Nguồn:Báo cáo dịch vụ chuyển tiền kiều hối SHB 2017
Qua biểu đồ, có thể thấy trong các NHTM trên Vietcombank là ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2017 chiếm 15% và dự kiến năm 2018 sẽ là ngân hàng đứng đầu về thị phần chuyển tiền kiều hối do họ mới thành lập công ty chuyển tiền kiều hối VCBR. Ngân hàng Sacombank trước đây vẫn được đánh giá là ngân hàng hàng đầu vì ngân hàng này là ngân hàng duy nhất xây dựng được mạng lưới chi trả chuyển tiền kiều hối tại nhà trên toàn quốc, đây cũng là điểm mà ngân hàng này vượt trội so với các ngân hàng khác để vượt lên dẫn đầu về doanh số chuyển tiền kiều hối trong năm 2017, tuy nhiên do một số nguyên nhân nên doanh số kiều hối chuyển về Sacombank đã giảm so với các Ngân hàng cạnh tranh.
2.1.3. Đánh giá về thị trường chuyển tiền kiều hối Việt Nam
Chính sách chuyển tiền kiều hối thông thoáng và thuận lợi là một trong những nhân tố quan trọng làm tăng lượng kiều hối. Trước đây, lượng ngoại tệ gửi về bị kiểm soát, người nhận phải chịu thuế thu nhập, cơ chế thành lập dịch vụ chuyển tiền kiều hối khá chặt, thì nay, người nhận tiền không cần phải mở tài khoản ở ngân hàng, không cần đến điểm chi trả của dịch vụ và cũng không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào, thậm chí còn có quà tặng kèm theo.
Với các dịch vụ do công ty chuyển tiền kiều hối cung cấp, hiện người Việt Nam có thể nhận tận nhà chi trả tiền mặt, chuyển khoản bằng ngoại tệ hay VND và không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Thủ tục nhận kiều hối đã đơn giản hơn rất nhiều, thậm chí khách hàng có thể nhận được tiền ngay trong vòng 5-10 phút sau khi người từ nước ngoài gửi về.
Các ngân hàng thương mại chú trọng mở rộng các kênh phân phối, ngoài hình thức chi trảkiều hối tại quầy, qua tài khoản nhiều NHTM còn cung cấp cả dịch vụ chi trả kiều hối tại nhà cho người nhận.Khách hàng ở một số ngân hàng có thể chuyển tiền trực tiếp qua internet thông qua các ngân hàng có liên kết chuyển tiền trực tiếp với những ngân hàng ở Việt Nam.Các ngân hàng đã có nhiều biện pháp để thu hút việc gửi kiều hối như thiết kế các sản phẩm với mức phí thấp, xây dựng nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) thành lập theo Quyết định số 214/QĐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, SHB hiện là 1 trong 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại uy tín nhất Việt Nam, Top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á....
Năm 1993 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng Nông Thôn Nhơn Ái, được thành lập tại Cần Thơ. Đến năm 2006, Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được chuyển đổi mô hình hoạt động lên Ngân
hàng TMCP Đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.
Năm 2008, SHB chuyển trụ sở từ Cần Thơ ra Hà Nội, khẳng định bước ngoặt lớn trong quy mô, vị thế và tiềm lực của ngân hàng với Vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.
Từ năm 2009 -2011, SHB là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội. SHB tăng cường quy mô hoạt động với việc tăng vốn điều lệ lên gần 5.000 tỷ đồng và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mở chi nhánh tại Lào và Campuchia, khởi đầu cho việc đầu tư ra nước ngoài của ngân hàng.
Năm 2012, SHB là một trong những ngân hàng đi tiên phong mở rộng mạng lưới kinh doanh ra thị trường quốc tế thông qua việc mở chi nhánh tại Campuchia tháng 2/2012 với vốn điều lệ ban đầu là 37 triệu USD và chi nhánh tại Lào tháng 8/2012 với vốn điều lệ 104 tỷ Kíp Lào. SHB đi đầu trong việc thực hiện chủ trương tái cấu truc hệ thống Tổ chức tín dụng của Chính phủ với việc nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) 8/2012.
Năm 2015, SHB tăng vốn điều lệ lên 9.500 tỷ đồng, mạng lưới giao dịch tăng lên gần 450 điểm trong và ngoài nước. SHB cũng vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng.
Năm 2016, SHB khai trương Ngân hàng con 100% vốn tại Lào ngày 15/1/2016 và ngân hàng con 100% vốn tại Campuchia ngày 9/9/2016, qua đó thể hiện sự nỗ lực của SHB sau thời gian kinh doanh ổn định tại hai thị trường này ở cấp độ chi nhánh.
Sát nhập Công ty cổ phần Tài chính Vinaconex Viettel (WF) tháng 12/2016 và thành lập Công ty tài chính TNHH MTV SHB (SHB FC). Tăng vốn điều lệ lên 11.197 tỷ đồng, mạng lưới tăng lên gần 500 điểm trong và ngoài nước.
