Kết quả và hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện (Trang 79 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.4.Kết quả và hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần

4.1. Thực trạng quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây lắp

4.1.4.Kết quả và hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần

phần Xây lắp Bưu điện

4.1.4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của CPT trong giai đoạnh 2014 – 2016 Qua bảng 4.22 về tìn hình sản xuất kinh doanh của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016 cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh của CPT luôn biến động do đặc điểm riêng trong linh vực sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố dẫn tới tình hình quản lý vốn sản xuất kinh doanh có sự thay đổi.

Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của CPT năm 2014 là 101.054.289.142 đồng, năm 2015 là 117.686,34 triệu đồng tăng 16,46% so với năm 2014, năm 2016 là 95.278,20 triệu đồng, giảm 19,04% so với năm

2015. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2014 là 817,69 triệu đồng, năm 2015 là 782,71 triệu đồng, giảm 4,38% so với năm 2014; năm 2016 là 10.432,11 triệu đồng tăng 1.232,82% so với năm 2015. Chi phí tài chính năm 2014 là 2.448,89 triệu đồng, năm 2015 là 1.781,64 triệu đồng, giảm 2.725% so với năm 2014, năm 2016 là 3.992,67 triệu đồng, tăng 124,1% so với năm 2015. Chi phí bán hàng của CPT năm 2014 là 1.409,02 triệu đồng, năm 2015 là 1.135 triệu đồng, giảm 19,45% so với năm 2014, năm 2016 là 1.294,88 triệu đồng tăng 14,09% so với năm 2015. Chi phí quản lý doanh nghiệp của CPT năm 2014 là 10.538,32 triệu đồng Năm 2015 là 16.804,78 triệu đồng tăng 59,46% so với năm 2014, năm 2016 là 7.449,14 triệu đồng, giảm 55,67% so vơi năm 2015. Thu nhập khác của CPT năm 2014 là 16.599,56 triệu đồng, năm 2015 là 54.613,76 triệu đồng, tăng 229,01% so với năm 2014, năm 2016 là 218,87 triệu đồng, giảm 99,6% so với năm 2015.

Gía vốn hàng hóa của CPT năm 2014 là 89.256,08 triệu đồng, năm 2015 là 105.853,55 triệu đồng, tăng 18,6% so với năm 2014; năm 2016 là 87.073,78 triệu đồng, giảm 17,34% so với năm 2015. Chi phí tài chính năm 2014 là 2.448,89 triệu đồng, năm 2015 là 1.781,64 triệu đồng, giảm 2.725% so với năm 2014, năm 2016 là 3.992,67 triệu đồng, tăng 124,1% so với năm 2015. Chi phí bán hàng của CPT năm 2014 là 1.409,02 triệu đồng, năm 2015 là 1.135 triệu đồng, giảm 19,45% so với năm 2014, năm 2016 là 1.294,88 triệu đồng tăng 14,09% so với năm 2015. Chi phí quản lý doanh nghiệp của CPT năm 2014 là 10.538,32 triệu đồng Năm 2015 là 16.804,78 triệu đồng tăng 59,46% so với năm 2014, năm 2016 là 7.449,14 triệu đồng, giảm 55,67% so với năm 2015.

Chi phí khác của CPT năm 2014 là 14.302,9 triệu đồng, năm 2015 là 45.817,04 triệu đồng, tăng 220,33% so với năm 2014, năm 2016 là 2.656 triệu đồng giảm 94,2% so với năm 2015.

Lợi nhuận gộp của CPT năm 2014 là 11.798,2 triệu đồng, năm 2015 là 11.832,78 triệu đồng, tăng 0,29% so với năm 2014; năm 2016 là 8.204,42 triệu đồng, giảm 30,46% so với năm 2015. Lợi nhuận nhuận trước thuế của CPT trong năm 2014 là 1.203,44 triệu đồng, năm 2015 là 3.327,90 triệu đồng, tăng 176,53% so với năm 2014, năm 2016 là 3.462.71 triệu đồng, tăng 4,05% so vớ năm 2015. Lợi nhuận sau thuế của CPT năm 2014 là 1.203.44 triệu đồng, năm 2015 là 3.327.90 triệu đồng, tăng 176,535 so với năm 2014, năm 2016 là 3.298,78 triệu đồng, giảm 0,88% so với năm 2015.

