Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện (Trang 28)

2.2.1. Tình hình quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại Việt Nam

Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN được thể hiện thông qua các dự án theo luật NSNN hiện hành và điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN các cơ quan trực tiếp quản lý vốn đầu tư bao gồm: bộ kế hoạch, bộ tài chính, cơ quan dự toán. Việc đầu tư thực hiện theo quy trình:

Giai đoạn hình thành dự án đầu tư: giai đoạn này các bộ ngành, tỉnh thành phố đều căn cứ vào chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đề xác định các dự án đầu tư, mà các dự án này được duyệt sau khi đã trải qua quy trình thẩm đinh chặt chẽ theo pháp luật, sau khi dự án được phê duyệt, phần vốn cho các dự án được thể hiện trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các đơn vị (Nguyễn Năng Phúc, 2004).

Giai đoạn lập kế hoạch hóa NSNN theo quy trình kế hoạch hóa kinh tế quốc dân hàng năm của bộ, ngành, địa phương khi lập kế hoạch phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN được ghi vào kế hoạch và báo cáo lên bộ kế hoạch và đầu tư. Trong báo cáo phải ghi rõ từng dự án theo thông tin như tổng số vốn đầu tư là bao nhiêu, thời gian đầu tư, tức là bắt đầu thi công vào thời gian nào và thi công trong thời gian bao nhiêu lâu, phân bổ vốn cho từng thời kỳ là bao nhiêu (Nguyễn Năng Phúc, 2004).

Lập kế hoạch hàng năm đó để làm căn cứ cho chính phủ và quốc hội phê duyệt. Sau khi phê duyệt xong, bộ kế hoạch và đầu tư thông báo kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm đó cho các cơ quan có liên quan: Các bộ ngành, các tỉnh thành phố trực thuộc TW; các bộ tài chính, kho bạc nhà nước

để làm rõ căn cứ vào tổng vốn được phân bổ cho các bộ ngành, địa phương tiến hành phân bổ cho các chủ đầu tư trực thuộc sau đó báo cho các chủ đầu tư và kho bạc nhà nước (Nguyễn Năng Phúc, 2004).

Giai đoạn cấp phát và quyết toán vốn: Dựa vào kết quả thi công đã hoàn thành được nó thể hiện qua bảng quyết toán từng khối lượng công việc của nhà hầu và có sự thẩm định và ý kiến phê duyệt của chủ đầu tư, trình lên kho bạc nhà nước để kho bạc nhà nước chuyển tiền về đơn vị thi công. Số tiền được giải ngân tùy thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành sau khi trừ đi tỷ lệ bảo hành công trình đó. Đến cuối năm khi hoàn thành dự án có sự đối chiếu, so sánh giữa chủ đầu tư, kho bạc nhà nước và đơn vị thi công để quyết toán. Quản lý vốn đầu tư từ NSNN theo các giai đoạn trên quan trọng nhất quản lý cấp phát vốn mà theo quy định của luật pháp hiện nay cơ chế quản lý cấp phát vồn đâu tư xây dựng cơ bản từ NSNN được thể hiện qua các nội dung: (Nguyễn Năng Phúc, 2004).

Nguyên tắc quản lý cấp phát vốn:

- Cấp phát vốn đâu tư xây dựng cơ bản phải dựa trên cơ sở thực hiện nghiêm túc trình tự đầu tư và xây dựng đảm bảo đầy đủ các tài liệu về thiết kế dự toán. - Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch.

- Cấp phát vốn phải thực hiện theo mức độ hoàn thành kế hoạch trong phạm vi giá dự toán được duyệt.

- Cấp phát vốn phải thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đầu tư của nhà nước.

Cơ chế quản lý cấp phát vốn:

- Điều kiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phải có đầy đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, các dự án phải được ghi vào kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Nhà nước, phải có ban quản lý dự án. Các dự án đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị xây lắp theo đúng quy chế thầu (Nguyễn Năng Phúc, 2004).

- Những căn cứ để cấp phát: phụ thuộc vào các loại dự án thì có những căn cứ khác nhau: Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành công tác quy hoạch, dự tính chi phí do cấp có thẩm quyền phê duyệt; có hợp đồng của đơn vị

đầu tư và đơn vị nhận thầu; kế hoạch đầu tư phải có thẩm quyền giao; phải có kế hoạch cấp phát vốn (Nguyễn Năng Phúc, 2004).

