Đặt cọc và hoàn chi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. (Trang 28)

Đặt cọc – hoàn chi được sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền khi mua hàng, nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại.

1.3. Tình trạng gia tăng CTR đô thị trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 . Tình trạng gia tăng CTR đô thị trên thế giới [11], [12]

Khi cả thế giới đang hướng tới đô thị hóa, chất thải rắn là một trong những sản phẩm quan trọng của lối sống đô thị đang tăng trưởng nhanh hơn so với tốc độ đô thị hóa. Vào năm 1999, dân số thành thị chỉ có 2,9 tỷ dân đã thải ra lượng chất thải khoảng 0,64 kg/người/ngày tương đương với 0,68 tỷ tấn mỗi năm. Vào năm 2009, dân số thành

18

thị tăng lên 3 tỷ người với lượng phát thải lên đến 1,2 kg/người/ngày tương đương 1,3 tỷ tấn mỗi năm. Dư báo đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên đến 4,3 tỷ người với hệ số phát thải là 1,42 kg/người/ngày tương đương với 2,2 tỷ tấn mỗi năm. Vì vậy việc quản lý CTR sẽ là một thách thức lớn đối với tất cả các đô thị trên thế giới.

Cùng với sự phát triển của thế giới, châu Á là khu vực có sự tăng trưởng đô thị rất lớn. Năm 2000, gần 1/3 dân số các nước châu Á sống tại các khu đô thị. Theo thống kê năm 1998, các thành phố ở châu Á tạo ra khoảng 760.000 tấn CTR/ngày. Châu Á đã chi tiêu khoảng 25 tỷ USD cho việc quản lý CTR mỗi năm, theo dự đoán khối lượng CTR sẽ tăng đến 1,8 triệu tấn/ngày vào năm 2025 và số tiền chi tương ứng sẽ tăng lên 47 tỷ USD vào năm 2025.

Bảng 1.3. Dự báo lượng chất thải phát sinh đến năm 2025 theo từng khu vực

Khu vực

Dữ liệu có sẵn năm 1999 Dự báo năm 2025

Tổng dân số

đô thị (Triệu người)

Lượng chất thải phát sinh đô

thị Dự báo dân số Dự báo lượng chất thải đô thị

Theo đầu người (kg/người/ngày) Tổng (tấn/ngày) Tổng dân số (triệu người) Dân số đô thị (triệu người)

Theo đầu người (kg/người/ngày) Tổng (tấn/ngày) Châu Phi 260 0.65 169.119 1.152 1.152 0,85 441.840 Châu Á 777 0.95 738.958 2.124 1.229 1,5 1.865.379 Trung Á 227 1.1 254.389 339 239 1,5 354.810 Mỹ La Tinh 399 1.1 437.545 681 466 1,6 728.392 Trung Đông và Bắc Phi 162 1.1 173.545 379 257 1,43 369.320 Tổ chức 729 2.2 1.566.286 1.031 842 2,1 1.742.417

19 hợp tác và phát triển kinh tế Nam Á 426 0.45 192.410 1.938 734 0,77 567.545 Tổng cộng 2,980 1.2 3.532.252 7.644 4.285 1,4 6.069.703

1.3.2. Tình hình quản lý CTR ở Việt Nam [3]

Trong những năm thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước, công tác quản lý chất thải rắn được các nhà quản lý quan tâm chủ yếu vào công tác thu gom và xử lỳ các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động của con người. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành kinh tế bắt đầu được nhà nước ưu tiên phát triển. Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, du lịch và dịch vụ phát triển mạnh đó là nguyên nhân phát sinh chất thải rắn ngày càng lớn.

Nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế đề ra công tác quản lý chất thải rắn đã được điều chỉnh bằng hệ thống chính sách, văn bản, hệ thống quy phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song song với hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn bắt đầu hình thành và phát triển thì hoạt động quản lý chất thải rắn chỉ tập trung vào công tác thu gom, tập kết chất thải rắn sinh hoạt đến nơi quản lý theo quy định.

1.3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị ở Việt Nam

Phát sinh chất thải rắn đô thị ở Việt Nam chủ yếu là CTRSH chiếm khoảng 60– 70% lượng chất thải đô thị phát sinh, tiếp theo là CTR xây dựng, công nghiệp, y tế...

- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ các hộ dân, khu tập thể, chất thải đường phố, chợ, trung tâm thương mại...

- Chất thải rắn xây dựng: phát sinh từ các công trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng.

- Chất thải rắn công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở công nghiệp trong khu đô thị. - Chất thải y tế: phát sinh từ bệnh viện, cơ sở y tế và cơ sở khám chữa bệnh.

