Stt Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tổng người điều tra Người 37 100
2 Số người cho công ty vay vốn
Người 12 32,43
3 Số vốn trung bình/người Triệu đồng/người
320
4 Hình thức trả lãi Theo lãi suất tiền gửi ngân hàng
5 Thời gian cho vay Tháng 12
Thời điểm cho vay Khi CPI cần gấp
Nguồn: Tổng hơp điều tra, (2016)
4.1.1.3 Đánh giá công tác thực hiện lập kế hoạch vốn sản xuất kinh doanh của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016
Qua bảng 4.12 cho thấy, kế hoạch về vốn sản xuất kinh doanh của CPT luôn bị động, do nhu cầu về vốn hàng năm rất lớn, trong khi tình hình huy động thực tế lại có độ chênh lệch khá lớn, khả năng đáp ứng vốn chậm mặc dù CPT đã có nhiều giải pháp cố gắng huy động vốn phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng huy động thiếu vốn như CPT lại diễn ra nhiều đối với các doanh nghiệp xây dựng như CPT trong giai đoạn hiện nay, do nhiều nguyên nhân như giá đầu vào tăng, nhu cầu về đầu vào sản xuất lớn, khả năng thu hồi vốn chậm do nợ đọng, nợ xấu… hàng tồn kho khá lớn. Cụ thể, năm 2014 chênh lệch vốn sản xuất kinh doanh giữa nhu cầu và thực tế của CPT là - 102.284,03 triệu đồng tương đương đạt 62,12%; năm 2015 là -8310,57 triệu đồng, tương đương 95,33%; năm 2016 là -130.406,8 triệu đồng tương đương 41,94%. Từ thực trạng trên cho thấy CPT cần có định hướng lại trong quá trình xây dựng kế hoạch về vốn cho phù hợp, cân bằng giữa kế hoạch và nhu cầu về vốn thực tế.
Bảng 4.12. So sánh nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh và thực tế huy động vốn sản xuất kinh doanh của CPT trong giai đoạn 2014 - 2016
STT Chỉ tiêu Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 206 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ I Nhu vầu 270.037,50 177,924.08 224.604,54 65,89 126,24 91,20 1.1 Vốn cố định 120.037,50 27.924,08 24.604,54 23,26 88,11 45,27 1.2 Vốn lưu động 150.000 150.000 200.000 100,00 133,33 115,46 II Huy động 167.753,47 169.613,51 94.197,74 101,11 55,54 74,94 2.1 Vốn cố định 62.562,02 17.891,06 9.250,38 28,60 51,70 38,45 2.2 Vốn lưu động 105.191,45 151.722,45 84.947,36 144,23 55,99 89,86 III So sánh 3.1 (+)/(-) -102.284,03 -8.310,57 -130.406,8 - - - 3.2 (%) 62,12 95,33 41,94 - - - Nguồn: Phòng kế toán CPT, (2017)
Hộp 4.1. Ý kiến của lãnh đạo CPT về công tác lập kế hoạch vốn sản xuất kinh doanh
Vốn sản xuất kinh doanh là yếu cần thiết, là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt nên nhu cầu về vốn luôn biến động, việc xây dựng kế hoạch về vốn được xây dựng từ đầu năm để công ty làm công tác huy động và sử dụng vốn. Tuy nhiên, trong năm đó, có thể phát sinh vốn do có thể công ty kí thêm được hợp đồng mới, có thể công ty gặp sự cố trong quá trình sản xuất kinh doanh, có thể do giá đầu vào tăng…Có nhiều vấn đề xảy ra khiến cho nhu cầu về vốn chênh lệch nhiều với kế hoạch đề ra. Vì vậy, công ty lại phải tự tìm cách khắc phục để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
Nguồn: ông Lê Thọ Lâm - Giám đốc công ty, lúc 14h tại Văn phòng Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện.
