- Theo đó, tất cả các hộ dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị... trên địa bàn thành phố có trách nhiệm tự phân loại rác thải ra thành 02 loại: rác dễ phân hủy (gồm các loại như lá cây, cành cây nhỏ, hoa, quả, thực phẩm nhà bếp, bã trà, bã cà phê, giấy ăn, rơm rạ, cỏ…) và rác khó phân hủy (gồm các loại như túi ni lông, nhựa, chai lọ, bao xi măng, vỏ sò, ốc, hến, vải, tàn thuốc, xương, xốp, vỏ đồ hộp, giấy cứng, linh kiện điện tử, kim loại…).
- Các loại rác này được đựng riêng trong những túi nhựa có khả năng tái sinh, có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư.
- Đồng thời bố trí 02 loại thùng đựng rác khác nhau để chứa theo từng loại. Công ty vệ sinh môi trường sẽ gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi. Xe thu
65
gom rác dễ phân hủy và rác khó phân hủy được bố trí xen kẽ vào các ngày trong tuần. Giờ thu gom rác sẽ được quy định cụ thể theo từng khu vực, từng tuyến đường.
- Với những rác có thể tái chế thì sẽ được Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu mua theo giá thị trường (nhằm giảm thiểu đội ngũ thu mua ve chai, hạn chế tình trạng thu gom rác tự phát, thiếu sự kiểm soát của nhà nước đối với các hộ thu mua phế liệu dân lập hiện nay).
- Nếu gia đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền.
Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Rác thải hữu cơ là nguồn gây ô nhiễm lớn tại các bãi rác( bãi rác Khánh Sơn) nên cần phải có giải pháp thích hợp để giải quyết nhằm giảm chi phí vận hành và xử lý, cũng như giảm lượng rác chôn lấp. Nếu phân loại được rác hữu cơ ta có thể áp dụng một trong hai biện pháp:
- Trước hết nó tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Trong quá trình làm phân compost cần có sự chọn lọc, tìm hiểu kĩ trước khi đưa vào ủ thành phân. Vì đối với rác thành phố thì rác hữu cơ chứa cả lượng lá, cành, thân cây trồng tại đô thị mà không phù hợp cho việc làm phân bón. Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xí nghiệp sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp, xử lý rác và bán phân compost.
- Xử lý rác thải hữu cơ tại bãi rác bằng công nghệ hầm Biogas và sử dụng động cơ biogas để sản xuất điện. Nếu công nghệ này được thực hiện thành công thì việc xử lý rác thải hiệu quả giảm được sự ô nhiễm môi trường, nguồn nước ngầm, khử được mùi hôi của nước rác vì hầu hết rác thải hữu cơ đều được ủ và đưa vào hầm Biogas, giảm được tình trạng quá tải của bãi rác, giảm được một diện tích đất không nhỏ. Hơn thế nữa chúng ta có thể tận dụng được nhiên liệu từ việc sản xuất khí Biogas để chạy
66
máy phát điện sản xuất điện, cung cấp điện cho nhu cầu sử dụng tại bãi rác ( bãi rác Khánh Sơn_.
Với lượng rác thải chứa tới 74,65% rác hữu cơ ( tại bãi rác Khánh Sơn) nếu áp dụng được biện pháp phân loại rác hữu cơ thì bãi rác ( bãi rác Khánh Sơn) có thể sử dụng thêm 15 – 20 năm nữa. Bên cạnh đó, cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi hôi và sinh vật như ruồi.
Kết quả khảo sát về việc thu gom các loại chai nhựa, lọ thủy tinh, nhôm… ra khỏi
rác thải gia đình mình
Theo kết quả khảo sát từ 254 phiếu điều tra:
Có 202/254 hộ gia đình (chiếm 79,5%) thường xuyên thu gom riêng Có 37 /254 hộ gia đình (chiếm 14,6%) thỉnh thoảng thu gom riêng Có 15/254 hộ gia đình (chiếm 5,9%) chưa bao giờ thu gom riêng Kết quả được thể hiện trong hình 4.6. dưới đây:
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện việc phân loại chai lọ, nhôm.. ra khỏi rác thải gia đình
Kết quả khảo sát ý thức của người dân về việc tham gia chương trình thử nghiệm phân loại rác có thể tái sử dụng và không thể tái sử dụng
Có 218/254 hộ gia đình (chiếm 86%) sẵn sàng tham gia. Có 36/254 hộ gia đình (chiếm 14%) không tham gia. Kết quả được thể hiện dưới hình 4.7 sau:
79,5% 14,6%
5,9%
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
67
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện ý thức của hộ gia đình về vấn đề phân loại rác tại nguồn
Theo kết quả của phiếu điều tra các hộ gia đình thì 86% hộ gia đình cho rằng việc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô Thị Đà Nẵng tiến hành phân loại rác tại từng hộ gia đình là hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố Đà Nẵng. Số hộ gia đình còn lại (14%) cho rằng việc phân loại rác trên là việc làm quá rắc rối, phức tạp.
