Việc xử lý chất thải rắn là một hoạt động không thể thiếu và chiếm vai trò quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tổng hợp CTRSH sau hàng loạt các hoạt động giảm thiểu tại nguồn, thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải. Vì vậy việc lựa chọn phương án xử lý chất thải phù hợp là một yếu tố quyết định sự thành công của công tác quản lý chất thải. Phương án lựa chọn phải đảm bảo ba mục tiêu:
Nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế.
Thu hồi năng lượng từ rác cũng như sản phẩm chuyển đổi.
Phương pháp cơ học
Giảm kích thước: Được sử dụng để giảm kích thước của chất thải để có thể sử dụng trực tiếp cho các hoạt động làm phân compost, tái sinh, phủ trên mặt đất.
Các thiết bị thường được sử dụng: - Máy nghiền
- Búa đập, rất có hiệu quả đối với các thành phần có tính giòn dễ gãy - Kéo cắt bằng thủy lực, dùng để làm giảm kích thước các vật liệu mềm.
Phân loại theo kích thước: Phân loại kích thước (hay sàng lọc) là quá trình phân loại hỗn hợp vật liệu CTR có kích thước khác nhau thành các loại có cùng kích thước. Bằng cách sử dụng các loại sàng có kích thước lỗ khác nhau. Quá trình được thực hiện khi vật liệu khô hay ướt.
Phân loại theo khối lượng riêng: Phân loại theo khối lượng riêng dùng để phân loại các vật liệu CTR dựa vào khí trọng lực và sự khác nhau về trọng lượng riêng của chúng. Dùng để phân loại tách rời các vật liệu sau quá trình nghiền thành hai phần riêng biệt: dạng có khối lượng nhẹ như giấy, nhựa… và dạng có khối lượng riêng nặng như kim loại, gỗ…
15
Nén chất thải rắn sinh hoạt: Nén là kỹ thuật làm tăng mật độ dẫn đến làm tăng khối lượng CTR làm cho công tác lưu trữ và vận chuyển đạt hiệu quả cao hơn. Một vài kỹ thuật được sử dụng để nén CTR và thu hồi vật liệu là sau khi nén chất thải có hình khối, lập phương, tròn. Nén để làm giảm thể tích khi vận chuyển và tái sử dụng.
Phương pháp nhiệt
Tùy thuộc vào lượng oxy trong quá trình đốt mà ta có thể phân loại thành quá trình đốt, nhiệt phân hay khí hóa.
Quá trình đốt: Đốt là quá trình oxy hóa chất thải rắn bằng oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt chất thải, ta có thể giảm thể tích CTR đến 80 – 90%.
Quá trình nhiệt phân: Nhiệt phân chất thải rắn là quá trình phân hủy hay biến đổi hóa học CTR bằng cách nung trong điều kiện không có oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất ở dạng rắn, lỏng và khí.
Quá trình khí hóa: Quá trình khí hóa là quá trình đốt CTR trong điều kiện thiếu oxy.
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chuyển hóa sinh học
Quá trình ủ phân hiếu khí: Là quá trình biến đổi sinh học được sử dụng rất rộng rãi mục đích là biến đổi các chất thải rắn hữu cơ thành chất thải rắn vô cơ dưới tác dụng của vi sinh vật. Sản phẩm tạo thành ở dạng mùn gọi là phân compost.
Quá trình phân hủy chất thải lên men kỵ khí: Là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí. Áp dụng với chất thải rắn có hàm lượng rắn từ 4-8% bao gồm: CTR con người, động vật, các sản phẩm dư thừa từ nông nghiệp và các chất hữu cơ trong thành phần của CTR sinh hoạt.
1.2.2. Công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn [5]
Công cụ kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm tác động tới chi phí và lợi ích của những hành động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra hủy hoại môi trường đồng thời tác động đến hành vi
16
của cá nhân theo hướng có lợi cho môi trường. Từ những ứng dụng thực tiễn cho thấy, vai trò của công cụ kinh tế trong việc sử dụng quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, hơn hẳn với các loại công cụ khác như công cụ điều hành và kiểm soát.
Để đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trường, làm cho các cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường phù hợp với thể chế vận hành của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN cần dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP – Poluter Pays Principle): là buộc người gây ô nhiễm (doanh nghiệp, cá nhân hay chính quyền) phải hoàn trả hoàn toàn các chi phí về sự phá hoại môi trường do hoạt động của họ gây ra. Điều này sẽ khuyến khích người ta giảm sự phá hoại đó. Phương pháp sử dụng các công cụ kinh tế nhấn mạnh ích lợi của các công cụ kinh tế dùng để thay đổi thái độ của con người thông qua cơ chế về giá cả.
- Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP- Benefit Pays Pricnciple): là người hưởng lợi từ việc sử dụng một sản phẩm nào đó hay môi trường trong lành không bị ô nhiễm đều phải nộp phí. Nguyên tắc này chú trọng đến việc phòng ngừa và cải thiện môi trường.
1.2.2.1. Thuế và phí môi trường
Thuế môi trường
Thuế môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu: khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
Trên thực tế, thuế môi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tùy thuộc mục tiêu và đối tượng ô nhiễm như: thuế/phí đánh vào nguồn ô nhiễm, thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm, phí đánh vào người sử dụng.
17
Phí môi trường là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.
Phí môi trường được tính dựa vào:
- Lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. - Mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm. - Tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hóa. - Lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hiện nay, phí môi trường của nước ta cơ bản có hai loại là phí nước thải và phí rác thải đô thị. Phí BVMT là một công cụ kinh tế khá hữu hiệu được sử dụng phổ biến ở các nước nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và tạo nguồn thu cho ngân sách dành cho các hoạt động BVMT. Ở nước ta, việc áp dụng loại công cụ này còn hết sức mới mẻ, tuy nhiên chúng ta đã có cơ sở pháp lý để thực hiện phí BVMT. Vấn đề là phải vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm từng bước.
1.2.2.2. Đặt cọc và hoàn chi
Đặt cọc – hoàn chi được sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền khi mua hàng, nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại.
1.3. Tình trạng gia tăng CTR đô thị trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 . Tình trạng gia tăng CTR đô thị trên thế giới [11], [12]
Khi cả thế giới đang hướng tới đô thị hóa, chất thải rắn là một trong những sản phẩm quan trọng của lối sống đô thị đang tăng trưởng nhanh hơn so với tốc độ đô thị hóa. Vào năm 1999, dân số thành thị chỉ có 2,9 tỷ dân đã thải ra lượng chất thải khoảng 0,64 kg/người/ngày tương đương với 0,68 tỷ tấn mỗi năm. Vào năm 2009, dân số thành
18
thị tăng lên 3 tỷ người với lượng phát thải lên đến 1,2 kg/người/ngày tương đương 1,3 tỷ tấn mỗi năm. Dư báo đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên đến 4,3 tỷ người với hệ số phát thải là 1,42 kg/người/ngày tương đương với 2,2 tỷ tấn mỗi năm. Vì vậy việc quản lý CTR sẽ là một thách thức lớn đối với tất cả các đô thị trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của thế giới, châu Á là khu vực có sự tăng trưởng đô thị rất lớn. Năm 2000, gần 1/3 dân số các nước châu Á sống tại các khu đô thị. Theo thống kê năm 1998, các thành phố ở châu Á tạo ra khoảng 760.000 tấn CTR/ngày. Châu Á đã chi tiêu khoảng 25 tỷ USD cho việc quản lý CTR mỗi năm, theo dự đoán khối lượng CTR sẽ tăng đến 1,8 triệu tấn/ngày vào năm 2025 và số tiền chi tương ứng sẽ tăng lên 47 tỷ USD vào năm 2025.
Bảng 1.3. Dự báo lượng chất thải phát sinh đến năm 2025 theo từng khu vực
Khu vực
Dữ liệu có sẵn năm 1999 Dự báo năm 2025
Tổng dân số
đô thị (Triệu người)
Lượng chất thải phát sinh đô
thị Dự báo dân số Dự báo lượng chất thải đô thị
Theo đầu người (kg/người/ngày) Tổng (tấn/ngày) Tổng dân số (triệu người) Dân số đô thị (triệu người)
Theo đầu người (kg/người/ngày) Tổng (tấn/ngày) Châu Phi 260 0.65 169.119 1.152 1.152 0,85 441.840 Châu Á 777 0.95 738.958 2.124 1.229 1,5 1.865.379 Trung Á 227 1.1 254.389 339 239 1,5 354.810 Mỹ La Tinh 399 1.1 437.545 681 466 1,6 728.392 Trung Đông và Bắc Phi 162 1.1 173.545 379 257 1,43 369.320 Tổ chức 729 2.2 1.566.286 1.031 842 2,1 1.742.417
19 hợp tác và phát triển kinh tế Nam Á 426 0.45 192.410 1.938 734 0,77 567.545 Tổng cộng 2,980 1.2 3.532.252 7.644 4.285 1,4 6.069.703
1.3.2. Tình hình quản lý CTR ở Việt Nam [3]
Trong những năm thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước, công tác quản lý chất thải rắn được các nhà quản lý quan tâm chủ yếu vào công tác thu gom và xử lỳ các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động của con người. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành kinh tế bắt đầu được nhà nước ưu tiên phát triển. Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, du lịch và dịch vụ phát triển mạnh đó là nguyên nhân phát sinh chất thải rắn ngày càng lớn.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế đề ra công tác quản lý chất thải rắn đã được điều chỉnh bằng hệ thống chính sách, văn bản, hệ thống quy phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song song với hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn bắt đầu hình thành và phát triển thì hoạt động quản lý chất thải rắn chỉ tập trung vào công tác thu gom, tập kết chất thải rắn sinh hoạt đến nơi quản lý theo quy định.