4.1.2. Phân bổ sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại CTCP xây lắp bưu điện
4.1.2.1. Đầu tư cho cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng
Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào diễn ra cũng cần đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, đồng thời phải luôn luôn đổi mới theo thời gian. CPT là một doanh nghiệp chuyên về xây lắp bưu điện và hiện nay đang chuyển sang xây dựng dân dụng nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị để hoạt động là điều tất nhiên.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, nó cho phép giảm tỷ suất chi phí lưu thông và tăng doanh lợi kinh doanh của công ty. VCĐ dùng để mua sắm các tài sản cố định, do đó để đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty ta phải phân tích tình hình sử dụng các loại tài sản cố định của công ty, được thể hiện qua bảng 4.13.
Với mục tiêu hướng tới chất lượng vàng trong mọi công trình, thì việc đầu tư trang thiết bị tiến tiến, hiện đại cho việc thi công là rất quan trọng và mang tính quyết định tới uy tín của công ty, chính vì vậy trong những năm tới công ty cần trang bị nhiều hơn các trang thiết bị phục vụ tốt hơn nhu cầu thi công các công trình, đảm bảo chất lượng công trình. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là xây dựng và lắp đặt, là một ngành dịch vụ của ngành xây dựng cơ bản, nên nhóm máy móc thiết bị thi công chiếm tỉ trọng lớn.
Như vậy, qua việc nghiên cứu về tình hình TSCĐ của công ty, ta thấy công ty là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt với hình thức hoạt động phân tán, các công trình nằm rải rác, do đó việc tận dụng máy móc thiết bị giữa các công trình là rất hạn chế (nếu tận dụng thì chi phí cũng sẽ rất lớn). Vì vậy, công ty chú trọng đầu tư vào những máy móc thiết bị chuyên dùng, số còn lại công ty thực hiện phương thức thuê hoạt động. Với phương thức đầu tư này, vừa tiết kiệm được chi phí lại vừa giảm bớt được khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh cho công ty. Điều đó cũng giải lý vì sao VCĐ lại chiếm một tỷ trọng nhỏ so với VLĐ nhưng dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ thì vấn đề quan trọng là phải tổ chức và khai thác VCĐ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua việc sử dụng TSCĐ ta thấy được VCĐ của công ty đang được sử dụng như thế nào.
vào sử dụng và đều ở trong tình trạng hoạt động tốt, được quản lý khá chặt chẽ theo 2 phương pháp:
- Mở sổ theo dõi: Tài sản cố định trong công ty được theo dõi trên sổ sách, với việc thành lập 2 hồ sơ: hồ sơ kỹ thuật (do phòng quản lý công trình theo dõi) và hồ sơ kế toán (do phòng kế toán theo dõi). Hồ sơ kỹ thuật bao gồm các sổ sách theo dõi chi tiết cho từng đối tượng tài sản cụ thể như lý lịch tài sản cố định, bản vẽ thiết kế kỹ thuật, biên bản giao nhận về kỹ thuật, các tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của máy. Hồ sơ kế toán bao gồm hoá đơn thuế GTGT, biên bản giao nhận tài sản, sổ TSCĐ, bảng trích khấu hao… mỗi hồ sơ của từng đối tượng tài sản đều được đánh dấu thứ tự, ghi số hiệu TSCĐ và được bảo quản theo dõi theo từng nhóm tài sản. Mọi biến động của tài sản điều được ghi chép đầy đủ, kịp thời.
- Phân cấp quản lý TSCĐ: Để sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong sản xuất kinh doanh, công ty đã thực hiện việc phân cấp quản lý TSCĐ cho các đơn vị và cá nhân trong công ty, giao trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ đến từng bộ phận, từng đội thi công, nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động trong việc bảo quản, sử dụng tài sản cố định.