Năm 2017, SHB thông báo tăng vốn điều lệ lên 12.036 tỷ đồng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính. SHB được chấp thuận mở văn phòng đại diện tại Cộng hòa Liên bang Myanmar. Đây là bước tiến quan trọng để SHB không chỉ có mặt tại bán đảo Đông Dương mà còn vươn ra khu vực Đông Nam Á.
cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng gần 500 điểm giao dịch ở Việt Nam, Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp”, và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằ mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông - nhà đầu tư, SHB luôn nô lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phục
vụ chuyên nghiệp. SHB không ngừng phấn đấu để trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam, tiến dần tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính
mạnh theo chuẩn quốc tế vào năm 2020.
2.2.2. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động của SHB
Mô hình quản trị:
SHB thực hiện cơ cấu, tổ chức bộ máy theo mô hình hiện đại, tinh gọn, chặt chẽ và tối ưu, phù hợp với chiến lược phát triển theo hướng Ngân hàng bán lẻ, có khả năng cạnh tranh lớn hơn với lợi thế và luôn tạo sự khác biệt, dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động của ngân hàng.
Cơ cầu bộ máy quản lý:
Nhằm tối ưu hóa bộ máy, tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh, SHB đang kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Khối/ Phòng/ Ban theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, có chiều sâu trên toàn hệ thống nhằm tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát triển quy mô và trình độ tương ứng với các ngân hàng trong khu vực để từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Bộ máy quản lý của SHB bao gồm : - Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát - Tổng giám đốc
STT
Tên công ty Lĩnh vực kinh doanh Vốn điều lệ Vốn góp của Tỷ lệ nắm giữ 1 Công ty TNHH 1 thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản SHB
(SHAMC)_____________
Quản lý nợ và khai thác tài sản 20 tỷ đồng 20 tỷ đồng 100% 2 Công ty cổ phần Chứng khoán SHB (SHBS) Dịch vụ Tài chính chứng khoán: Môi giới, tự do-anh, tư vấn đầu tư, bảo lãnh, lưu ký chứng khoán___________ 150 tỷ đồng 147,71 tỷ đồng 98,47%
3 Ngân hàng TNHH MTVSHB Lào _____________ Tài chính, ngân hàng______ 50 triệuUSD 50 TriệuUSD 100%
4 Ngân hàng TNHH MTVSHB Campuchia_______ Tài chính, ngân hàng______ 50 triệuUSD 50 triệuUSD 100%
5 Công ty tài chínhTNHH MTV__________ Tài chính, ngân hàng______ 1.000 tỷđồng 1.000 tỷđồng 100%
Nguồn: Báo cáo thường niên SHB 2017
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Hội đồng quản trị bao gồm các ủy ban và hội đồng trực thuộc gồm: - Ủy ban nhân sự
- Ủy ban quản lý rủi ro
- Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có - Hội đồng tín dụng
- Hội đồng đầu tu
- Hội đồng Quản lý và xử lý nợ có vấn đề.
SHB gồm ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị tại Hội sở, các chi nhánh và phòng giao dịch.
Tính đến 31/12/2017, mạng lưới hoạt động của SHB bao gồm: - Trụ sở chính
- Trung tâm kinh doanh (Sở giao dịch) - 56 Chi nhánh
- 450 Điểm giao dịch. - 5 Công ty con trực thuộc.
- Các ngân hàng đại lý tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu) - Dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn)
- Dịch vụ bảo lãnh
- Dịch vụ chiết khấu chứng từ - Dịch vụ thanh toán quốc tế
1. Quy mô - Dịch vụ chuyển tiền - Dịch vụ thẻ - Dịch vụ ngân hàng điện tử - Dịch vụ nhờ thu - Dịch vụ mua bán ngoại tệ - Dịch vụ ngân hàng đại lý - Dịch vụ bao thanh toán
- Các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
2.2.3. Ket quả hoạt động kinh doanh 2017 của SHB
Với mục tiêu phát triển theo huớng ngân hàng đa năng hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có chiến luợc cạnh tranh cao và luôn tạo sự khác biệt, SHB luônlấy khách hàng làm trọng tâm để đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của khách hàng cũng nhu nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế, huớng tới sự ổn định và thúc đẩy tăng truởng kinh tế đất nuớc; Tập trung củng cố và tăng cuờng năng lực tài chính; Nâng cao năng lực quản trị điều hành; Phát triển quy mô và trình độ tuơng ứng với các ngân hàng trong khu vực để từng buớc đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhu đảm bảo an toàn theo chuẩn mực quốc tế và yêu cầu của Ủy ban Basel.
SHB luôn đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, thanh toán; Giảm thiểu tổn thất, chi phí xử lý nhung vấn đề rủi ro phát sinh trong hệ thống.
Tập trung phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân nhằm tăng nguồn lợi nhuận đáng kể, đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh thông qua Công ty tài chính tiêu dung SHB.
