STT Các yếu tố bên trong Mức độ
quan trọng Phân loại
Điểm quan trọng
1 Trình độ kinh nghiệm của GV 0.12 2 0.24
2 Chính sách tạo động lực 0.09 2 0.18
3 Trình độ quản lý 0.09 3 0.27
4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 0.10 4 0.40
5 Tài chính 0.10 3 0.30
6 Thương hiệu 0.11 2 0.22
7 Nghiên cứu khoa học 0.09 3 0.27
8 Chiến lược marketing 0.10 3 0.30
9 Văn hóa tổ chức 0.09 2 0.18
10 Chương trình đào tạo 0.11 2 0.22
Tổng cộng 1.00 x 2.58
(Nguồn: tổng hợp của tác giả dựa trên ý kiến chuyên gia) Ghi ghú: Các mức độ điểm phân loại
X 3.5 điểm: rất mạnh; 3 X < 3.5 : mạnh 2.5 X < 3 : khá mạnh; X < 2.5: yếu
2.3.10Đánh giá chung về môi trường bên trong
Qua kết quả khảo sát với tổng số điểm đạt được là 2.58 trên mức trung bình 2.5, tác giả nhận thấy rằng nguồn nội lực bên trong của nhà trường tương đối mạnh. Tác giả kết luận các điểm mạnh và điểm yếu như sau:
* Điểm mạnh (S)
- Trình độ quản lý
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị - Tài chính
- Nghiên cứu khoa học - Chiến lược marketing
* Điểm yếu (W)
- Trình độ kinh nghiệm của GV - Chính sách tạo động lực - Thương hiệu
- Văn hóa tổ chức - Chương trình đào tạo
2.4 Phân tích các yếu tố của mơi trường bên ngồi.
2.4.1 Môi trường vĩ mô
2.4.1.1 Yếu tố kinh tế
Đảng ta đã nhận định, tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Q trình quốc tế hố sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phân công của mỗi quốc gia; dạy nghề phải có những ngành nghề được đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam phải thực hiện nguyên tắc “mở cửa thị trường” cho hàng hố dịch vụ và đầu tư nước ngồi, trong đó có thị trường lao động. Trong bối cảnh đó, đội ngũ lao động nước ta vừa có cơ hội phát triển về số lượng, chất lượng và tham gia vào thị trường lao động của các nước và vừa chịu thách thức về sự cạnh tranh với lao động nước ngồi khơng những ở thị trường thế giới mà còn ngay ở thị trường trong nước. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các quốc gia địi hỏi người lao động phải có năng lực cạnh tranh cao, năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn do thị trường xác định.
Trong giai đoạn 2001-2012 kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, ổn định, đạt tốc độ 7,26%/ năm; với GDP bình quân ngày càng phát triển, đầu tư trong nước và quốc tế thời gian qua và dự kiến trong thời gian tới ngày càng tăng, công nghệ mới
tiên tiến được ứng dụng trong sản xuất ngày càng nhiều, đòi hỏi nguồn nhân lực phải nâng cao chất lượng, tăng về số lượng nhất là nhân lực trực tiếp có trình độ cao, hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu trình độ đào tạo.
Theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; tỷ trọng lao động nông nghiệp còn khoảng 30% - 35% trong lao động xã hội). Với yêu cầu của một đất nước công nghiệp, nền kinh tế nước ta cần có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức kỹ năng nghề với với cơ cấu và trình độ phù hợp. Đó cũng là thách thức to lớn với ngành dạy nghề và đòi hỏi ngành dạy nghề phải đi trước một bước để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước trong giai đoạn mới này. Dạy nghề phải gắn với qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước vùng, ngành kinh tế.
Đặc biệt, ĐBSCL vốn là vựa lúa của cả nước, chiếm 21,3% dân số của cả nước, đóng góp 17,6% GDP, 90% kim ngạch xuất khẩu gạo, 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, nhưng có mặt bằng giáo dục và đào tạo thấp nhất so với các vùng khác: chỉ 15% lao động qua đào tạo (khu vực nơng thơn chỉ có 5%) [10]. Riêng tỉnh Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy, dân số nơng thơn chiếm 80%, nhưng bình qn mỗi lao động chỉ canh tác 1.600 m2 đất do đó cần nhanh chóng cơng nghiệp hóa và rút phần lớn nông dân chuyển sang làm dịch vụ và công nghiệp. Do vậy, họ cần được giáo dục và học nghề (theo nghĩa rộng) để chuyển đổi cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.
Như vậy, nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục, đặc biệt ở vùng ĐBSCL.
2.4.1.2 Yếu tố văn hóa - xã hội
Q trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho các trường trung cấp nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mơ hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đối mới và phát triển làm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước khác. Ngoài ra, hầu hết các
trường trung cấp trên thế giới đang tiến hành những cải cách toàn diện để trở thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và xuất khẩu tri thức. Đây là một thách thức cho các trường trung cấp ở Việt Nam.
Từ xưa đến nay, người Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học. Điều này thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cư, các bậc cha mẹ đã không tiếc cơng sức, tiền của đầu tư và khuyến khích động viên con em vượt khó, chăm chỉ học tập cũng như hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho nhà trường. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng của lượng kiến thức mới.
Do đó, để hồn thiện kiến thức của mình, người lao động có khuynh hướng học suốt đời và ngày càng có những yêu cầu đa dạng và khác nhau về giáo dục. Bên cạnh đó, yêu cầu của nhà tuyển dụng ngày càng cao, đòi hỏi các ứng viên phải có năng lực thực sự phù hợp với công việc.
Điều này làm cho người học ngày càng giống như khách hàng, họ có quyền lựa chọn cách học, mơn học, chương trình và cơ sở GDĐH nào cung cấp nguồn kiến thức thiết thực và hữu ích đối với cơng việc của họ sau này. Đây là một thách thức lớn cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt đối với các cơ sở mới thành lập. Các cơ sở giáo dục cần đa dạng hóa các chương trình đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như thu hút người học.
2.4.1.3 Dân số
* Tình hình chung về lực lượng lao động của tỉnh Tiền Giang
- Lực lượng lao động phân theo tình trạng hoạt động: Lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu do tăng tự nhiên về dân số, có xu hướng tăng dần trong các ngành kinh tế hàng năm.