20

1.3.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị

Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường năm 2009 thì lượng chất thải rắn phát sinh trong nước khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó CTR công nghiệp thông thường là 6,88 triệu tấn/năm, CTRSH khoảng 19 triệu tấn/năm, CTR y tế thông thường vào khoảng 2,12 triệu tấn/năm.

Trong đó, tổng lượng CTRSH ở các khu đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình từ 10% - 16% mỗi năm. Năm 2007, chỉ số CTRSH phát sinh bình quân theo đầu người trên phạm vi toàn quốc khoảng 0,75 kg/người/ngày. Năm 2008 thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương thì chỉ số phát sinh CTRSH phát sinh các địa phương chưa tới 1,0 kg/người/ngày.

Bảng 1.4. CTR đô thị phát sinh các năm 2007 – 2010

Qua kết quả điều tra tổng thể từ năm 2007 đến năm 2010 đã cho thấy lượng CTR tăng lên nhanh. Lượng CTR năm 2010 đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 2007 và con số này ngày càng tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ CTR đang tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô và dân số.

1.3.2.3. Ước tính lượng thải và thành phần chất thải rắn đô thị đến năm 2025

Cơ sở của việc ước tính CTR đô thị là tốc độ tăng dân số tự nhiên và dân số cơ học, tốc độ tăng GDP hằng năm.

Nội dung 2007 2008 2009 2010

Dân số đô thị (triệu người) 23,8 27,7 25,5 26,22 % Dân số đô thị so với cả nước 28,2 28,99 29,74 30,2

Chỉ số phát sinh CTR đô thị

(kg/người/ngày) 0,75 0.85 0,95 1,0

Tổng lượng CTR đô thị phát sinh

21

Lượng CTR đô thị ngày càng tăng nhanh và thành phần ngày càng phức tạp do số lượng dân cư nông thôn chuyển ra thành thị ngày càng tăng bởi quá trình đô thị hóa cao, do mức sống ngày càng cao nên tiêu dùng ngày càng đa dang.

Ước tính chỉ số phát sinh CTR đô thị trung bình ở Việt Nam trong những năm 2015, 2020, 2025 vào khoảng 1,2; 1,4; 1,6 kg/người/ngày.

Bảng 1.5. Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025

Năm 2015 2020 2025

Dân số đô thị (triệu người) 35 44 52

% Dân số đô thị so với cả nước 38 45 50

Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày) 1,2 1,4 1,6

Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày) 42.000 61.600 82.200

Từ kết quả dự báo trên thì lượng CTR đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so với năm 2010. Đây sẽ là áp lực lớn đối với công tác quản lý CTR đô thị trong thời gian tới.

1.3.2.4. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị ở nước ta

Công tác thu gom thường sử dụng hai hình thức là thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp. Một trong những bức xúc lớn của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom là thiếu các điểm trung chuyển rác. Hiện nay, hầu hết các khu đô thị mới chỉ có các điểm tập kết rác, tuy vậy các điểm tập kết này cũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.

CTR đô thị sau khi được tập trung tại các điểm tập kết rác, các trạm trung chuyển thì được vận chuyển đến bãi chôn lấp bằng các xe chuyên dụng.

Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 – 82% lượng chất thải rắn được thu gom (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh). Thống kê toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh.

22

Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt. Nhiều tỉnh, thành phố chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh và nhà máy xử lý rác thì việc xử lý và tiêu hủy rác ở đây chủ yếu là chôn lấp và đốt ngay tại bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.

Trong thời gian tới, công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng CTR chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế và tái sử dụng. Gần đây nhiều nhà đầu tư tư nhân đến Việt Nam đem theo các công nghệ đa dạng, tuy nhiên một số công nghệ không đáp ứng được yêu cầu. Bộ xây dựng đã cấp phép cho một số công nghệ nội địa trong lĩnh vực xử lý CTRSH để thúc đẩy các công nghệ phù hợp.

1.4. Tổng quan về Quận Sơn Trà – Đà Nẵng [6]

1.4.1. Đặc điểm tự nhiên

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữu ngạn sông Hàn, có tọa độ địa lý từ 16004’51” đến 16009’13” vĩ độ Bắc, 108015’34” đến 108018’42” kinh độ Đông. Là quận có ba mặt giáp sông, biển:

Phía Bắc và Đông giáp biển Đông

Phía Tây giáp Vũng Thùng (Vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn Phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn

23

Hình 1.2. Bản đồ Hành chính Quận Sơn Trà

Quận Sơn Trà có vị trí quan trọng về kinh tế, có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực, có bờ biển đẹp, có rừng Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên. Sơn Trà có vị trí khá thuận lợi cho giao lưu kinh tế và phát triển văn hóa theo hướng mở.

