.
- Mở rộng quy mô kinh doanh máy móc thiết bị hơn nữa. - Giữ vững thị trường mà công ty đang chiếm lĩnh và có uy tín.
Qua thực tế xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP xây lắp Bưu điện trong năm vừa qua có thể thấy rằng mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng được sự nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh nên công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra về sản lượng cũng như doanh thu, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tăng tích luỹ nội bộ, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích tình hình thực tế của công ty cho thấy, bên cạnh một số kết quả đã đạt được thì trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác tổ chức và sử dụng vốn còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại, đòi hỏi phải đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục, hạn chế những tồn tại trên nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4.3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại CPT trong thời gian tới
4.3.2.1. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đang có và tiết kiệm chi phí
Bên cạnh những mục tiêu huy động đủ vốn cho hoạt động sản xuất, công ty cần sử dụng những nguồn vồn hiện có một cách tiết kiệm và hiệu quả. Mặc dù trong những năm vừa qua công ty đã tăng được tốc độ chu chuyển vốn lưu động, song công ty cần tiếp tục thực hiện các biện pháp như tổ chức tốt công tác vận chuyển tiêu thụ sản phẩm để giảm số lượng hàng tồn kho, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu khách hàng.
Ngoài ra công ty cần quan tâm đến vấn đề tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động như chi phí dự trữ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chẳng hạn như khi mua hàng phải tham khảo toàn diện giá cả cũng như điều kiện mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để chọn được nhà cung cấp có nhiều ưu đãi nhất. Công ty cần cố gắng giao dịch vói nhà sản xuất trực tiếp để tiết kiệm chi phí cho người trung gian và chi phí vay vốn khi không thể huy động được từ các nguồn tự có và tín dụng thương mại.Ngoài ra cần tránh tình trạng để vốn chết không sử dụng vì như vậy vẫn phải chịu lãi.
4.3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động của Công ty CP Xây lắp Bưu điện
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động, công ty cần phải có đối tượng lao động (như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang…). Vốn cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và đươc biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vì vậy muốn quá trình tái sản xuất được thực hiện, công ty phải có vốn lưu động đầu tư vào các quá trình khác nhau đó. Công ty sử dụng vốn lưu động hiệu quả bao nhiêu thì sản phẩm tiêu thụ được nhiều bấy nhiêu. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.
Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chu chuyển vốn lưu động trong khâu lưu thông là điểm yếu của công ty vì giá trị của thành phẩm và các khoản phải thu trong vốn lưu động của công ty là rất lớn. Công ty cần giảm các khoản phải thu xuống, tăng cường công tác thu nợ, điều chỉnh lại chính sách tín dụng thương mại sao cho hợp lý, đồng thời giảm bớt hàng tồn kho bằng cách tăng lượng bán ra, cân đối giữa sản xuất và nhu cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ… cùng với việc đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn lưu động trong khâu lưu thông và khâu sản xuất sẽ làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động tăng lên.
Làm tốt công tác hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báo nhu cầu chi tiêu hợp lý và chính xác. Cần xác định đúng lượng dự trữ tiền mặt cần thiết để đảm bảo an toàn trong thanh toán cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm tối đa rủi ro về lãi suất. Có nhiều cách tăng tốc độ thu vốn bằng tiền như: áp dụng chính sách chiết khấu hợp lý, thiết lập thanh toán qua ngân hàng đối với những khách hàng lớn, tổ chức bộ phận làm công tác nhắc nhở và thu hồi nợ… Để khai thác triệt để nguồn tiền mặt nhàn rỗi của công ty nhằm giảm chi phí về vốn và tăng thu, có nhiều cách để thực hiện như: đem tiền gửi ngân hàng, cho các công ty có uy tín sử dụng, bổ sung vốn cho các dự án đầu tư đang hoạt động hiệu quả…
Trong khâu dự trữ: Để tránh tình trạng vốn lưu động bị ứ đọng Công ty cần tính toán lượng dự trữ tối ưu sao cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty không bị gián đoạn đồng thời không bị lãng phí.
Trong khâu lưu thông: Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách đảm bảo chất lượng, khối lượng hàng hóa cung ứng. Đồng thời theo dõi tình hình
thanh toán nhằm rút ngắn số ngày xuất bán và thanh toán để thu tiền hàng kịp thời, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu này
4.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện
Bảo toàn và phát triển vốn cố định là sự cần thiết tất yếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế hiện đại. Vốn cố định quyết định đến năng lực hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Vì thế mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu và thực hiện tốt các biện pháp bảo toàn vốn cố định .
Bảo toàn vốn cố định có nghĩa là phải thu hồi đủ một lượng vốn tiền tệ để