CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.4. Tổng quan về Quận Sơn Trà – Đà Nẵng
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữu ngạn sông Hàn, có tọa độ địa lý từ 16004’51” đến 16009’13” vĩ độ Bắc, 108015’34” đến 108018’42” kinh độ Đông. Là quận có ba mặt giáp sông, biển:
Phía Bắc và Đông giáp biển Đông
Phía Tây giáp Vũng Thùng (Vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn Phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn
23
Hình 1.2. Bản đồ Hành chính Quận Sơn Trà
Quận Sơn Trà có vị trí quan trọng về kinh tế, có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực, có bờ biển đẹp, có rừng Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên. Sơn Trà có vị trí khá thuận lợi cho giao lưu kinh tế và phát triển văn hóa theo hướng mở.
Sơn Trà còn là khu vực tập trung các cơ sở quốc phòng, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực và quốc gia.
1.4.1.2. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu, thủy văn của quận Sơn Trà mang những đặc điểm của gió mùa, Duyên hải miền Trung và đặc trưng của thành phố Đà Nẵng.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,60C trung bình năm cao nhất là 29,80C và trung bình năm thấp nhất là 22,50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 34,20C và trung bình tháng thấp nhất là 190C. Độ ẩm không khí trung bình là 82%, trung bình cao nhất là 86% và trung bình thấp nhất là 64% và thấp tuyệt đối là 18%.
Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.066 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, thời gian này tổng lượng mưa chiếm 76% lượng mưa cả năm; tháng 10
24
là tháng có lượng mưa cao nhất (1.329mm, bằng 56,1% lượng mưa trung bình cả năm). Hướng gió chính là gió mùa Đông-Bắc, tốc độ trung bình khoảng 40m/s. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, hướng gió chính là Đông-Nam với tốc độ trung bình khoảng 15-20m/s.
Số giờ nắng chiếu hằng năm là 2.168 giờ, tháng 5 là tháng có số giờ nắng chiếu nhiều nhất và thấp nhất là tháng 12.
Sơn Trà chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ gió mùa. Gió mùa Đông- Bắc xuất hiện sớm nhất vào tháng 8 và kết thúc chậm nhất vào tháng 4 năm sau. Trung bình hằng năm có khoảng 14 – 16 đợt gió mùa Đông-Bắc ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng- Sơn Trà. Gió mùa Tây-Nam thường mang theo không khí khô và nóng, xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng 2 và kết thúc chậm nhất vào tháng 9, tháng 10, song tập trung chủ yếu vào các tháng 6-8. Trung bình hằng năm có từ 50-60 ngày có gió mùa Tây-Nam.
Cùng với điều kiện địa hình ven biển, khí hậu thủy văn là điều kiện thuận lợi cho tàu ra vào cảng, phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, còn là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đ a dạng, đặc biệt là phát triển thủy sản và các ngành kinh tế biển khác.
Sơn Trà là địa bàn chịu tác động trực tiếp khi có các cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng (năm nhiều nhất có tới 5 cơn bão). Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, thêm vào đó là các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác. Vì vậy, về mặt khí hậu-thời tiết, Sơn Trà cũng có những hạn chế cơ bản là: mùa khô thường thiếu nước, những đợt gió khô, những đợt gió khô nóng kéo dài vào mùa hạ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân Sơn Trà.
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2001 là 582,8 tỷ đồng, năm 2006 là 945 tỷ đồng, năm 2010 là 1308 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng 8,46%, GDP bình quân đầu người đạt 25,95 triệu đồng.
25
Chuyển dịch cơ cấu của Quậnqua các năm như sau:
Năm 2001 cơ cấu kinh tế của Quận là: tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 52,23%, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 32,5%, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ lệ 15,27%.
Năm 2006 cơ cấu kinh tế của Quận là: tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 56,74%, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 35,17%, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ lệ 8,09%.
Năm 2010 cơ cấu kinh tế của Quận là: tỷ trọng công nghiệp- xây dựng chiếm 47,6%, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 44,5%, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ lệ 7,9%.
Cơ cấu kinh tế của Quận phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ thương mại và nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của Quận năm 2001-2006 phát triển hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại. Giai đoạn 2006- 2010 giảm tỷ trọng ngành công nghiệp và nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ.
1.4.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
* Ngành công nghiệp
Toàn quận có 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Đà Nẵng và khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bố trên khắp các phường của Quận. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.3912 tỷ đồng.
Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận hằng năm đều tăng, chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong các ngành sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất giấy, sản xuất hóa chất. Thành phần kinh tế cá thể tăng giảm không đều theo từng năm.
* Ngành thương mại, dịch vụ
Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Quận, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Quận. Năm
26
2001 chiếm tỷ trọng 32,5%, năm 2006 chiếm tỷ trọng 35,7%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 44,5% trong cơ cấu các ngành kinh tế của toàn Quận.
* Ngành nông nghiệp
Trong những năm gần đây, do nhu cầu về sự phát triển đô thị hóa của Quận với những thành tựu đạt được về kinh tế-xã hội, đã làm cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện là nâng cao. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do đó, thực hiện chủ trương của ban lãnh đạo thành phố và của Quận. Việc sản xuất nông nghiệp được tiến hành xen kẽ trong các khu dân cư, trồng hoa quả, rau thơm, cây cảnh để phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân. Đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng sản xuất nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Việc khai thác thủy sản có sự chuyển biến rõ rệt, với các ngư trường ngày càng được mở rộng, hoạt động đánh bắt xa bờ được triển khai thường xuyên với những tàu có công suất lớn và trang thiết bị hiện đại. Vì thế, nên ngành thủy sản chiếm tỷ trọng lớn (99,4%) trog cơ cấu ngành nông nghiệp của Quận.
27