Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện
3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động của Công ty
Công ty cổ phần Xây lắp Bưu Điện được thành lập theo quyết định số: 3483/GP-UB ngày 16/04/1998 của UBND Thành phố Hà Nội và do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Phát triển Bưu điện là sáng lập viên chính.
Công ty có Giấy đăng ký kinh doanh số 0100776269 ngày 09/02/2015 (thay đổi lần thứ 13) do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 55419 ngày 06/07/2004 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp, Chứng chỉ ISO 9001:2008 số 2005/24801.2 cấp ngày 16/02/2015. Tên viết tắt là CPT.
Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện được thành lập trên cơ sở kế thừa toàn bộ cán bộ kỹ thuật, máy móc thiết bị, nhà xưởng, thị trường của Xí nghiệp Xây lắp Trang trí Nội ngoại thất thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Phát triển Bưu điện (Sau khi có thoả thuận của Lãnh đạo Tổng cục và Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam).
a. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần Xây lắp Bưu Điện đã trở thành một trong những đơn vị xây lắp trong và ngoài ngành Bưu chính Viễn thông có uy tín trên thị trường. Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện là một trong những đơn vị thi công xây lắp trong ngành bưu chính viễn thông, thời gian qua công ty đã giành được tín nhiệm của các đơn vị trong ngành. Từ phạm vi hoạt động và phạm vi khách hàng chủ yếu tại Hà Nội, đến nay công ty đã vươn ra cũng cấp dịch vụ cho các đơn vị tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan; - Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Giám sát xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện;
- Giám sát lắp đặt thiết bị công trình và lắp đặt thiết bị công nghệ hệ thống mạng thông tin liên lạc công trình xây dựng;
- Giám sát thi công xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện;
- Thiết kế công trình thuỷ lợi (hồ chứa, đập, đê kè); công trình hạ tầng kỹ thuật (thoát nước);
- Giám sát xây dựng công trình giao thông lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện; - Giám sát xây dựng công trình đường bộ lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện; - Thiết kế mạng thông tin, bưu chính viễn thông công trình xây dựng; - Thiết kế kiến trúc công trình;
- Thiết kế xây dựng công trình điện dân dụng, điện công nghiệp, đường dây tải điện và trạm biến áp;
- Tư vấn, thi công các công trình kiến trúc, cảnh quan; - Kinh doanh bất động sản;
- Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng xe ô tô;
- Buôn bán hàng điện tử, tin học, điện, điện lạnh, tự động hoá, viễn thông, đồ dùng cá nhân và gia đình, lương thực, thực phẩm, hàng nông lâm, thuỷ, hải sản, thủ công mỹ nghệ, nội ngoại thất;
- Sản xuất phần mềm tin học;
- Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, siêu thị; - Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, siêu thị;
- Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, thuế, kiểm toán, kế toán, chứng khoán);
- Dịch vụ thương mại; - Kinh doanh bến bãi;
- Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; - Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông;
- Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì các sản phẩm công ty kinh doanh; - Buôn bán vật tư, máy móc, thiết bị ngành công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông;
- Xây lắp các công trình điện đến 35KV;
- Xây dựng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng;
- Xây lắp các công trình Bưu chính Viễn thông theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Trang trí nội, ngoại thất công trình; - Xây dựng dân dụng;
- Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hạng 2; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
b. Chức năng nhiệm vụ của các cấp quản lý
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có cấp công ty và cấp xí nghiệp. Cấp công ty gồm có phòng tổng hợp, phòng kinh tế; cấp xí nghiệp gồm có 14 xí nghiệp xây lắp. Bộ máy quản lý được xây dựng theo sơ đồ kiểu trực tuyến là một bộ máy với các tuyến quyền lực trong công ty là các đường thằng. Mỗi cấp chỉ chịu sự quản lý trực tiếp và nhận nhiệm vụ từ một cấp trên.
Giám đốc công ty có chức năng, nhiệm vụ:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị,
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ
các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị.
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc.
- Tuyển lao động.
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty và quyết định của hội đồng quản trị.
- Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật. Điều lệ của công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này và gây thiệt hại cho công ty thì giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Phó giám đốc kinh tế có chức năng nhiệm vụ:
- Phụ trách về các vấn đề liên quan đến tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, báo cáo quyết toán, báo cáo thuế...
- Giúp việc cho giám đốc trong hoạt động kinh doanh tài chính của công ty. - Quản lý trực tiếp phòng kinh tế.
Phó giám đốc kỹ thuật có chức năng nhiệm vụ:
- Phụ trách về mảng thiết bị công nghệ mới ứng dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quản lý trực tiếp phòng tổng hợp.
