Năm Tổng số dân (người) Dân số trong độ tuổi lao động (người) Tỷ lệ so với tổng dân số (%) Mức tăng bình quân/năm (người) Tốc độ tăng bình quân/năm (%) 2010 1.681.582 1.099.790 65,4 9.448 0,85 2015 1.749.930 1.135.709 64,9 7.184 0,64 2020 1.839.194 1.148.597 62,5 2.578 0,23
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2020)
2.4.1.4 Yếu tố chính trị, pháp luật
Theo quyết định “Số 1340/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, ngày 28 tháng 05 năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Cai Lậy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” có một số quan điểm, mục tiêu cụ thể và định hướng sau:
- Về quan điểm phát triển chung, phát triển và phát huy vai trị đơ thị của thị xã Cai Lậy thành trung tâm vùng phát triển kinh tế - đơ thị phía Tây của tỉnh Tiền Giang; là trung tâm giao lưu kinh tế và sản xuất - kinh doanh hàng hóa dịch vụ quan trọng của vùng với tốc độ phát triển cao, hiệu quả, đồng bộ, bền vững; có tác động đầu mối, phát luồng (lực đẩy) cho khu vực huyện Tân Phước, khu vực phía Nam vùng Đồng Tháp Mười, huyện Cai Lậy; trung chuyển (lực hút) đối với khu vực Tây Nam huyện Châu Thành và khu vực Đông Bắc huyện Cái Bè; tác động đến luồng giao lưu kinh tế theo hành lang kinh tế lúa gạo (chế biến - kho vận) từ Đồng Tháp và Long An theo tuyến ĐT.865 - kênh Nguyễn Văn Tiếp.
- Định hướng phát triển về lĩnh vực giáo dục - đào tạo: + Về giáo dục
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ đạt 99%, tăng tỷ lệ học sinh nhập học các cấp thơng qua cơng tác duy trì và củng cố kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 đạt và tiến đến nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Đa dạng hóa loại hình trường lớp, tiếp tục sắp xếp mạng lưới trường lớp, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành cho các trường học. Tích cực xã hội hóa giáo dục. Phấn đấu đến năm 2020 địa bàn có 41,2% trường mẫu giáo, 81,3% trường tiểu học, 47% trường trung học cơ sở và 100% trường trung học phổ thơng đạt chuẩn quốc gia.
Khuyến khích xã hội hóa giáo dục trong việc: đa dạng các loại hình trường lớp mầm non ngồi cơng lập, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho trường học.
+ Về đào tạo
Đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo trên cơ sở liên kết với các cơ sở đào tạo những ngành nghề mà địa phương có nhu cầu cấp thiết, đặc biệt đào tạo nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng hoạt động của trường trung cấp nghề khu vực Cai Lậy; nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả đào tạo của trường trung cấp kinh tế - công nghệ Cai Lậy, các trung tâm học tập cộng đồng trên cơ sở mở rộng liên kết với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề trong và ngoài địa bàn. Đến năm 2020, số lao động được đào tạo so với lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 74,1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 44,4%.
Như vậy, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại thị xã Cai Lậy ngày càng tăng, mở ra một thời cơ phát triển cho các trường trung cấp ở địa phương nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung.
2.4.1.5 Yếu tố tự nhiên
Trường trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy là một trường mới thành lập lại cách khơng xa thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 100 Km). Đây là điểm bất lợi cho Trường vì người học có khuynh hướng tìm đến các trường danh tiếng tại thành
phố Hồ Chí Minh, trường đại học Tiền Giang,trường đại học Cần Thơ, các trung tâm văn hóa, kinh tế giáo dục của khu vực ĐBSCL.
Tuy nhiên, Trường trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy cũng mở ra cơ hội cho các sinh viên có hồn cảnh khó khăn có thể theo học ở gần nhà và các học viên vừa học vừa làm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho người dân địa phương.