Đa số các hộ gia đình yêu cầu cung cấp thùng đựng rác công cộng theo từng loại rác và bao ni lông chuyên dụng để tiện cho việc phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình và khu dân cư.
86% 14%
Sẵn sàng tham gia Không tham gia
68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Sơn Trà đã đạt được những thành tựu quan trọng trong 7 năm qua, tình trạng môi trường cải thiện hơn trước, tạo được cảnh quan chung cho quận cũng như thành phố. Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện khá tốt và đồng bộ (đối với khâu thu gom, lưu trữ và vận chuyển), tỷ lệ thu gom hiện nay đã đạt 95%, trang thiết bị được đầu tư khá hiện đại, hoàn toàn đáp ứng với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên so với những thành phố khác, Đà Nẵng vẫn chưa có phương cách quản lý tổng hợp, đó là huy động nguồn lực tham gia quản lý chất thải rắn từ cộng đồng và tư nhân nhằm giảm lượng chất thải rắn phải chôn lấp vào bãi rác một cách tối đa thông qua các biện pháp phân loại tại nguồn, tái chế và tái sử dụng rác thải trong nhân dân.
Việc áp dụng công cụ kinh tế vào quản lý CTRSH của thành phố đang còn lỏng lẽo, vẫn còn một số các nhân, tổ chức chưa thực sự nghiêm túc chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình luôn tìm cách trốn trách việc thực hiện nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường. Và nguyên tác khác là do mức phí đưa ra áp dụng còn quá thấp chưa thực sự thỏa đáng và chưa có tính răng đe mạnh đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Chưa góp phần vào công tác giảm thiểu lượng CTR phát sinh. Do đó, cần phải có một hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành đầy đủ và kịp thời, sẽ là chìa khóa trong công tác quản lý CTR của Nhà nước. Song song với quá trình trên thì phải có những giải pháp về mặc kỹ thuật để góp phần hoàn thiện công tác quản lý CTR và bảo vệ môi trường.
2. Kiến nghị
Công tác quản lý: thực thi và cụ thể hóa các quy định, chính sách từ Trung ương đến địa phương, hoàn chỉnh bộ máy tổ chức quản lý, cần phải rà soát lại và ban hành, kiện toàn một hệ thống văn bản pháp lý, khung thể chế, chính sách liên quan phù hợp với điều kiện của địa phương. Tăng cường tổ chức các đợt thanh tra kiểm tra về quản
69
lý CTR trên địa bàn và nhắc nhở các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định trong quản lý CTR.
Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thực cộng đồng về chất thải rắn. Mở các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc chuyên sâu về quản lý CTR cho các cán bộ xã, phường…
Cải thiện công nghệ: Để quản lý tổng hợp CTR hiệu quả thì công tác thu gom, vận chuyển và xử lý phải được thực hiện tốt. Cần có sự nghiên cứu đầu tư và hoàn thiện các khâu phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để để đáp ứng cho nhu cầu về lâu dài.
Mức phí đưa ra phải phù hợp theo từng thời điểm và điểu chỉnh mức phí đó cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của Quận, thành phố.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Báo cáo Môi trường Quốc gia 2010: Tổng quan Môi trường Việt Nam”, phần CTR, 2010.
[2]. Bộ Xây dựng, “Báo cáo Xây dựng chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
[3]. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 – Chất thải rắn
[4]. GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị KimThái, Quản lý CTR đô thị, Nhà xuất bản Xây Dựng Hà Nội – 2001.
[5]. Hoàng Xuân Cơ (2005), Kinh tế môi trường, NXB Giáo dục Hà Nội
[6]. Lê Thị Tuấn Anh (2011), Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến biến động đất đai và đời sống của người dân quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000-2010, luận văn thạc sĩ nông nghiệp.
[7]. Nguyễn Minh Phương, Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý
chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ ngành Môi trường trong phát triển bền vững.
[8]. Phòng Công nghệ môi trường, công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng “Niên giám thống kê 2011-2013”.
[9]. Phòng Công nghệ môi trường, công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng “Báo cáo: Tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”.
[10]. Xí nghiệp Môi trường Sơn Trà, Báo cáo lộ trình thu gom và vận chuyển rác thải (2013).
[11]. The World Bank (1999), Solid Waste management in Asia.
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
Phiếu điều tra này dùng để thu thập thông tin nhằm cung cấp dữ liệu cho Khóa luận tốt nghiệp, không ngoài mục đích khác. Vì vậy, kính mong ông (bà) cung cấp một số thông tin bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên :………Nam/Nữ………...Tuổi:……… 2.Nghề nghiệp :……….. 3. Địa chỉ : ………. 4. Vị trí nhà Mặt đường Trong kiệt
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG, CẢNH QUAN, SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Câu 1: Theo ông (bà) chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải phát sinh:
Từ hoạt động của con người Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp,
Từ hoạt động y tế Từ hoạt động công nghiệp, cơ sở sản xuất
Câu 2: Theo ông (bà) pin đã qua sử dụng, bóng đèn huỳnh quang bị vỡ…. có nguy hại không?