Sơn Trà còn là khu vực tập trung các cơ sở quốc phòng, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực và quốc gia.

1.4.1.2. Điều kiện tự nhiên

Khí hậu, thủy văn của quận Sơn Trà mang những đặc điểm của gió mùa, Duyên hải miền Trung và đặc trưng của thành phố Đà Nẵng.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,60C trung bình năm cao nhất là 29,80C và trung bình năm thấp nhất là 22,50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 34,20C và trung bình tháng thấp nhất là 190C. Độ ẩm không khí trung bình là 82%, trung bình cao nhất là 86% và trung bình thấp nhất là 64% và thấp tuyệt đối là 18%.

Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.066 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, thời gian này tổng lượng mưa chiếm 76% lượng mưa cả năm; tháng 10

24

là tháng có lượng mưa cao nhất (1.329mm, bằng 56,1% lượng mưa trung bình cả năm). Hướng gió chính là gió mùa Đông-Bắc, tốc độ trung bình khoảng 40m/s. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, hướng gió chính là Đông-Nam với tốc độ trung bình khoảng 15-20m/s.

Số giờ nắng chiếu hằng năm là 2.168 giờ, tháng 5 là tháng có số giờ nắng chiếu nhiều nhất và thấp nhất là tháng 12.

Sơn Trà chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ gió mùa. Gió mùa Đông- Bắc xuất hiện sớm nhất vào tháng 8 và kết thúc chậm nhất vào tháng 4 năm sau. Trung bình hằng năm có khoảng 14 – 16 đợt gió mùa Đông-Bắc ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng- Sơn Trà. Gió mùa Tây-Nam thường mang theo không khí khô và nóng, xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng 2 và kết thúc chậm nhất vào tháng 9, tháng 10, song tập trung chủ yếu vào các tháng 6-8. Trung bình hằng năm có từ 50-60 ngày có gió mùa Tây-Nam.

Cùng với điều kiện địa hình ven biển, khí hậu thủy văn là điều kiện thuận lợi cho tàu ra vào cảng, phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, còn là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đ a dạng, đặc biệt là phát triển thủy sản và các ngành kinh tế biển khác.

Sơn Trà là địa bàn chịu tác động trực tiếp khi có các cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng (năm nhiều nhất có tới 5 cơn bão). Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, thêm vào đó là các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác. Vì vậy, về mặt khí hậu-thời tiết, Sơn Trà cũng có những hạn chế cơ bản là: mùa khô thường thiếu nước, những đợt gió khô, những đợt gió khô nóng kéo dài vào mùa hạ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân Sơn Trà.

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2001 là 582,8 tỷ đồng, năm 2006 là 945 tỷ đồng, năm 2010 là 1308 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng 8,46%, GDP bình quân đầu người đạt 25,95 triệu đồng.

25

Chuyển dịch cơ cấu của Quậnqua các năm như sau:

Năm 2001 cơ cấu kinh tế của Quận là: tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 52,23%, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 32,5%, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ lệ 15,27%.

Năm 2006 cơ cấu kinh tế của Quận là: tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 56,74%, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 35,17%, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ lệ 8,09%.

Năm 2010 cơ cấu kinh tế của Quận là: tỷ trọng công nghiệp- xây dựng chiếm 47,6%, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 44,5%, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ lệ 7,9%.

Cơ cấu kinh tế của Quận phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ thương mại và nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của Quận năm 2001-2006 phát triển hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại. Giai đoạn 2006- 2010 giảm tỷ trọng ngành công nghiệp và nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ.

1.4.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

* Ngành công nghiệp

Toàn quận có 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Đà Nẵng và khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bố trên khắp các phường của Quận. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.3912 tỷ đồng.

Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận hằng năm đều tăng, chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong các ngành sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất giấy, sản xuất hóa chất. Thành phần kinh tế cá thể tăng giảm không đều theo từng năm.

* Ngành thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Quận, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Quận. Năm

26

2001 chiếm tỷ trọng 32,5%, năm 2006 chiếm tỷ trọng 35,7%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 44,5% trong cơ cấu các ngành kinh tế của toàn Quận.

* Ngành nông nghiệp

Trong những năm gần đây, do nhu cầu về sự phát triển đô thị hóa của Quận với những thành tựu đạt được về kinh tế-xã hội, đã làm cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện là nâng cao. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do đó, thực hiện chủ trương của ban lãnh đạo thành phố và của Quận. Việc sản xuất nông nghiệp được tiến hành xen kẽ trong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)