2.4.1.6 Yếu tố công nghệ - kỹ thuật
Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng phong phú và tăng theo cấp số nhân, đòi hỏi chất lượng đào tạo phải liên tục nâng lên ở tầm cao mới.
Ngồi ra, tốc độ và trình độ đối mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đối mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao.
Như vậy, phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu đã tạo ra nhu cầu, cơ hội và điều kiện để phát triển giáo dục đại học cả về qui mơ và chất lượng. Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế tạo điều kiện hợp tác để học tập, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến. Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện rất thuận lợi về thông tin phục vụ dạy, học và nghiên cứu.
2.4.2 Môi trường vi mô
2.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Trong những năm gần đây, không chỉ số lượng các Trường Trung cấp nghề mà cả Trường Cao đẳng nghề cũng gia tăng nhanh chóng. Với việc đa dạng hố các hình thức quảng cáo, phương pháp giảng dạy, những người có nhu cầu đào tạo có nhiều sự lựa chọn hơn trước.
Việc các trường Đại học tổ chức đào tạo hệ Cao đẳng và Trung cấp cũng gây nhiều khó khăn cho việc tuyển sinh của các Trường Trung cấp nghề. Tâm lý chung của khơng ít bậc phụ huynh là mong muốn cho con được liên thông một cách thuận lợi lên các bậc đào tạo cao hơn.
Hiện nay, việc phân quyền cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý các trường trung cấp chuyên nghiệp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý các trường dạy nghề cũng gây nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh của hệ đào tạo nghề nói chung và nhà trường nói riêng.
Việc liên thông lên các bậc học cao hơn của đào tạo nghề gặp khó khăn hơn so với hệ trung cấp chuyên nghiệp. Đây cũng là điểm khó khăn, gây hạn chế trong công tác tuyển sinh hệ đào tạo nghề so với hệ trung cấp chuyên nghiệp.
Nhiều cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng và đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cư lớn, các vùng, các địa phương, đặc biệt ở vùng chậm phát triển như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sơng Cửu Long. Hiện tại, ĐBSCL có hơn mười trường trung cấp và một phân hiệu đại học, trong đó có 4 trường thuộc các Bộ ngành Trung ương (ĐH Cần Thơ, ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH Đồng Tháp, Phân hiệu ĐH Nha Trang tại Kiên Giang), 4 trường thuộc tỉnh quản lý (ĐH An Giang, ĐH Bạc Liêu, ĐH Tiền Giang, ĐH Trà Vinh), 3 trường dân lập, tư thực (ĐH Cửu Long, ĐH Tây Đô, ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An).
Ngồi ra, cịn nhiều trường CĐ mới thành lập khác cùng với một số trường ĐH đã được phê duyệt, đang trong quá trình thành lập. Như vậy, trong tương lai còn nhiều trường ĐH, CĐ sẽ thành lập trong khu vực ĐBSCL. Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy cũng là một trường mới thành lập, đo đó áp lực cạnh tranh cũng rất lớn.
2.4.2.2 Người học
Người học của Trường được xác định là học sinh ở Thị xã Cai Lậy và các huyện lân cận bao gồm:
+ Học sinh (bao gồm học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc Trung học cơ sở).
+ Học viên có nhu cầu theo học các lớp ngắn hạn. + Công nhân cần nâng cao tay nghề
+ Các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo bổ sung kỹ năng cho công nhân... Nhu cầu học tập của người học khi đến với Trường rất đa dạng. Nhu cầu học tập suốt đời và ứng dụng kiến thức vào công việc của cá nhân và tổ chức. Trong quá trình hội nhập hiện nay, khách hàng của Trường rất đa dạng, thuộc nhiều độ tuổi và trình độ khác nhau.
Người học ngày nay ngày càng khó tính hơn và nhu cầu địi hỏi về kiến thức, trình độ cũng cao hơn. Người học ln quan tâm đến giá cả, chất lượng đào tạo, nội dung đào tạo đảm bảo tính ứng dụng cao.
