- Hiện nay chất thải rắn đô thị trên địa bàn quận Sơn Trà nói riêng và của thành phố Đà Nẵng nói chung chưa được phân loại tại nguồn phát sinh.
- Phân loại chất thải rắn tại nguồn là công việc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn nhưng chưa được triển khai thực hiện trên toàn thành phố.
3.4.2.4. Tồn tại trong việc tái chế và tái sử dụng chất thải
- Trong hệ thống quản lý chất thải rắn chưa đề cập đến lĩnh vực thu hồi và tái chế chất thải, xem đó là một hoạt động hoàn toàn độc lập của một bộ phận tư nhân năng động.
- Hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là việc làm tự phát, không có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thu hồi và tái sử dụng chất thải nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Hầu hết các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế còn quá thô sơ nên thành phẩm có giá trị chưa cao.
- Điều kiện làm việc của công nhân trong các cơ sở chế biến phế thải còn rất nặng nhọc, vất vả, không vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và môi trường xung quanh khu vực.
- Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế còn thô sơ nên việc tái chế phát sinh ra nhiều chất ô nhiễm hơn.
Từ việc chỉ ra thực trạng của chất thải rắn như đã trình bày ở phần trên, ta thấy rằng chất thải rắn hiện đang là vấn đề nổi trội của Quận, thành phố, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Theo đà phát triển của thành phố, lượng chất thải rắn sẽ
53
còn tiếp tục tăng cao, nên hơn hết ngay từ bây giờ ta cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc.
54
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ –
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 4.1. Giải pháp về chính sách
4.1.1. Đào tạo nguồn nhân lực
Để đạt được mục tiêu đề ra, cần phải tiến hành công tác phát triển nguồn nhân lực tương xứng với quy mô, trình độ quản lý chất thải trong tương lai, các cơ quan chức năng như: Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng và một số đơn vị liên quan như: Chi cục Bảo vệ môi trường, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng và các Xí nghiệp... cần quan tâm và có chính sách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn làm việc trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.
Khi đào tạo và bồi dưỡng cần tập trung ở các khâu: - Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn.
- Tư vấn và truyền thông nâng cao nhận thức cao nhận thức cộng đồng. - Các vấn đề liên quan đến tài chính, kinh tế môi trường.
- Kỹ năng theo dõi, kiểm tra và đánh giá công tác quản lý chất thải rắn.
- Các kiến thức cơ bản về chất thải rắn, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho các cán bộ, công nhân chuyên trách.
- Kỹ thuật chuyển giao công nghệ, xử lý chất thải rắn.
Việc đào tạo thông qua các lớp tập huấn ngắn ngày, các đợt hội thảo hoặc đào tạo chính quy tại các trường đại học trong khu vực.
4.1.2. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện
Một trong những vấn đề chủ yếu bảo đảm thực hiện mục tiêu đã đề ra là công tác đầu tư và nâng cấp các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng. Để sử dụng tốt những trang thiết bị và phương tiện có sẵn, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng cần:
55
Tiếp tục cải tiến công tác quản lý các phương tiện đang hoạt động.
Lập chương trình bảo trì thiết bị, phương tiện để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đã có.
Trong việc mua sắm các phương tiện mới, đề nghị chú ý một số yếu tố sau: - Lựa chọn các phương tiện mới hay đã qua sử dụng. Nhưng cần cân nhắc giữa kinh phí mua sắm, kinh phí tân trang, chỉnh sửa và tình trạng hiện tại của phương tiện.
- Nguồn gốc sản xuất xe, nên ưu tiên mua các loại xe sản xuất trong nước liên quan đến thời gian giao hàng, các yêu cầu về bảo hành và phụ tùng, mặt bằng giá.
- Xem xét lựa chọn các thiết bị có hệ thống nâng đa năng và thùng ép nhận rác phía sau.
Kết quả khảo sát các hộ gia đình trên địa bàn quận Sơn Trà về hiện trạng chất lượng thùng rác công cộng hiện nay
Có 53/254 hộ gia đình đánh giá là còn mới, luôn sạch sẽ.
Có 172/254 hộ gia đình đánh giá là đã cũ nhưng vẫn sử dụng được. Có 29/254 hộ gia đình đánh giá là bể, nát, mất vệ sinh.