Do hoạt động thi công của công ty được diễn ra ở nhiều nơi, trong cùng một thời điểm có nhiều công trình được thực hiện, vì vậy để kiểm soát, theo dõi sự vận động của các TSCĐ mà đặc biệt là máy thi công, công ty đã xây dựng thủ tục kiểm soát thiết bị. Căn cứ vào nhiệm vụ thi công, biện pháp thi công đã được phê duyệt, chủ nhiệm công trình lập yêu cầu thiết bị gửi lên Giám đốc công ty, phòng kế hoạch. Căn cứ vào yêu cầu thiết bị của các xí nghiệp, phòng kế hoạch xác định số thiết bị máy móc cần huy động, và căn cứ vào máy móc hiện có tại công ty lên phương án cấp. Trường hợp nếu thiếu, hoặc không có thì phải lập kế hoạch thuê ngoài, mua mới hoặc điều động từ các công trình khác. Trưởng phòng kế hoạch trình duyệt lên giám đốc phương án cấp máy móc thiết bị thi công. Sau khi được duyệt, căn cứ vào quyết định điều động, phòng quản lý công trình chủ trì bàn giao máy móc thiết bị cho các xí nghiệp, hoặc người được chủ nhiệm công trình uỷ quyền. Mỗi máy móc thiết bị được điều chuyển phải ghi lại nhật trình, có chữ ký xác nhận của người nhận và người giao nhận. Chủ nhiệm công trình là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài sản mà mình sử dụng trong thời gian thi công công trình. Chính vì thế giúp cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty nhận rõ ý thức, trách nhiệm với tài sản mình đang sử dụng và quản lý.
Trong việc đầu tư cho cơ sở vật chất trang thiết bị, đầu tư cho tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ lệ lớn nhất do phải đầu tư nhiều máy móc, thiết bị, nhà cửa, phường tiện vận tải, tuy nhiên các chi phí đầu tư cho tài sản cố định hữu hình của CPT lại có xu hướng giảm mạnh qua các năm…Đối với nhà cửa, vật kiến trúc, năm 2014 CPT đầu tư 36.108,37 triệu đồng, năm 2015 đầu tư 4.849,46 triệu đồng, năm 2016 đầu tư 4.033,17 triệu đồng. Đối với máy móc thiết bị, năm 2014 CPT đầu tư 74.476,28 triệu đồng, năm 2015 đầu tư 7.499,11 triệu đồng; năm 2016 đầu tư 6.588,84 triệu đồng. Đối với phương tiện vận tải, năm 2014 CPT đầu tư 7.136,69 triệu đồng, năm 2015 đầu tư 7.136,36 triệu đồng, năm 2016 đầu tư 5.876,43 triệu đồng. Đối với thiết bị văn phòng, năm 2014 CPT đầu tư 2.138,66 triệu đồng, năm 2015 đầu tư 2.138,66 triệu đồng, năm 2016 đầu tư 2.138,66 triệu đồng.
Tài sản cố định hữu hình tài CPT là phần mềm kế toán, đây là loại tài sản có thể sử dụng được lâu nhất nên ít khi thay đổi. Năm 2014 CPT đầu tư 172,7 triệu đồng cho việc nâng cấp phần mềm kế toán, năm 2015 đầu tư 59,28 triệu đồng.
Bên cạnh đó, CPT còn đầu tư các nguồn tài sản cố đinh khác nhưng chưa hoàn thiện. Cụ thể đầu tư mua sắm tài sản cố định dang dở là bất động sản giá trị là 589,45 triệu đồng. Đầu tư xây dựng cơ bản dang dở năm 2014 và năm 2015 là 12.034,75 triệu đồng, năm 2016 là 5.037,4 triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng trang thiết bị có sự biến động không theo xu hướng bởi do đây là doanh nghiệp xây dựng nên có nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại, việc đầu tư thay đổi cần dựa vào như cầu cần thiết và sự hao mòn, hư hại của máy móc trang thiết bị mà doanh nghiệp đầu tư. Đồng thời việc đầu tư vào các công trình còn dang dở vẫn còn khá lớn là do kế hoạch thực hiện các công trình kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của công ty.
VCĐ tuy chiếm một số lượng rất nhỏ trong cơ cấu vốn kinh doanh của công ty, nhưng có vai trò quan trọng, chính vì thế mà công ty luôn quan tâm đến việc sử dụng nguồn vốn này sao cho có hiệu quả. Ít ỏi về mặt số lượng, thấp về mặt giá trị là đặc điểm của TSCĐ của công ty, với tình hình tăng trưởng như hiện nay, công ty nên chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa TSCĐ, đặc biệt là các máy móc thiết bị dùng trong thi công, cải tiến công nghệ.