Thực tế của quá trình đào tạo nghề hiện nay, đa số học sinh chọn đến với trường nghề vì một số lý do như: chưa thi đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học, đi học theo yêu cầu của gia đình hoặc do nghe theo lời bạn bè. Chỉ một số ít đến với trường nghề với lý do thật sự muốn tìm được một nghề cho bản thân.
Mặt khác, do hiện nay tâm lý của đa số phụ huynh và học sinh đều mong muốn con em và bản thân theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Bên cạnh đó, việc tuyển sinh vào các trường Cao đẳng với các điểu kiện thuận lợi cho học sinh hơn trước nên cũng gây nhiều khó khăn cho cơng tác tuyển sinh hệ đào tạo nghề.
Đối tượng tuyển sinh của hệ đào tạo Cao đẳng nghề là học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông. Đối tượng tuyển sinh của hệ Trung cấp nghề là học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc Trung học cơ sở. Việc mở rộng tuyển sinh hệ Trung cấp nghề đến đối tượng tốt nghiệp Trung học cơ sở cũng là một điều kiện thu hút thêm đối tượng người học đến với hệ đào tạo nghề. Tuy nhiên, đối với những học sinh này, công tác quản lý cần được đặc biệt chú trọng vì ở lứa tuổi này, tâm lý học sinh còn chưa ổn định, dễ dao động, chưa xác định rõ ràng mục đích khi tham gia học nghề. Nhà trường luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh tham gia học tập tại trường, tránh tình trạng bỏ học.
2.4.2.3 Nhà cung cấp
Hiện nay, thị trường doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị, vật tư thực hành, máy móc... có số lượng nhiều và uy tín. Điều đó tạo thuận lợi và sự chủ động cho nhà trường trong việc lựa chọn các nhà cung cấp.
Bên cạnh vai trò là nhà cung cấp, đối tác của nhà trường trong việc cung cấp các trang thiết bị, vật tư dạy nghề, các doanh nghiệp cịn ln đồng hành cùng nhà trường trong quá trình đào tạo học sinh. Đa số nội dung chương trình, giáo trình do nhà trường xây dựng đều có sự tham gia góp ý của các doanh nghiệp về mức độ phù hợp giữa nội dung đào tạo và yêu cầu thực tế tại doanh nghiệp. Từ đó, nội dung chương trình, giáo trình thường xuyên được cập nhật những tiến bộ mới nhất của khoa học kỹ thuật, rút ngắn khoảng cách giữa nội dung đào tạo và nhu cầu của doanh nghiệp. Thời gian thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp hiện nay của học sinh nhà trường là ba tháng. Đây là khoảng thời gian đủ để học sinh có thể bước đầu ứng dụng những kiến thức được trang bị ở nhà trường vào thực tế công việc trước khi bắt đầu làm việc.
2.4.2.4 Đối thủ tiềm ẩn
Một phương án đào tạo khác hiện nay cũng được khơng ít gia đình lựa chọn đó là du học. Du học giúp cho người học có thể tiếp cận các nền giáo dục hiện đại, tiên tiến.
Khi đánh giá hình thức du học dưới góc độ cạnh tranh của nền giáo dục, tì du học là một đối thủ tiềm ẩn. Điều này đưa nền giáo dục nước ta nói chung và đào tạo nghề nói riêng vào một cuộc cạnh tranh không cân sức.
2.4.2.5 Dịch vụ tiềm ẩn
Với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thông tin và các ứng dụng phong phú trong lĩnh vực này, các đơn vị khác cũng đã khai thác để trở thành phương tiện cạnh tranh với nền giáo dục truyền thống như: Thư viện điện tử, tài liệu điện tử với nhiều tiện ích kèm theo đã làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ đào tạo của nhà trường.
