Tăng cường tính bảo mật và an toàn cho dịch vụchuyển tiền kiều hối

Một phần của tài liệu 0735 mở rộng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 88)

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DỊCH VỤCHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI Ở NGÂN

3.2.5. Tăng cường tính bảo mật và an toàn cho dịch vụchuyển tiền kiều hối

cùng chia sẻ phí.

Số liệu về mạng lưới ngân hàng so sánh với các nước trong khu vực lại phản ánh một bức tranh đáng quan tâm. Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới (World Bank) cập nhập mới nhất thì đến hết năm 2015, trung bình ở Việt Nam có 3,8 chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng phục vụ 100.000 người dân trưởng thành. Trong khi đó, con số này ở Indonesia là 17,8; Thái Lan là 12,6; Singapore là 9,3; Malaysia là 10,7; Campuchia là 6,1... Như vậy, tỷ lệ bao phủ của ngân hàng Việt Nam tính trên dân số còn khá thấp so với các nước trong khu vực.

Tương tự, tỷ lệ bao phủ của máy rút tiền tự động (ATM) tại Việt Nam cũng thấp hơn nhiều nước ở Đông Nam Á. vẫn theo số liệu do World Bank, số lượng ATM trung bình trên 100.000 người dân trưởng thành của Việt Nam là 24,1 còn của Thái Lan là 113,54 hay Singapore là 59,98 và Malaysia là 51,12.

Trong khi đó, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình giao dịch không dùng tiền mặt nhằm tăng cường minh bạch xã hội để phát triển bền vững. Đến nay, Chính phủ cũng đã cho phép người từ 15 tuổi có thể mở tài khoản thanh toán và trẻ em trên 6 tuổi

có thể được dùng thẻ ghi nợ để thanh toán (dùng thẻ phụ và không rút tiền mặt). Từ những thực tế trên, các ngân hàng Việt Nam vẫn đang cần mở rộng mạng lưới để có thể khai thác tiềm năng thị trường cả nước. Tuy nhiên, những năm qua, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng hệ thống bởi khó đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà Thông tư 21 đưa ra nhằm siết chặt việc ngân hàng phát triển thêm chi nhánh và điểm giao dịch. Chính vì thế, dù tiềm năng còn lớn nhưng không có nhiều ngân hàng có thể đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới.

3.2.5. Tăng cường tính bảo mật và an toàn cho dịch vụ chuyển tiền kiềuhối hối

Việt Nam trong thời gian qua đã ban hành nhiều chính sách, tiêu chuẩn về an toàn thông tin, bao gồm từ Luật (Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng và sắp tới là Luật An ninh mạng), Nghị định (Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Nghị định số 85/2016/NĐ-CP về

Trên cơ sở ấy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn hoạt động công nghệ thông tin trong ngành tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế về an toàn thông tin như ISO 27001, PCI DSS... Bên cạnh đó, NHNN còn là đầu mối thường xuyên tiếp nhận các cảnh báo về lỗ hổng bảo mật, nguy cơ mất an toàn của hệ thống công nghệ thông tin từ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông và các tập đoàn, công ty công nghệ thông tin đối tác để cảnh báo, chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành kiểm tra, rà soát và có giải pháp kịp thời phòng, tránh, không để xảy ra các hiện tượng mất an toàn.

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, tại Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng và các hệ thống quan trọng, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đầu tư, trang bị các giải pháp an ninh bảo mật cơ bản như: Tường lửa (Firewall); Hệ thống phát hiện xâm nhập (IPS/IDS); Hệ thống phòng chống virus; Xác thực đa thành tố đối với các giao dịch điện tử; Mã hóa dữ liệu đối với các hệ thống quan trọng. Hệ thống ứng dụng, máy chủ, máy trạm được quản lý, thường xuyên rà soát, cập nhật kịp thời các bản vá lỗ hổng để ngăn ngừa tội phạm xâm nhập tấn công vào hệ thống. Thực tế, các ngân hàng đều đã trang bị các giải pháp tăng cường an toàn, an ninh mạng như: Hệ thống quản lý sự kiện an ninh; Hệ thống phòng chống thư rác; Hệ thống lọc nội dung web; Hệ thống quản lý file nhật ký; Hệ thống đánh giá điểm yếu ứng dụng và mạng; Công nghệ chữ ký số PKI.

Các ngân hàng đã triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh bảo mật như ISO 27001, PCI DSS. Số lượng các ngân hàng đạt các tiêu chuẩn này đã tăng lên hàng năm. Đối với chuẩn PCI DSS, trên 60% các ngân hàng đã và đang triển khai áp dụng tiêu chuẩn an ninh dữ liệu thẻ PCI DSS, trong đó có 10 ngân hàng đẫ đạt chứng chỉ PCI DSS. Đối với chuẩn ISO 27001, trên 64% các TCTD đã và đang triển khai áp dụng, trong đó có 10 ngân hàng đã lấy chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 27001. Trong năm 2017, các ngân hàng cũng đã tích cực triển khai chương trình CSP SWIFT để tăng cường đảm bảo an toàn cho hoạt động chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT. Trong thời gian tới ngân hàng SHB cũng sẽ đầu tư để theo kịp với các ngân hàng khác trong việc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn

về an ninh trong dịch vụ chuyển tiền kiều hối để đảm bảo an toàn cho cả ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu 0735 mở rộng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w