- Lập thông báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản: lập và kiểm tra kế hoạch hàng năm; lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư hàng qúy (Nguyễn Năng Phúc, 2004).

- Cấp phát và thu hồi tạm ứng: Mục đích là nhằm đảm bảo vốn cho các đơn vị thi công thực hiện thi công xây lắp, mua sắm thiết bị, vật tư, thuê tư vấn, đền bù giải phóng mặt bằng và tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện được kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và hoàn thành dự án đúng kỳ hạn, việc cấp và thu hồi vốn tạm ứng được thực hiện theo hàng năm (Nguyễn Năng Phúc, 2004).

- Cấp phát cho khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành: trong khối lượng cơ bản hoàn thành có 3 loại đó là khối lượng xây lắp, khối lượng thiết bị. Để tiến hành cấp phát cơ quan đầu tư phát triển phát căn cứ vào đề nghị của chủ đầu tư và các hồ sơ của chủ đầu tư gửi tới để tiến hành kiểm tra và cấp vốn cho chủ đầu tư. Đồng thời tiến hành thu hồi số vốn đã tạm ứng (Nguyễn Năng Phúc, 2004). - Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản: công tác quyết toán vốn đầu tư được thực hiện hàng năm và khi dự án hoàn thành để nhằm xác định số vốn đầu tư cấp phát trong năm. Đối với dự án kéo dài nhiều năm, chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt giá trị tại thời đểm bàn giao để tài sản cố định mới giao. Sau khi kết thúc năm kế hoạch chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo vốn đầu tư thực hiện năm trước gửi tới cơ quan cấp phát chậm nhất là một năm. Khi dự án hoàn thành đưa vào vận hành thì chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn gửi tới cơ quan cấp phát vốn chậm nhất không quá 6 tháng (Nguyễn Năng Phúc, 2004).

2.2.2. Kinh nghiệm cho quản lý vốn sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, đề tài rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện như sau:

Một là, doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu của từng loại hàng hóa, dịch vụ để xác định đầu tư, quy mô vốn cho phù hợp với phương châm “kinh doanh cái thị trường cần chứ không phải bán cái doanh nghiệp có” nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay và các quy luật của nó.

Hai là phải xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó mới có thể đưa ra kế hoạch huy động và tổ chức sử dụng vốn một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế mức thấp nhất hiện tượng thừa hoặc thiếu vốn ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là phải lập kế hoạch huy động, sử dụng và bố trí vốn một cách hiệu hợp lý. Cụ thể: cần phải lựa chọn các hình thức thu hút vốn tích cực, phù hợp với đặc điểm và tình hình của doanh nghiệp như nguồn lợi nhuận để lại tái đầu tư, nguồn vốn khấu hao, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh để vừa chủ động đáp ứng kịp thời vốn sản xuất kinh doanh, vừa giảm được khoản chi phí sử dụng vốn không cần thiết cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng công suất máy móc, thiết bị, tránh hiện tượng ứ đọng vốn đo số lượng tài sản không cần dùng quá lớn, sử dụng đúng mục đích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Bốn là, đối với vốn cố định phải:

- Xây dựng cơ cấu TSCĐ hợp lý để khai thác đồng bộ triệt để công suất máy móc thiết bị. Để có được cơ cấu TSCĐ hợp lý, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích cơ cấu TSCĐ thực tế kết hợp với việc xem xét phương hướng sản xuất của doanh nghiệp, tình hình thị trường, khả năng các nguồn tài trợ.

- Chọn hình thức khấu hao và mức khấu hao phù hợp, nghĩa là mức trích khấu hao và giá thành sản phẩm phải tương đương với mức hao mòn thực tế của tài sản thì mới đảm bảo thu hồi và bảo toàn được VCĐ. Nếu mức trích khấu hao nhỏ hơn hao mòn thưc tế của tài sản thì sẽ gây ra tình trạng:”lãi giả”, có nghĩa doanh nghiệp “ăn dần vào vốn”. Khi đó hiệu quả sử dụng vốn bị giảm và vốn của công nghiệp không được bảo toàn.

- Doanh nghiệp cần tiến hành thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng, đang dùng nhưng mang lại hiệu quả kinh tế không cao, hoặc những TSCĐ đã đến kỳ sửa chữa lớn nhưng việc đầu tư sửa chữa lớn không đem lại hiệu quả. Đồng thời chú trọng đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có cả về thời gian và công suất.

