Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn sản xuất kinh doanh
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn sản xuất kinh doanh của
tài chính có phù hợp.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp
2.1.5.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp
Vấn đề con người trong quản lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp tác động đến hiệu quả sản xuất kinh kinh doanh và khả năng thu hút vốn từ các nguồn đầu tư bên ngoài, cách tổ chức phân bổ và sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có khả năng thu hút các nguồn vốn, ngoài phụ thuộc vào các chính sách của nhà nước còn phụ thuộc vào uy tín, trình độ của bản thân lãnh đạo doanh nghiệp trên thị trường, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của lãnh đao doanh nghiệps. Vì vậy nghiên cứu quản lý vốn sản xuất kinh doanh cần phải nghiên cứu đến trình độ của lãnh đạo doanh nghiệp (Đoàn Thu Hà, 2002).
2.1.5.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Cơ chế chính sách, pháp luật
Các vấn đề về chính sách nhà nước, các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến hoạt động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình quản trị vốn của doanh nghiệp. Việc quản trị vốn của doanh nghiệp bị chi phối bởi các chính sách về thuế, về tín dụng của ngân hàng, các chính sách kinh tế khác … Các chính sách tính dụng sẽ được tác động đến khả năng huy động vốn, thu hút phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nghiên cứu quản lý vốn sản xuất kinh doanh cần nghiên cứu cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước (Lê Văn Tư và Nguyễn Quốc Khánh, 2004).
b. Thị trường
Thị trường luôn luôn biến động và tạo áp lực đến các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, khi các yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh bị hạn chế, các doanh nghiệp cần phải sự dụng một lượng lớn tiền đề mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh, khi đâu ra cho sản phẩm khan hiếm khiến cho doanh nghiệp chậm thu hồi lại vốn. Như vậy cả thị trường đầu vào sản xuất và thị trường đầu ra
đều có ảnh hưởng đến quá trình quản lý vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nước (Lê Văn Tư và Nguyễn Quốc Khánh, 2004).
c. Đối tác, khách hàng
Đối tác và khách hàng là yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, khi có sự hợp tác nghiêm túc của các đối tác, khách hàng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao. Đối tác, khách hàng có tiềm lực kinh tế, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng giúp cho doanh nghiệp thành công hơn trong hoạt động quản trị, khả năng quản lý vốn được nâng cao. Vì vậy, nghiên cứu quản lý vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần nghiên cứu đến các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp (Lê Thanh Hà và cs., 2009).