Kết quả được thể hiện dưới hình 4.1. sau:
Hình 4.1. Biểu đồ đánh giá của các hộ gia đình về hiện trạng thùng rác công cộng
hiện nay
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát trên thì giải pháp đầu tư trang thiết bị mới là điều vô cùng cần thiết và phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, cần tăng số lượng
20,9% 67,7% 11,4% Mới, sạch sẽ Cũ,vẫn sử dụng được Bể, nát, mất vệ sinh
56
đặt các thùng rác tại các vị trí có dân cư đông, các khu vui chơi, điểm tham quan du lịch.
4.1.3. Thành lập thị trường trao đổi chất thải
Việc thành lập thị trường trao đổi chất thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm lượng rác hiện nay và đem lại lợi nhuận cho các cơ sở sản xuất. Vì mục đích của việc trao đổi chất thải là làm chất thải đó trở thành nguyên liệu ban đầu cho các cơ sở sản xuất và từ đó các cơ sở sản xuất này chế biến thành các sản phẩm mới có giá trị cao hơn.
Hoạt động trao đổi chất thải cần được khuyến khích vì chúng mang lại những lợi ích sau:
- Tiết kiệm được nguồn tài nguyền thiên nhiên.
- Giảm lượng rác thải thông qua việc trao đổi chất thải. - Tiết kiệm được diện tích chôn lấp.
- Đóng góp tích cực trong việc xử lý rác, giảm chi phí xử lý rác.
4.1.4. Khuyến khích tư nhân tham gia vào thu gom và xử lý rác
Như ta đã biết bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, do đó cần phải huy động, khuyến khích quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng. Với mục tiêu đã đề ra thì bản thân Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì cần thiết phải có sự tham gia của tư nhân cùng tham gia thực hiện trong việc thu gom và xử lý rác. Để thực hiện tốt công việc thu gom và xử lý rác thì cần tập trung một số vấn đề sau:
UBND thành phố phải có chủ trương chính thức cho phép xã hội hóa hoạt động quản lý rác thải.
Có quy định về cơ chế quản lý và hoạt động cụ thể cho các mô hình tư nhân, dân lập.
57
Mỗi phường, quận phải tổ chức những buổi tuyên dương cho những cá nhân, tổ, đơn vị thực hiện trong việc thu gom và xử lý hay có những đóng góp tích cực trong công tác.
Xử phạt thích đáng những cá nhân, tổ, đơn vị nào vi phạm.
Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm bảo vệ sức khỏe và thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý rác.
4.2. Giải pháp về kinh tế
Công cụ kinh tế được lựa chọn để áp dụng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay là thu phí. Trong thời gian qua mức phí đã được đề ra và đưa vào áp dụng nhưng hiệu quả chưa cao, do đó vấn đề nhất thiết hiện nay là phải hoàn thiện, nâng cao quản lý để công cụ này phát huy tác dụng và đạt được hiệu quả cao trong hệ thống quản lý chất thải rắn của Quận và Thành phố.
Để tăng cường hiệu quả của công cụ kinh tế đang áp dụng thì việc xây dựng các thể chế, chính sách phải đi đôi với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ ép buộc sang khuyến khích. Chính vì vậy khi xác định được mức phí cụ thể trong từng thời điểm cần phải có những hành động, cơ chế lồng ghép vào hệ thống văn bản pháp luật để quản lý CTRSH một cách tốt hơn.
Trong thời kỳ hiện nay Quận đang trên đà phát triển với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ưu tiên và khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp nhưng không phải vì điều đó mà chúng ta bỏ quên việc quản lý môi trường. Để có một nền kinh tế phát triển thì phải có một môi trường xanh sạch đẹp không bị ô nhiễm thì nên kinh tế đó mới phát triển bền vững được.
Từ những vấn đề phân tích trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế để quản lý CTRSH ở Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng có những đề xuất sau:
- Nâng cao mức phí thu để bù đắp cho chi phí phục vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác để giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường. Đơn giá phí thu phải được điều chỉnh theo từng giai đoạn để phù hợp với giá cả thị trường và sự phát triển KT- XH của thành phố.
58
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, chính sách, thể chế, thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm, bao gồm các quy định mang tính điều hành, kiểm soát và các công cụ khuyến khích kinh tế. Các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý CTR sẽ được những quyền lợi, ưu đãi nhất định. Nhưng đồng thời cũng phải thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng, chịu sự giám sát của cộng đồng và sự kiểm tra của nhà nước nhằm tăng cường và phát huy hơn nữa hiệu quả thực hiện.