Năm là doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý VLĐ rút ngắn thời gian ở mỗi khâu, mỗi giai đoạn của quá trình sử dụng vốn. Cụ thể:

- Đối với khâu dự trữ doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trữ vì dự trữ hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Đối với khâu dự trữ, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp như: Xác định đúng nhu cầu cần dự trữ cần thiết, tối thiểu để đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. Tìm nguồn cung tấp vật tư thuận lợi nhất, đáp ứng cá yêu cầu về số lượng, chất lượng, thị trường và giá cả hợp lý. - Đối với khâu sản xuất doanh nghiệp cần xây dựng định mức sử dụng vật tư hợp lý, đồng thời phải theo dõi tình hình chấp hành định mức đến từng cá nhân, đơn vị sử dụng. Doanh nghiệp cần khuyến khích những sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

- Đối với khâu lưu thông doanh nghiệp cần tiến hành tìm hiểu, phân tích nhu cầu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, trên cơ sở đó xác định loại hàng cung cấp cho phù hợp, làm tốt công tác thanh toán, thu hồi các khoản phải thu nhưng không vi phạm chính sách bán hàng của doanh nghiệp.

Sáu là tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần có biện pháp phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động. Tăng cường phát huy vai trò của tài chính doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn. Phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với việc sử dụng vốn trong các khâu đầu tư mua sắm, vật tư, dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quản lý và sử dụng vốn, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thực tế của sản xuất kinh doanh.

2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan

Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây dựng, điển hình có một số công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như:

- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quỳnh Sang (2008) tại trường đại học Giao thông vận tải với đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông” nghiên cứu đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng các công trình giao thông.

- Luận văn thạc sĩ của Lê Tuấn Anh, Trường đại học Vinh với đề tài:” Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần

xây dựng số 9 (Vinaconex9), nghiên cứu tình hình nguồn vốn sản xuất kinh doanh và các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn này tại công ty Vinaconex9. - Khóa luận của Phạm Thiên Phương (2014) tại Đại học Thăng Long với đề tài:”Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thái Bình”: nghiên cứu các giải pháp thực hiện hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thái Thịnh.

Tuy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại các công ty xây dựng ở các cấp khác nhau nhưng trong những năm gần đây việc quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khác nhau nên cần thêm các đề tài nghiên cứu đánh giá thêm về vấn đề quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây dựng riêng biệt trong thời gian tới.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN

3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động của Công ty

Công ty cổ phần Xây lắp Bưu Điện được thành lập theo quyết định số: 3483/GP-UB ngày 16/04/1998 của UBND Thành phố Hà Nội và do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Phát triển Bưu điện là sáng lập viên chính.

Công ty có Giấy đăng ký kinh doanh số 0100776269 ngày 09/02/2015 (thay đổi lần thứ 13) do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 55419 ngày 06/07/2004 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp, Chứng chỉ ISO 9001:2008 số 2005/24801.2 cấp ngày 16/02/2015. Tên viết tắt là CPT.

Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện được thành lập trên cơ sở kế thừa toàn bộ cán bộ kỹ thuật, máy móc thiết bị, nhà xưởng, thị trường của Xí nghiệp Xây lắp Trang trí Nội ngoại thất thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Phát triển Bưu điện (Sau khi có thoả thuận của Lãnh đạo Tổng cục và Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam).

a. Lĩnh vực hoạt động của công ty

Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần Xây lắp Bưu Điện đã trở thành một trong những đơn vị xây lắp trong và ngoài ngành Bưu chính Viễn thông có uy tín trên thị trường. Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện là một trong những đơn vị thi công xây lắp trong ngành bưu chính viễn thông, thời gian qua công ty đã giành được tín nhiệm của các đơn vị trong ngành. Từ phạm vi hoạt động và phạm vi khách hàng chủ yếu tại Hà Nội, đến nay công ty đã vươn ra cũng cấp dịch vụ cho các đơn vị tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan; - Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Giám sát xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện;

- Giám sát lắp đặt thiết bị công trình và lắp đặt thiết bị công nghệ hệ thống mạng thông tin liên lạc công trình xây dựng;

- Giám sát thi công xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện;

- Thiết kế công trình thuỷ lợi (hồ chứa, đập, đê kè); công trình hạ tầng kỹ thuật (thoát nước);

- Giám sát xây dựng công trình giao thông lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)