SHB thực hiện chiến luợc quốc gia về tăng truởng xanh, đẩy mạnh các biện pháp giảm phát thải nhà kinh bên cạnh chính sách tín dụng xanh, huớng dòng vốn phục vụ cho các dự án, công trình “xanh” nhu: xử lý nuớc thải, rác thải, thủy điện... nhằm thúc đẩy ý thức bảo vệ môi truờng, đóng góp vào sự phát triển bền vững và thịnh vuợng của cộng đồng. Trong tuơng lai SHB tiếp tục gắn bó với công tác an
sinh xã hội, tham gia đóng góp vào sự phát triển cộng đồng với tư cách là một doanh nghiệp lớn.
SHB đã đạt được những thành quả tich cực thể hiện qua một số chỉ tiêu tài chinh như sau:
Vốn điều lệ đồng 6 7 7 - Vốn tự có Tỷ đồng 12.4 1 16.37 1 17.82 9 8,91%
2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Huy động từ TCKT va cá nhan___________ Tỷ đồng 157.50 3 181.15 3 210.92 1 16,43 % Dư nợ từ TCKT và cá nhân đồngTỷ 7 131.42 6 162.37 1 198.29 % 22,12 Tổng thu nhập đồngTỷ 7 12.85 6 16.24 5 21.00 % 29,22
Lợi nhuận trước thuế___________ Tỷ đồng 1.01 7 1.156 1.925 66,49 % 3. An Toàn Tỷ lệ an toàn vốn % 11,40 13,00 11,30 Đảm bảo mức quy định của NHNN (≥ 9%)
Tỷ lệ nợ xấu % 1,72 1,87 2,33 Đảm bảo mứcquy định của
kinh doanh. Tổng tài sản của ngân hàng đạt 286.010 tỷ đồng, tăng 18.8% so với năm 2016, đạt 105% kế hoạch. Vốn tự có của SHB đạt 17.829 tỷ đồng, tăng 11,1%
so với năm 2016. SHB được chấp thuận và hoàn tất thủ tục tăng vốn đều lệ lên 12.036 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn huy động đạt 266.680 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ thị trường I (Tổ chức kinh tế, cá nhân) đạt 210.921 tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm trước.
Nguồn vốn huy động dồi dào, dài hạn là điều kiện quan trọng để SHB giải ngân cho vay nhiều lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 198.291 tỷ đồng, tăng 22,1% so với năm 2016.
Tổng thu nhập năm 2017 của Ngân hàng đạt 21.005,2 tỷ đồng, tăng 29,2% so với năm 2016 nhờ dịch chuyển cơ cấu thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Tổng thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.457 tỷ đồng, tăng 1.119 tỷ đồng, tương ứng 330,9% so với năm 2016. Tỷ trọng thu nhập thuần từ dịch vụ chiếm 22,6% tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận trước thuế đạt 1.925,3 tỷ đồng, tăng trưởng 66,5% là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây của SHB, vượt 10% so với kế hoạch 2017 Đại hội cổ đông đề ra.
Bên cạnh tăng trưởng quy mô, thu nhập, SHB kiểm soát chặt chẽ chi phí nhằm
tăng hiệu quả hoạt động. Năm 2017, tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt
động giảm mạnh xuống còn 44,9% là mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Các tỷ lệ an toàn vốn, an toàn về thanh khoản luôn đảm bảo đạt được và vượt so với quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong đó, tỷ lệ an toàn vốn đạt 11,3%.
Những thuận lợi nội bộ cũng như sự thích ứng linh hoạt với điều kiện môi trường bên ngoài đã giúp SHB hoàn thành hầu hết các mục tiêu và đạt được nhiều thành tựu, bước ngoặt quan trọng như:
- Hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2017, đảm bảo mức chi cổ tức cho các cổ đông lớn hơn kế hoạchđại hội cổ đông thông qua.
hàng có tỷ trọng thu nhập dịch vụ lớn.
- Kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động, đưa tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
- Hoàn thành kế hoạch đưa Công ty tài chính TNHH MTV SHB (SHB FC) vào hoạt động.
- Thực hiện theo lộ trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
- Hoàn thành các dự án công nghệ hiện đại hướng tới nâng cao năng lực phục vụ khách hàng (hệ thống ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại
Lào và
Campuchia, ứng dụng hỗ trợ trực tuyến với khách hàng, thu hộ qua Pos...) Với hệ thống mạng lưới và nhân sự tiếp tục được đầu tư, mở rộng gồm 500 điểm giao dịch và trên 6.200 cán bộ nhân viên trải rộng tại 40 tỉnh thành trong cả nước; 1 ngân hàng con 100% vốn, 1 chi nhánh tại Lào; 1 ngân hàng con 100% vốn, 4 chi nhánh tại Campuchia, văn phòng đại diện tại Myanmar và 2 Công ty con (Công ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản - SHAMC, Công ty tài chính TNHH MTV SHB - SHBFC). Công tác mở rộng đi cùng với việc chú trọng sắp xếp,