Có Không
Câu 3: Và ông (bà) thường xử lý chúng như thế nào?
Thu gom riêng Bỏ lẫn vào các chất thải khác
Câu 4: Ông (bà) hiểu thế nào là rác thải hữu cơ?
Thức ăn thừa, bánh kẹo, hoa quả Đất đá, gạch
Chai lọ thủy tinh, nhôm nhựa Tất cả ý trên đều đúng
Câu 5: Theo ông (bà) có phải rác thải là những thứ cần bỏ đi, không thể tái sử dụng được nữa?
Phải Không phải
Câu 6: Vậy theo ông (bà) loại rác thải nào sau đây có thể tái sử dụng?
Thức ăn thừa, bánh kẹo, hoa quả Đất đá, gạch
Câu 7: Ông (bà) đã bao giờ thu gom riêng các loại chai nhựa, lọ thủy tinh, nhôm…ra khỏi rác thải của gia đình mình không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
Câu 8: Tác hại chính do rác thải hiện nay?
Bốc mùi khó chịu
Nguồn lan truyền bệnh (qua trung gian là ruồi, muỗi, chuột…)
Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị
Tất cả đều đúng
Câu 9: Vậy theo ông (bà) nó sẽ gây ô nhiễm với môi trường nào?
Chỉ gây ô nhiễm môi trường đât Ô nhiễm môi trường đất, nước
Ô nhiễm môi trường đất, không khí Ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí
Câu 10: Theo ông (bà) ô nhiễm rác thải có làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?
Có Không
II. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG SƠN TRÀ.
Câu 11: Theo ông (bà) vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay là:
Ô nhiễm không khí Ô nhiễm nước Ô nhiễm rác thải
Khác……….
Câu 12: Ông (bà) biết vấn đề môi trường thông qua:
Các phương tiện truyền thông như tivi, báo, đài, internet…
Họp tổ dân phố
Không nghe gì cả
Câu 13: Theo ông (bà) để cho môi trường tốt hơn thì ai là người thực hiện:
Người dân Cơ quan quản lý môi trường địa phương Cả hai thành phần trên
Câu 14: Gia đình đang sử dụng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt do:
Tự thu gom Công ty TNHH MTV môi trường và đô thị Đà Nẵng
Câu 15: Ngoài ra có xử lý rác theo cách khác không?
Đốt Thải bỏ ra đường, nơi đất trống hoặc sông hồ
Chôn lấp tại nhà Đổ thải ra sân, vườn
Khác ...
Câu 16: Một tháng gia đình phải trả chi phí thu gom là:
Câu 17: Mức giá đó là:
Thấp Trung bình Cao
Câu 18: Đểtăng cường công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt hiệu quả cao ông (bà) có sẵn sàn đóng lệ phí thu gom với giá cao hơn hay không?
Sẵn sàng Để xem xét lại Không đồng ý
Câu 19: Ông (bà) có nhận xét gì về hiện trạng các thùng rác công cộng hiện nay trên địa bàn Quận?
Mới, sạch sẽ Đã cũ nhưng vẫn sử dụng được Bể nát, bốc mùi
Câu 20: Ông (bà) có ý kiến gì về công tác thu gom, xử lý rác thải hiện nay tại địa phương?
Thu gom chưa tốt, mùi hôi phát sinh nhiều, công nhân lơ là, tay nghề kém
Thu gom khá tốt, tuy nhiên còn nhiều hạn chế cần khắc phục
Thu gom tốt, vệ sinh đường phố sạch sẽ, công nhân thu gom đúng giờ
Ý kiến khác ( ... )
III. HIỂU BIẾT, Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI DÂN VÊ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Câu 21: Theo ông (bà) những giải pháp nào sau đây giúp việc quản lý rác thải được tốt hơn?
Tăng số lần thu gom trong ngày Trang bị thêm thùng rác công cộng
Tăng cường ý thức người dân Xử phạt hành chính những người xả rác bừa bãi
Câu 22: Nếu được đề nghị tham gia chương trình thử nghiệm phân loại rác thành hai loại: có thể tái sử dụng và không thể tái sử dụng ở hộ gia đình thì ông (bà) có sẵn lòng hợp tác không?
Có Không
Câu 23: Ở địa phương ông (bà) các chương trình cộng đồng nhằm bảo vệ môi
trường như Ngày Chủ nhật xanh, Nói không với bao ny lông…..diễn ra:
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hầu như không có
Câu 24: Ông (bà) có ý kiến đóng góp gì để công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải hiện nay tại địa phương được tốt hơn ... ... ...
Đà Nẵng, ngày tháng năm Người điều tra