Bảng 4.22. Kết quả sản xuất kinh doanh của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016

(ĐVT: triệu đồng)

STT

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh (%)

(2)/(1) (3)/(2) BQ 1 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 101.054,29 117.686,34 95.278,20 116,46 80,96 97,10

2 Gía vốn hàng hóa 89.256,08 105.853,55 87.073,78 118,60 82,26 98,77

3 Lợi nhuận gộp 11.798,20 11.832,78 8.204,42 100,29 69,34 83,39

4 Doanh thu từ hoạt động tài chính 817,69 782,71 10.432,11 95,72 1332,82 357,18

5 Chi phí tài chính 2.448,89 1.781,64 3.992,67 72,75 224,10 127,68

6 Chi phí bán hàng 1.409,02 1.135,00 1.294,88 80,55 114,09 95,86

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.538,32 16.804,78 7.449,14 159,46 44,33 84,10

8 Thu nhập khác 16.599,56 54.613,76 218,87 329,01 0,40 11,47

9 Chi phí khác 14.302,90 45.817,04 2.656,00 320,33 5,80 13,69

10 Lợi nhuận trước thuế 1.203,44 3.327,90 3.462,71 276,53 104,05 169,62

11 Lợi nhuận sau thuế 1.203,44 3.327,90 3.298,78 276,53 99,12 165,57

4.1.4.2. Hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh của CPT a. Chỉ tiêu tổng hợp

Bảng 4.23. Một số chỉ tiêu về quản lý nguồn vốn của CPT trong giai đoạn 2014 - 2016

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+)/(-) TL (%) (+)/(-) TL (%) 1 Tỷ suất lợi nhuận 0,003 0,010 0,009 0,007 333,33 -0,001 90,00 2 Hệ số đảm nhiệm vốn 3,43 2,79 4,19 -0,64 81,34 1,4 150,18 3 Doanh lợi vốn 0,63 1,71 1,72 1,08 271,43 0,01 100,58 4 Hệ số nợ 41,2 38,95 59,62 -2,25 94,54 20,67 153,07 Nguồn: Phòng kế toán CPT (2017) (*) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn

Theo số liệu bảng 4.23 cho thấy, năm 2014 cứ 1 đồng vốn bình quân tạo ra 0,003 đồng đồng lợi nhuận, năm 2015 cứ 1 đồng vốn bình quân tạo ra 0,01 đồng đồng lợi nhuận, tăng 233,33% so với năm 2014, năm 2016 cứ 1 đồng vốn bình quân tạo ra 0,007 đồng đồng lợi nhuận, bằng 90% so với năm 2015. Năm 2015 sự tăng mạnh lợi nhuận so với vốn bình quân điều đó có nghĩa là công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn hay làm gia tăng thêm một lượng lợi nhuận nhất định. Nếu muốn hệ số của chỉ tiêu này đạt được như năm 2014 trong khi lợi nhuận ở mức năm 2015 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là:

3.327.899.147

= 1.109.299.715.667 (đ) 0,003

Nhưng thực tế công ty chỉ sử dụng 328.876.387.151 (đ) vốn bình quân do vậy đã tiết kiệm được một lượng vốn bình quân là: 780.423.328.516 đ.

Năm 2016 hệ số của chỉ tiêu này là 0,007, có nghĩa là 1(đ) vốn bình quân tạo ra 0,007(đ) lợi nhuận giảm nhẹ so với năm 2015 lượng tuyệt đối là -0,003 tương ứng với mức giảm là 10%, vậy năm 2016 công ty sử dụng vốn bình quân lãng phí hơn năm 2015.Cụ thể là nếu hệ số của chỉ tiêu này không đổi so vói năm 2015, trong khi lợi nhuận ở mức năm 2016 thì công ty chỉ cần sử dụng một lượng vốn bình quân là:

3.462.706.410

= 346.270.641.000 (đ) 0,01

Thực tế, công ty đã sử dụng một lượng vốn bình quân là: 399.630.087.255(đ). Do vậy, công ty đã lãng phí một lượng vốn là: 53.359.446.255đ.

