Công cụ kinh tế được lựa chọn để áp dụng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay là thu phí. Trong thời gian qua mức phí đã được đề ra và đưa vào áp dụng nhưng hiệu quả chưa cao, do đó vấn đề nhất thiết hiện nay là phải hoàn thiện, nâng cao quản lý để công cụ này phát huy tác dụng và đạt được hiệu quả cao trong hệ thống quản lý chất thải rắn của Quận và Thành phố.
Để tăng cường hiệu quả của công cụ kinh tế đang áp dụng thì việc xây dựng các thể chế, chính sách phải đi đôi với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ ép buộc sang khuyến khích. Chính vì vậy khi xác định được mức phí cụ thể trong từng thời điểm cần phải có những hành động, cơ chế lồng ghép vào hệ thống văn bản pháp luật để quản lý CTRSH một cách tốt hơn.
Trong thời kỳ hiện nay Quận đang trên đà phát triển với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ưu tiên và khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp nhưng không phải vì điều đó mà chúng ta bỏ quên việc quản lý môi trường. Để có một nền kinh tế phát triển thì phải có một môi trường xanh sạch đẹp không bị ô nhiễm thì nên kinh tế đó mới phát triển bền vững được.
Từ những vấn đề phân tích trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế để quản lý CTRSH ở Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng có những đề xuất sau:
- Nâng cao mức phí thu để bù đắp cho chi phí phục vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác để giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường. Đơn giá phí thu phải được điều chỉnh theo từng giai đoạn để phù hợp với giá cả thị trường và sự phát triển KT- XH của thành phố.
58
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, chính sách, thể chế, thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm, bao gồm các quy định mang tính điều hành, kiểm soát và các công cụ khuyến khích kinh tế. Các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý CTR sẽ được những quyền lợi, ưu đãi nhất định. Nhưng đồng thời cũng phải thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng, chịu sự giám sát của cộng đồng và sự kiểm tra của nhà nước nhằm tăng cường và phát huy hơn nữa hiệu quả thực hiện.
Đánh giá ý thức của người dân về việc nâng cao mức phí thu gom để cải thiện môi trường
Có 70/254 hộ gia đình sẵn sàng đóng nếu lệ phí thu gom tăng lên. Có 102/254 hộ gia đình xem xét lại nếu lệ phí thu gom tăng lên. Có 82/254 hộ gia đình không đồng ý nếu lệ phí thu gom tăng lên. Kết quả được thể hiện ở hình 4.2. sau:
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện ý thức của người dân về việc nâng mức phí thu gom để cải
thiện môi trường
Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy ý thức bảo vệ môi trường sống của người dân ngày được nâng cao. Bên cạnh việc làm kinh tế thì người dân cũng đã quan tâm đến môi trường sống nhiều hơn.