Đánh giá ý thức của người dân về việc nâng cao mức phí thu gom để cải thiện môi trường
Có 70/254 hộ gia đình sẵn sàng đóng nếu lệ phí thu gom tăng lên. Có 102/254 hộ gia đình xem xét lại nếu lệ phí thu gom tăng lên. Có 82/254 hộ gia đình không đồng ý nếu lệ phí thu gom tăng lên. Kết quả được thể hiện ở hình 4.2. sau:
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện ý thức của người dân về việc nâng mức phí thu gom để cải
thiện môi trường
Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy ý thức bảo vệ môi trường sống của người dân ngày được nâng cao. Bên cạnh việc làm kinh tế thì người dân cũng đã quan tâm đến môi trường sống nhiều hơn.
4.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Kết hợp sự thực hiện mô hình thu gom rác thải theo giờ với việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.
27,6% 40,2% 32,2% Sẵn sàng Xem xét lại Không đồng ý
59
Kết hợp phân loại thủ công tại nguồn và phân loại bằng các thiết bị cơ giới tại các nhà máy tái chế, xử lý rác thải.
Đưa vào vận hành nhà máy chế biến rác thải thành phân compost và tái chế rác thải thành sản phẩm có thể tái sử dụng.
Tận dụng chất thải xây dựng để phủ lấp rác thay thế việc đào đất làm ô nhiễm và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
Tận dụng nguồn khí metan phát sinh từ rác thải tạo nguồn năng lượng phục vụ vận hành bãi rác.
Áp dụng nhân rộng các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện môi trường; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; các công nghệ xử lý chất thải rắn bằng các biện pháp hạn chế chôn lấp; nghiên cứu, đánh giá, xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình/công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiên tiến.
Áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp, đảm bảo phấn đấu đến năm 2020 lượng chất thải rắn của thành phố tỷ lệ chôn lấp dưới 10%.
4.4. Các giải pháp hỗ trợ khác
4.4.1. Giải pháp về truyền thông giáo dục
Việc tuyên truyền thực hiện bằng nhiều hình thức với nội dung đơn giản, dễ hiểu cho quảng đại quần chúng. Cần lôi kéo sự tham gia của các ngành, các cấp trong lĩnh vực này như: thông tin văn hóa, y tế, giáo dục, phụ nữ, thanh niên,... trong đó chú trọng đến giáo dục học đường.
Một thực trạng hiện nay là đa số các hộ dân, các hộ ven sông rạch vẫn còn thải rác, xác súc vật xuống sông rạch, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của nhân dân cũng như làm giảm mỹ quan đô thị. Do vậy, phải làm cho nhân dân hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ tác động của rác thải đến môi trường và sức khỏe con người. Từ đó dân sẽ thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn, có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường đô thị, tự giác đóng vệ sinh
60
phí, tham gia trực tiếp vào công tác phân loại, giảm thiểu chất thải rắn từ nguồn, thu gom và xử lý hợp vệ sinh.
Các hoạt động truyền thông được phát triển cả về quy mô và cường độ với các mục đích:
- Khuyến khích tăng cường bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân đối với công tác quản lý chất thải rắn.
Các hoạt động thông – giáo dục, tuyên truyền được thực hiện từ thành phố đến phường, quận. Hình thức truyền thông được tổ chức đa dạng, phong phú như: hội thảo, tập huấn, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch quốc gia, các hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường,... Đối tượng truyền thông bao gồm: trẻ em, phụ nữ, nam giới với các độ tuổi khác nhau, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, các ban ngành, đoàn thể,... trong đó chú ý đặc biệt vào đối tượng là phụ nữ và trẻ em. Hoạt động này có sự tham gia của các Sở, Ban, ngành chủ chốt như: Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Y tế, Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Văn hóa thông tin, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và lồng ghép với các chương trình khác.
4.4.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng
Vai trò của giáo dục tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường được các nước xem như là công cụ hành đầu để thực hiện BVMT. Theo các tài liệu báo cáo môi trường thì biện pháp giáo dục chính là chìa khóa quyết định sự thành công của công tác BVMT. Giáo dục theo bốn vấn đề lớn sau đây:
Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
Giáo dục môi trường ở các cấp học từ mầm non cho đến phổ thông, đại học và sau đại học.
Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý rác thải. Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục.
Thường xuyên nâng cao nhận thực của cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được quy định trong Luật BVMT bằng cách:
61
Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân nhằm thực hiện Luật BVMT và chỉ thị “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”. Tiếp tục đấy mạnh phong trào: xanh – sạch – đẹp, vệ sinh môi trường, phong trào không vứt rác ra đường