(*) Hệ số đảm nhiệm vốn

Năm 2014 hệ số đảm nhiệm vốn là 3,43, có nghĩa là cần 3,43 đồng vốn bình quân tạo ra 1 đồng doanh thu thuần.

Năm 2015 hệ số đảm nhiệm vốn là 2,79, có nghĩa là chỉ cần 2,79(đ) vốn bình quân tạo ra 1 (đ) doanh thu thuần, tỷ lệ này giảm so với năm 2014 mức giảm tuyệt đối là -0,64 (đ) tương ứng với tỷ lệ giảm 18,66%. Sang năm 2016 hệ số của chỉ tiêu tăng lên 4,19, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 1,4, tỷ lệ tăng 50,18%. Nghĩa là công ty tiết kiệm được vốn và đạt hiệu quả trong sử dụng trong năm 2015, vào năm 2016 thì hệ số của chỉ tiêu có tăng lên so với năm 2010, tuy nhiên nếu so sánh với năm 2014 thì vẫn có thể kết luận là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không cao do hệ số đảm nhiệm vốn tăng lên cao.

Cụ thể năm 2015 công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn so với năm 2014 là: 3,43 x 117.686.336.900 – 346.227.859.595 = 57.436.275.972đ

Năm 2016 lãng phí so với năm 2014 một lượng vốn

3.43 x 95.278.199.843 – 399.630.087.255 = - 72.835.861.793 đ (*) Doanh lợi vốn

Doanh lợi vốn và tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng trong kỳ so với số VCSH. Tương tự như các chỉ tiêu trên ta có thể tính toán và thấy được năm 2015 công ty đã lãng phí một lượng vốn CSH so với năm 2014 là:

3.327.899.147 : 0,63 – 195054121729 = -189.764.532.968 đ Năm 2016 đã lãng phí một lượng vốn CSH so với năm 2015 là: 3.298.778.210 : 1,71 – 191.314.090.097 = - 189.380.090.182 đ

Năm 2016 đã lãng phí một lượng vốn só với năm 2014 là 3.298.778.210 : 0,63 – 191.314.090.097 = -186.070.788.129,89 đ

Vậy nếu so với năm 2014 thì năm 2016 và năm 2015 công ty đều đạt lãng phí trong sử dụng vốn. Năm 2016 công ty sử dụng vốn lãng phí hơn năm 2015 điều này là do biến động của lợi nhuận và VCSH vậy phía công ty vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khi quản lý và sử dụng vốn.

(*) Hệ số nợ

Năm 2014 hệ số nợ là 41,2 có nghĩa để sử dụng 1(đ) vốn công ty phải vay nợ bên ngoài 41,2(đ).

Năm 2015 hệ số nợ là 38,95 có nghĩa để sử dụng 1(đ) vốn công ty phải vay nợ bên ngoài 38,95(đ). Hệ số nợ này đã giảm so với năm 2014 một số tuyệt đối là 2,25 tương ứng vơí tỷ lệ tăng là 5,45%. Năm 2016 thì hệ số nợ lại tăng so với năm 2015 một số tuyệt đối là 20,67 tương ứng với tỷ lệ tăng 53,07 %. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã thiếu chủ động và độc lập về tài chính.

Qua các chỉ tiêu tổng hợp trên. Ta có thể thấy rằng công ty đạt hiệu quả không cao trong sử dụng vốn khi vẫn để lãng phí một lượng vốn lớn qua các năm, mặc dù năm 2016 các hệ số đều thể hiện sự lãng phí vốn lớn nhất. Sự giảm sút của các hệ số trong năm 2016 trên ngoài nguyên nhân tồn tại bên trong doanh nghiệp như chất lượng nguồn nhân lực ở cả bộ máy quản lý và bộ phận lao động trực tiếp thì các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của công ty, công ty khó tiếp cận được với vốn vay ngắn hạn, nhất là những biến động về giá cả trong nước và phải cạnh tranh với nhiều công ty xây dựng cùng ngành trong nước và nước ngoài.