1.3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị ở Việt Nam
Phát sinh chất thải rắn đô thị ở Việt Nam chủ yếu là CTRSH chiếm khoảng 60– 70% lượng chất thải đô thị phát sinh, tiếp theo là CTR xây dựng, công nghiệp, y tế...
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ các hộ dân, khu tập thể, chất thải đường phố, chợ, trung tâm thương mại...
- Chất thải rắn xây dựng: phát sinh từ các công trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng.
- Chất thải rắn công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở công nghiệp trong khu đô thị. - Chất thải y tế: phát sinh từ bệnh viện, cơ sở y tế và cơ sở khám chữa bệnh.
20
1.3.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị
Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường năm 2009 thì lượng chất thải rắn phát sinh trong nước khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó CTR công nghiệp thông thường là 6,88 triệu tấn/năm, CTRSH khoảng 19 triệu tấn/năm, CTR y tế thông thường vào khoảng 2,12 triệu tấn/năm.
Trong đó, tổng lượng CTRSH ở các khu đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình từ 10% - 16% mỗi năm. Năm 2007, chỉ số CTRSH phát sinh bình quân theo đầu người trên phạm vi toàn quốc khoảng 0,75 kg/người/ngày. Năm 2008 thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương thì chỉ số phát sinh CTRSH phát sinh các địa phương chưa tới 1,0 kg/người/ngày.
Bảng 1.4. CTR đô thị phát sinh các năm 2007 – 2010
Qua kết quả điều tra tổng thể từ năm 2007 đến năm 2010 đã cho thấy lượng CTR tăng lên nhanh. Lượng CTR năm 2010 đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 2007 và con số này ngày càng tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ CTR đang tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô và dân số.
1.3.2.3. Ước tính lượng thải và thành phần chất thải rắn đô thị đến năm 2025
Cơ sở của việc ước tính CTR đô thị là tốc độ tăng dân số tự nhiên và dân số cơ học, tốc độ tăng GDP hằng năm.
Nội dung 2007 2008 2009 2010
Dân số đô thị (triệu người) 23,8 27,7 25,5 26,22 % Dân số đô thị so với cả nước 28,2 28,99 29,74 30,2
Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày) 0,75 0.85 0,95 1,0
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh
21
Lượng CTR đô thị ngày càng tăng nhanh và thành phần ngày càng phức tạp do số lượng dân cư nông thôn chuyển ra thành thị ngày càng tăng bởi quá trình đô thị hóa cao, do mức sống ngày càng cao nên tiêu dùng ngày càng đa dang.
Ước tính chỉ số phát sinh CTR đô thị trung bình ở Việt Nam trong những năm 2015, 2020, 2025 vào khoảng 1,2; 1,4; 1,6 kg/người/ngày.
Bảng 1.5. Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025
Năm 2015 2020 2025
Dân số đô thị (triệu người) 35 44 52
% Dân số đô thị so với cả nước 38 45 50
Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày) 1,2 1,4 1,6
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày) 42.000 61.600 82.200
Từ kết quả dự báo trên thì lượng CTR đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so với năm 2010. Đây sẽ là áp lực lớn đối với công tác quản lý CTR đô thị trong thời gian tới.
1.3.2.4. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị ở nước ta
Công tác thu gom thường sử dụng hai hình thức là thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp. Một trong những bức xúc lớn của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom là thiếu các điểm trung chuyển rác. Hiện nay, hầu hết các khu đô thị mới chỉ có các điểm tập kết rác, tuy vậy các điểm tập kết này cũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
CTR đô thị sau khi được tập trung tại các điểm tập kết rác, các trạm trung chuyển thì được vận chuyển đến bãi chôn lấp bằng các xe chuyên dụng.
Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 – 82% lượng chất thải rắn được thu gom (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh). Thống kê toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh.
22
Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt. Nhiều tỉnh, thành phố chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh và nhà máy xử lý rác thì việc xử lý và tiêu hủy rác ở đây chủ yếu là chôn lấp và đốt ngay tại bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.