2.4.3 Ma trận yếu tố mơi trường bên ngồi
Dựa vào lý thuyết đã trình bày ở chương 1 kết hợp với phân tích các yếu tố mơi trường bên ngồi. Để xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài EFE, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tác giả đã gửi bảng câu hỏi đến các chuyên gia trong nhà trường.
Sau đó dùng phương pháp thống kê, phân tích kết quả qua các phiếu khảo sát. (Xem chi tiết phiếu 01, 02 thăm dò ý kiến chuyên gia Phụ lục 2).
2.4.3.1 Cơ sở cho điểm mức độ quan trọng
Cơ sở cho điểm quan trọng được lập từ kết quả thống kê thu thập ý kiến chuyên gia theo thang đo Likert 5 bậc gồm 10 câu hỏi để trả lời về mức độ quan trọng các yếu tố bên ngoài như sau: 1 điểm – hồn tồn khơng quan trọng; 2 điểm –
không quan trọng; 3 điểm – không ý kiến; 4 điểm – quan trọng; 5 điểm – rất qua trọng (Xem bảng 4.1: Kết quả khảo sát mức độ quan trọng các yếu tố bên ngoài của nhà trường – Phụ lục 4)
2.4.3.2 Cơ sở cho điểm phân loại
Cơ sở cho điểm phân loại được lập từ thống kê kết quả thu thập ý kiến
chuyên gia theo bảng câu hỏi: Mục đích phân loại mức độ phản ứng của cơng ty với các yếu tố bên ngồi từ 4 điểm như sau: 1 điểm – đe dọa nhiều nhất; 2 điểm – Đe
dọa ít nhất; 3 điểm – Cơ hội ít nhất; 4 điểm – Cơ hội nhiều nhất. (Xem bảng 4.2: kết quả khảo sát điểm phân loại các yếu tố bên ngoài nhà trường – Phụ lục 4)
2.4.3.3 Ma trận EFE
Từ kết quả khảo sát mức độ quan trọng và điểm phân loại các yếu tố bên ngoài trong (Phụ lục 4). Tác giả tổng hợp thành ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài như sau
Ghi chú: Các mức độ điểm phân loại
X 3.5: Cơ hội rất tốt; 3 X < 3.5 : Cơ hội tốt; 2.5 X < 3 : đe dọa ít nhất; 2 X < 2.5 : đe dọa ít nhất; X < 2: đe dọa nhiều nhất
Bảng 2-9: Bảng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
STT Các yếu tố bên ngoài
Mức độ quan trọng
Phân loại Điểm quan trọng
1 Chủ trương phát triển GD và tăng quyền
tự chủ cho các cơ sở GDĐH 0.11 3 0.33
2 Xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế 0.10 3 0.30
3 Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 0.09 3 0.27
4 Tiềm năng của thị trường lớn 0.12 3 0.36
5 Sự phát triển của khoa học - công nghệ 0.10 3 0.30 6 Thu nhập bình quân trên đầu người 0.08 2 0.16 7 Chủ trương xã hội hóa GD của Nhà nước 0.10 2 0.20 8 Sự ra đời của nhiều trường ĐH, CĐ trong
khu vực 0.10 2 0.20
9 Yêu cầu của người học và nhà tuyển
dụng 0.12 2 0.24
10 Học phí 0.08 2 0.16
Tổng cộng 1.00 x 2.52
(Nguồn: Tính tốn của tác giả)
2.4.4 Đánh giá chung về mơi trường bên ngồi
Nhận xét: tổng số điểm quan trọng của Trường TC KT-CN Cai Lậy trong ma trận EFE là 2.52 (cao hơn một ít so với mức trung bình 2.5). Điều này cho thấy mức độ phản ứng của đơn vị đối với các yếu tố bên ngồi ở mức trung bình. Do đó, Trường TC KT-CN Cai Lậy cần phải cải thiện hơn nữa để nắm bắt các cơ hội, đồng