Phó giám đốc nghiên cứu và phát triển có chức năng nhiệm vụ:
- Hoạch định chương trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công tác thị trường: mở rộng và giữ vững thị trường truyền thống của công ty; tìm kiếm các dự án xây dựng cơ bản phù hợp với ngành nghệ mà công ty đang kinh doanh.
Phòng tổng hợp có chức năng nhiệm vụ: - Thực hiện mọi công tác hành chính.
- Quản lý hồ sơ lý lịch của toàn thể cán bộ công nhân viên. - Thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo cán bộ công nhân viên.
- Nghiên cứu, đề xuất, quản lý thực hiện các phương án về tổ chức cán bộ của công ty.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động của công ty. Phòng kinh tế có chức năng nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch. - Dự thảo hợp đồng kinh tế trình lãnh đạo công ty phê duyệt.
- Quản lý vật tư, sản phẩm và các công trình.
- Xây dựng và theo dõi kế hoạch tài chính, lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.
- Tổ chức thực hiện ghi chép, hạch toán các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty theo quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành.
- Lập hồ sơ và bảo vệ quyết toán công trình.
- Thanh toán tiền lương và thu nhập cho cán bộ, công nhân viên của công ty. - Thực hiện nghiêm túc việc nộp thuế vag nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước. Các xí nghiệp xây lắp có chức năng nhiệm vụ:
- Thực hiện các công trình của công ty.
- Buôn bán các vật tư như cáp quang, cáp đồng, các thiết bị đầu nội và phụ kiện.
Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện. 3.1.2. Tình hình lao động của Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện
Cũng như vốn, khoa học công nghệ, lao động là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, với sự phát triển mạnh quy mô doanh nghiệp trên thị trường, CPT cần thêm nhiều lao động để mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh. Theo bảng 3.1, số lượng lao động của CPT tuyển dụng thêm qua các năm khá nhiều, năm 2014 có 145 lao động, năm 2015 có 167
GIÁM ĐỐC
PGĐ kỹ thuật PGĐ nghiên cứu
và phát triẻn PGĐ kinh tế
Phòng tổng hợp
Phòng kinh tế
lao động tăng 15,17% so với năm 2014, năm 2016 có 172 lao động tăng 2,99% so với năm 2015. Trong đó, CPT đã chú ý trong khu tuyển dụng, do nhu cầu về mở rộng thị trường, đặc thù về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên CPT đã ưu tiên tuyển dụng lao động nam hơn lao động nữ. Số lao động nam 2015 là 102 lao động tăng 8,82% so với năm 2014, năm 2016 là 115 tăng 3,6% so với năm 2015. Số lao động nữ năm 2015 là 56 loa động tăng 30,23% so với năm 2014, năm 2016 là 57 lao động tăng 1,78% so với năm 2015.
Về trình độ chuyên môn của lao động trong CPT cũng có sự thay đổi rõ rệt. Số lượng lao động có trình độ sau đại học tăng từ 3 lao động trong năm 2014 lên 8 lao động năm 2016. Lao động có trình độ đại học năm 2015 có 40 lao động tăng 5,26% so với năm 2014, năm 2016 có 44 lao động tăng 10% so với năm 2015. Số lao động có trình độ trung cấp cũng tăng lên, năm 2015 có 64 lao động tăng 50% so với năm 2014, năm 2016 có 58 lao động tăng 7,74% so với năm 2015. Lao động có trình độ cao đẳng lại có xu hướng giảm năm 2014 có 11 lao động, năm 2016 giảm xuống còn 9 lao động,. Về lao động có trình độ cao đẳng làm việc tại CPT năm 2015 có 40 lao động tăng 2 lao động so với năm 2012, năm 2016 tăng thêm 4 lao động so với năm 2015.
Về thu nhập trung bình của lao động làm việc trong CPT theo tính toán của phòng kinh tế công ty năm 2014 ước đạt 8,5 triêu đồng/tháng, năm 2015 là 9,7 triệu đồng/tháng, năm 2016 là 11,4 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập khá cao, so với tình hình nền kinh tế đang có nhiều biến động hiện nay.
