Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu sau:
a. Nhóm chỉ tiêu về lập kế hoạch về vốn
Đề tìm hiểu về tình hình lập kế hoạch về vốn sản xuất kinh doanh tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu như căn cứ xây dựng kế hoạch về vốn, mục tiêu của kế hoạch về vốn sản xuất kinh doanh...
b. Nhóm chỉ tiêu về huy động vốn sản xuất kinh doanh
Để tìm hiểu về tình hình huy động vốn sản xuất kinh doanh, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu sau: các nguồn huy động vốn, số lượng vốn huy động theo các nguồn, khó khăn trong quá trình huy động vốn...
c. Nhóm chỉ tiêu về sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Để tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu sau: các khoản mục cần sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, số lượng vốn chi cho các khoản mục đó, khó khăn, thuận lợi khi sử dụng vốn sản xuất kinh doanh...
d. Nhóm chỉ tiêu về kiểm tra giám sát quản lý vốn sản xuất kinh doanh
tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu sau: số lượng cuộc kiểm tra, các vấn đề kiểm tra, số lượng sai sót trong quản lý vốn sản xuất kinh doanh, khó khăn và thuận lợi khi kiểm tra vốn sản xuất kinh doanh....
e. Nhóm chỉ tiêu kết quả hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh
Để nghiên cứu về tình hình kết quả, hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh, tôi tiến hành tìm hiểu các chi tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nguồn vốn, tài sản, vòng quay tài sản, các chỉ số liên quan đến tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận...
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sử dụng vốn
Mục đích cũng như ý tưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn lực hiện có. Tạo lập, khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn hợp lý hay không sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc, đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấy được chất lượng của việc kinh doanh và khả năng quản lý vốn của doanh nghiệp. Để thấy rõ được vấn đề trên, thông qua các chỉ tiêu sau đây để nhận xét đánh giá.
Tỷ trọng
= Vốn cố định 100% (1) vốn cố định Tổng tài sản
Tỷ trọng vốn cố định cho biết : Vốn cố định chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản. Tỷ trọng Vốn lưu động = Vốn lưu động *100% (2) Tổng tài sản
Tỷ trọng vốn lưu động cho biết : Vốn lưu động chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản.
Tỷ trọng Nợ phải trả =
Nợ phải trả
*100% (3) Tổng nguồn vốn
Tỷ trọng nợ phải trả cho biết : nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn.
Tỷ trọng
Vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
*100% (4) Tổng nguồn vốn
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho biết : Vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn.
Chỉ tiêu tổng hợp Tỷ suất Lợi nhuận vốn = Lợi nhuận (5) Vốn bình quân
Tỷ suất lợi nhuận có thể tính chung hay tính riêng cho từng loại vốn cố định hoặc vốn lưu động. Nếu tỷ suất lợi nhuận của kỳ sau cao hơn kỳ trước thì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Hệ số
đảm nhiệm vốn =
Vốn bình quân (6) Doanh thu thuần
Chỉ tiêu cho biết để có một vòng luân chuyển thì cần bao nhiêu đồng vốn bình quân. Hệ số của chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, tiết kiệm được vốn.
Doanh lợi vốn = Lợi nhuận ròng (7) Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó thể hiện hiệu quả thực tế của nguồn vốn chủ sở hữu, thấy được mức độ tiến triển, hiệu quả đầu tư của chủ doanh nghiệp thông qua hệ số của chỉ tiêu. Nếu hệ số của kỳ sau cao hơn kỳ trước nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Hệ số nợ chung = Tổng vốn vay (8) Tổng tài sản
Hệ số này cho biết một đồng giá trị tài sản có bao nhiêu đồng vốn vay trong đó, qua chỉ tiêu ta thấy được tính chất của nguồn vốn.
Chỉ tiêu về vốn cố định Hệ số đổi
mới TSCĐ =
GT TSCĐ mới tăng lên trong kỳ (9) Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ
Chỉ tiêu cho biết mức độ đầu tư thêm tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh của kỳ sau so với kỳ trước.
Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần (10) Số VCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần . Nếu hệ số của chỉ tiêu này tính ra kỳ sau cao hơn kỳ trước là tốt.
Suất hao phí
TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ (11) Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ . Chỉ tiêu tính ra càng nhỏ càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuậnVCĐ = Lợi nhuận (12) Số vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận . Chỉ tiêu này tính ra càng lớn càng tốt.
Hệ số đảm nhiệm vốn
Cố định =
Vốn cố định bình quân (13) Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có được một vòng luân chuyển thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định bình quân . Hệ số của chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ càng tốt.
Chỉ tiêu về vốn lưu động Hiệu suất sử dụng
VLĐ =
Tổng doanh thu thuần
(14) Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra bao nhiêu đồng tổng doanh thu thuần . Hệ số của chỉ tiêu tính ra càng lớn càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận Vốn lưu động =
Lợi nhuận
(15) Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận . Hệ số của chỉ tiêu tính ra càng lớn càng tốt.
Số vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần (16) Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển, cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ . Nếu hệ số của chỉ tiêu này tính ra tăng so với kỳ trước là tốt vì nó chứng tỏ được hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
Thời gian một vòng
luân chuyển =
Thời gian của kỳ phân tích
(17) Số vòng quay củaVLĐ trongkỳ
Chỉ tiêu thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng.Thời gian càng ngắn thì tốc độ luân chuyển càng nhanh tức là vốn lưu động được sử dụng triệt để hơn. Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ càng tốt.
Hệ số đảm nhiệm Vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân (18) Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu cho biết để có được một vòng luân chuyển cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số của chỉ tiêu tính ra càng nhỏ càng tốt vì nó thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.
Chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán
Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu thanh toán sau đây:
Khả năng thanh Toán tổng hợp = Tổng tài sản lưu động (19) Nợ ngắn hạn Khả năng thanh Toán nhanh = Tổng TSLĐ - Hàng hoá tồn kho (20) Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tạm thời = Tổng tài sản lưu động (21) Tổng nợ ngắn hạn