b. Chỉ tiêu về vốn cố định

Trong tỷ trọng cơ cấu tài sản của công ty thì vốn cố định là một phần quan trọng. Do là công ty sản xuất nên tỷ trọng vốn cố định của công ty tương đối cao. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định dùng các chỉ tiêu sau:

Bảng 4.24. Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong giai đoạn 2014 – 2016 Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+)/(-) TL (%) (+)/(-) TL (%) 1 Hệ số đổi mới TSCĐ -0,31 -2,5 -0,45 - - - - 2 Hiệu suất sử dụng vốn cố định 1,40 2,93 9,46 1,53 209,28 6,54 322,87 3 Suất hao TSCĐ 1,42 0,71 0,27 -71 50,00 -0,44 38,03 4 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định 0,02 0,08 0,34 0,06 400,00 0,26 425,00 5 Hệ số đảm nhiệm VCĐ 0,71 0,34 0,11 -0,37 47,89 -0,23 32,35 Nguồn: Phòng kế toán CPT (2017) (*) Hệ số đổi mới tài sản cố định

Dựa vào hệ số đổi mới tài sản cố định qua 3 năm có thể thấy rằng TSCĐ mới của công ty chiếm tỷ lệ thấp so với tổng TSCĐ có ở cuối kỳ và nó liên tiếp giảm trong 3 năm, mang hệ số âm và đặc biệt thấp ở năm 2016 khi hệ số này chỉ là -0,45. Điều này có thể được giải thích là do doanh nghiệp số lượng đầu tư mua mới nhiều trang thiết bị, đổi mới dây truyền sản xuất không như trước mà lại đi thuê tài chính một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Vậy để nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả thì doanh nghiệp cần có chính sánh đổi mới công nghệ sản xuất.

(*) Hiệu suất sử dụng VCĐ

Năm 2014 thì cứ 1 (đ) VCĐ tạo ra 1,4 (đ) doanh thu thuần . Năm 2015 thì cứ 1 (đ) VCĐ tạo ra 2,93 (đ) doanh thu thuần tăng một số tuyệt đối là 1,53 ứng với tỷ lệ tăng 109,28% so với năm 2014, hệ số này tăng có nghĩa là doanh nghiệp đạt hiệu quả trong sử dụng VCĐ khi tiết kiệm vốn hơn cụ thể là nếu cùng đạt

được mức doanh thu như năm 2015 mà hiệu suất chỉ như năm 2014 thì cần một lượng vốn là:

117.686.336.900

= 84.061.669.214 đ 1,40

Thực tế năm 2015 doanh nghiệp chỉ sử dụng VCĐ là 40.226.537.782 vậy doanh nghiệp đã tiết kiệm một lượng vốn là:

84.061.669.214 – 40.226.537.782 = 43.835.861.432 đ

Tương tự năm 2016 thì hệ số này tiếp tục tăng so với năm 2015 một lượng tuyệt đối là 6,54 tương ứng với tỷ lệ tăng 222,87%.Nếu muốn đạt mức doanh thu như năm 2016 khi hệ số hiệu suất sử dụng VCĐ như năm 2015 thì cần một lượng vốn là:

95.278.199.843

= 32.518.156.943 đ 2,93

Thực tế năm 2011 thì công ty chỉ sử dụng một lượng VCĐ là 10.072.045.021 vậy công ty đã sử dụng vốn tiết kiệm và lượng tiết kiệm đó là: 22.446.111.922,5 đ.

(*) Suất hao phí TSCĐ

Suất hao phí được đo bằng nguyên giá TSCĐ trên tổng doanh thu thuần. dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy hệ số này liên tiếp giảm trong 3 năm điều này cho thấy doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn trong sử dụng vốn khi ngày càng tiết kiệm vốn. Năm 2014 hệ số này là 1,42 có nghĩa là để tạo ra 1 (đ) doanh thu thuần cần bỏ ra 1,42 (đ) nguyên giá TSCĐ, nếu so sánh với toàn ngành thì hệ số này là tương đối cao doanh nghiệp sử dụng TSCĐ tương đối lãng phí, điều này đã được cải thiện ở các năm sau cụ thể là năm 2015 hệ số này giảm xuống chỉ còn 0,71 vậy để có 1 (đ) doanh thu thuần chỉ cần bỏ ra 0,71 (đ) nguyên giá TSCĐ, giảm một lượng tuyệt đối là -0,71 tương ứng với mức giảm -50%, cụ thể là nếu doanh nghiệp muốn thu được cùng một lượng doanh thu thuần như năm 2015 mà hệ số suất hao phí VCĐ như năm 2014 thì cần phải bỏ ra một lượng nguyên giá bình quân TSCĐ là:

Thực tế năm 2015 công ty chỉ phải sử dụng một lượng nguyên giá TSCĐ là: 83.744.359.919 (đ), vậy so với năm 2014 công ty đã tiết kiệm được một lượng nguyên giá TSCĐ là 83.370.238.480 đồng.

Tương tự năm 2016 doanh nghiệp cũng tiết kiệm được một lượng vốn so với năm 2015 là:

0,71 x 95.278.199.843 - 26.135.505.798 = 41.512.016,03 (đ) (*) Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ được đo bằng lợi nhuận trong kỳ trước thuế so với số VCĐ bình quân trong kỳ, dựa vào các hệ số tỷ suất từ bảng trên có thể thấy công ty đạt hiệu quả sử dụng vốn cố định khi 1(đ) VCĐ bình quân ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Cụ thể mức tiết kiệm theo các năm được tính toán như sau:

Năm 2015 công ty tiết kiệm được một lượng VCĐ bình quân so với năm 2014 là: 3.327.899.147 : 0.02 – 40.226.537.782 = 126.168.419.568 đồng

Năm 2016 công ty tiết kiệm được một lượng VCĐ bình quân so với năm 2010 là: 3.462.706.410 : 0,08 – 10.072.045.021= 32.211.785.105 đồng

Năm 2016 công ty tiết kiệm được một lượng VCĐ bình quân so với năm 2014 là: 3.462.706.410 : 0,02 – 10.072.045.021= 163.063.275.480 đồng.

(*) Hệ số đảm nhiệm VCĐ

Năm 2014, chỉ tiêu đảm nhiệm vốn cố định là 0,71, nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu được tạo ra cần tiêu tốn mất 0,71 đồng vốn cố định bình quân. Năm 2015 chỉ tiêu này đạt 0,34 nghĩa là cứ 1đ doanh thu thuần được tạo ra cần phải tiêu tốn mất 0,34 (đ) VCĐ bình quân, giảm tuyệt đối -0,37 đ/1đ doanh thu thuần (tương ứng với tỷ lệ giảm -52,11% so với năm 2014), đã làm tiết kiệm một lượng vốn bình quân hay doanh thu thuần. Cụ thể: Với mức VCĐ bình quân chi ra trong năm 2015 mà hệ số đảm nhiệm VCĐ chỉ như năm 2014 thì doanh thu thuần công ty chỉ thực hiện được là:

40.226.537.782

= 56.356.005.718 (đ) 0,71

Nhưng thực tế thì công ty đã tạo ra được một mức doanh thu thuần là 117.686.336.900 (đ) tức là công ty đã tiết kiệm một lượng doanh thu thuần:

117.686.336.900 - 56.356.005.718 = 61.330.331.182(đ) Vậy năm 2015 là năm đạt hiệu quả quản lý sử dụng vốn.

Sang năm 2016 công ty lại tiếp tục phát huy những thành quả đạt được. điều này thể hiện khi hệ số đảm nhiệm vốn tiếp tục giảm xuống mặc dù không giảm mạnh như năm 2015 nhưng nó cũng tiết kiệm được một lượng doanh thu thuần hay một lượng VCĐ bình quân trong kỳ. Cụ thể nếu công ty tạo ra mức doanh thu như năm 2016 khi hệ số đảm nhiệm vốn như năm 2015 thì công ty phải tiết kiệm một lượng VCĐ bình quân là:

95.278.199.843 - 10.072.045.021 : 0,34 = 65.811.530.601,46 đồng

Qua 5 chỉ tiêu của hiệu quả sử dụng VCĐ, ta có thể thấy rằng qua 3 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện (Trang 79 - 92)