Bảng 3.1. Tình hình lao động của CPT trong giai đoạn 2014 - 2016
STT Nội dung Đơn vị Năm 2014
(1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ I Tổng số lao động LĐ 145 167 172 115,17 102,99 108,91 1.1 Theo giới tính Nam LĐ 102 111 115 108,82 103,60 106,18 Nữ LĐ 43 56 57 130,23 101,78 115,13
1.2 Theo trình độ chuyên môn
Sơ cấp LĐ 11 11 9 100,00 81,82 90,45 Trung cấp LĐ 36 54 58 150,00 107,74 127,13 Cao đẳng LĐ 57 56 53 98,24 94,64 96,42 Đại học LĐ 38 40 44 105,26 110,00 107,60 Sau đại học LĐ 3 6 8 200,00 133,33 163,29 II Thu nhập bình quân/lao động Trđ/lđ/tháng 8,5 9,7 11,4 114,12 117,53 115,81 Nguồn: Phòng Tổng hợp CPT (2016)
3.1.3. Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện
Theo bảng 3.2, từ năm 2014, tình hình về tài chính của công ty có nhiều biến động. Năm 2014, giá trị tài sản và nguồn vốn của CPT là 332.281,19 triệu đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 72,06%, nợ dài hạn chiếm 27,94%; nợ phải trả chiếm 41,2%; nguồn vốn chiếm 57,57%, lợi ích cổ đông tối thiếu chiếm 1,23%.
Năm 2015, giá trị tài sản và nguồn vốn của CPT là 325.471,59 triệu đồng, giảm 2,05% so với năm 2014. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 72,06%, tăng 15,21% so với năm 2014; nợ dài hạn chiếm 27,94%, giảm 56,57% so với năm 2014 ; nợ phải trả chiếm 41,2%, giảm 3,05% so với năm 2014; nguồn vốn chiếm 57,57%, giảm 7,41% so với năm 2014, lợi ích cổ đông tối thiếu chiếm 1,23%, giảm 1,8% so với năm 2014.
Năm 2016, giá trị tài sản và nguồn vốn của CPT là 473.788,59 triệu đồng, tăng 45,57% so với năm 2015. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 77,06%, tăng 32,34% so với năm 2015; nợ dài hạn chiếm 22,94%, tăng 119,18% so với năm 2015 ; nợ phải trả chiếm 59,62%, tăng 122,84% so với năm 2015; nguồn vốn chiếm 40,38%, giảm 1,92% so với năm 2015.
Bảng 3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của CPT trong giai đoạn 2014-2016
ĐVT: triệu đồng
STT Nội dung Năm 2014
(1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ I Tổng tài sản 332.281,19 325.471,59 473.788,59 97,95 145,57 119,41 1.1 Tài sản ngắn hạn 239.458,13 275.880,18 365.095,70 115,21 132,34 123,48 1.2 Tài sản dài hạn 92.823,06 49,591,41 108.692,89 53,43 219,18 108,22 II Tổng nguồn vốn 332.281,19 325.471,59 473.788,59 97,95 145,57 119,41 2.1 Nợ phải trả 136.899,18 126.761,68 282.474,50 92,59 222,84 143,64 2.2 Nguồn vốn 191.283,70 195.054,12 191.314,09 101,97 98,08 100,01
2.3 Lợi ích cổ đông thiểu số 4.098.31 3655,79 - 89,2 - -
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra
a. Chọn điểm nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu tại các đơn vị của Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện là xí nghiệp xây lắp số 2, xí nghiệp xây lắp số 7 và xí nghiệp xây lắp số 9. Trong đó:
- Xí nghiệp xây lắp số 7 là xí nghiệp có quy mô vốn lớn nhất; - Xí nghiệp xây lắp số 2 là xí nghiệp có quy mô vốn trung bình; - Xí nghiệp xây lắp số 9 là xí nghiệp có quy mô vốn ít nhất. b. Chọn mẫu điều tra
Để tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề quản lý vốn sản xuất kinh doanh của CPT, tôi tiến hành chọn đối tượng điều tra là lãnh đạo, cán bộ nhân viên của các xí nghiệp nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp
Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến quản lý vốn sản xuất kin doanh. Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý vốn sản xuất kinh doanh, tôi tiến hành tra cứu, sao chép từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây. Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình lao động, tình hình chung về các hoạt động trong quản lý vốn sản xuất kinh doanh tôi tiến hành liên hệ, trao đổi và xin các thông tin này tại các phòng ban liên quan ở CPT như: phòng tổng hợp, phòng CPT… ngoài ra, tôi tiến hành thu thập thông tin, số liệu tại các xí nghiệp. Các thông tin được thể hiện trong bảng 3.4 như sau:
Bảng 3.3. Thông tin sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứu
STT Loại thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập
1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề.
Sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước.
Tra cứu, sao chép.
2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, các thông tin về bản thân doanh nghiệp...
Phòng ban liên quan
Liên hệ với các Phòng, Ban liên quan xin số liệu và xử lý số liệu.