Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. (Trang 33)

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữu ngạn sông Hàn, có tọa độ địa lý từ 16004’51” đến 16009’13” vĩ độ Bắc, 108015’34” đến 108018’42” kinh độ Đông. Là quận có ba mặt giáp sông, biển:

Phía Bắc và Đông giáp biển Đông

Phía Tây giáp Vũng Thùng (Vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn Phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn

23

Hình 1.2. Bản đồ Hành chính Quận Sơn Trà

Quận Sơn Trà có vị trí quan trọng về kinh tế, có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực, có bờ biển đẹp, có rừng Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên. Sơn Trà có vị trí khá thuận lợi cho giao lưu kinh tế và phát triển văn hóa theo hướng mở.

Sơn Trà còn là khu vực tập trung các cơ sở quốc phòng, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực và quốc gia.

1.4.1.2. Điều kiện tự nhiên

Khí hậu, thủy văn của quận Sơn Trà mang những đặc điểm của gió mùa, Duyên hải miền Trung và đặc trưng của thành phố Đà Nẵng.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,60C trung bình năm cao nhất là 29,80C và trung bình năm thấp nhất là 22,50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 34,20C và trung bình tháng thấp nhất là 190C. Độ ẩm không khí trung bình là 82%, trung bình cao nhất là 86% và trung bình thấp nhất là 64% và thấp tuyệt đối là 18%.

Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.066 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, thời gian này tổng lượng mưa chiếm 76% lượng mưa cả năm; tháng 10

24

là tháng có lượng mưa cao nhất (1.329mm, bằng 56,1% lượng mưa trung bình cả năm). Hướng gió chính là gió mùa Đông-Bắc, tốc độ trung bình khoảng 40m/s. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, hướng gió chính là Đông-Nam với tốc độ trung bình khoảng 15-20m/s.

Số giờ nắng chiếu hằng năm là 2.168 giờ, tháng 5 là tháng có số giờ nắng chiếu nhiều nhất và thấp nhất là tháng 12.

Sơn Trà chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ gió mùa. Gió mùa Đông- Bắc xuất hiện sớm nhất vào tháng 8 và kết thúc chậm nhất vào tháng 4 năm sau. Trung bình hằng năm có khoảng 14 – 16 đợt gió mùa Đông-Bắc ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng- Sơn Trà. Gió mùa Tây-Nam thường mang theo không khí khô và nóng, xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng 2 và kết thúc chậm nhất vào tháng 9, tháng 10, song tập trung chủ yếu vào các tháng 6-8. Trung bình hằng năm có từ 50-60 ngày có gió mùa Tây-Nam.

Cùng với điều kiện địa hình ven biển, khí hậu thủy văn là điều kiện thuận lợi cho tàu ra vào cảng, phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, còn là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đ a dạng, đặc biệt là phát triển thủy sản và các ngành kinh tế biển khác.

Sơn Trà là địa bàn chịu tác động trực tiếp khi có các cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng (năm nhiều nhất có tới 5 cơn bão). Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, thêm vào đó là các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác. Vì vậy, về mặt khí hậu-thời tiết, Sơn Trà cũng có những hạn chế cơ bản là: mùa khô thường thiếu nước, những đợt gió khô, những đợt gió khô nóng kéo dài vào mùa hạ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân Sơn Trà.

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2001 là 582,8 tỷ đồng, năm 2006 là 945 tỷ đồng, năm 2010 là 1308 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng 8,46%, GDP bình quân đầu người đạt 25,95 triệu đồng.

25

Chuyển dịch cơ cấu của Quậnqua các năm như sau:

Năm 2001 cơ cấu kinh tế của Quận là: tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 52,23%, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 32,5%, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ lệ 15,27%.

Năm 2006 cơ cấu kinh tế của Quận là: tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 56,74%, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 35,17%, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ lệ 8,09%.

Năm 2010 cơ cấu kinh tế của Quận là: tỷ trọng công nghiệp- xây dựng chiếm 47,6%, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 44,5%, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ lệ 7,9%.

Cơ cấu kinh tế của Quận phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ thương mại và nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của Quận năm 2001-2006 phát triển hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại. Giai đoạn 2006- 2010 giảm tỷ trọng ngành công nghiệp và nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ.

1.4.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

* Ngành công nghiệp

Toàn quận có 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Đà Nẵng và khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bố trên khắp các phường của Quận. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.3912 tỷ đồng.

Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận hằng năm đều tăng, chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong các ngành sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất giấy, sản xuất hóa chất. Thành phần kinh tế cá thể tăng giảm không đều theo từng năm.

* Ngành thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Quận, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Quận. Năm

26

2001 chiếm tỷ trọng 32,5%, năm 2006 chiếm tỷ trọng 35,7%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 44,5% trong cơ cấu các ngành kinh tế của toàn Quận.

* Ngành nông nghiệp

Trong những năm gần đây, do nhu cầu về sự phát triển đô thị hóa của Quận với những thành tựu đạt được về kinh tế-xã hội, đã làm cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện là nâng cao. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do đó, thực hiện chủ trương của ban lãnh đạo thành phố và của Quận. Việc sản xuất nông nghiệp được tiến hành xen kẽ trong các khu dân cư, trồng hoa quả, rau thơm, cây cảnh để phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân. Đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng sản xuất nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Việc khai thác thủy sản có sự chuyển biến rõ rệt, với các ngư trường ngày càng được mở rộng, hoạt động đánh bắt xa bờ được triển khai thường xuyên với những tàu có công suất lớn và trang thiết bị hiện đại. Vì thế, nên ngành thủy sản chiếm tỷ trọng lớn (99,4%) trog cơ cấu ngành nông nghiệp của Quận.

27

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn của Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

- Đưa ra các giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn của Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích vừa nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Tìm hiểu thực trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn của Quận Sơn Trà.

- Đưa ra các giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn của Quận Sơn Trà

2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Công tác quản lý, thu gom và vận chuyển CTRSH - Phạm vi nghiên cứu là địa bàn Quận Sơn Trà

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp thu nhập các thông tin, nghiên cứu tài liệu và số liệu liên quan tới đề tài

- Thu nhập các số liệu tổng quát về hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

- Thu nhập các tài liệu, số liệu từ các báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo của

thành phố Đà Nẵng, internet có liên quan đến đề tài, sau đó tiến hành sàn lọc các dữ liệu cần thiết để phục vụ đề tài.

28

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa

- Thu nhập số liệu thống kê về lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

- Quan sát và thu nhập thông tin thực tế về lượng chất thải rắn sinh hoạt và hệ thống các văn bản quy định trong công tác quản lý chất thải rắn của thành phố.

2.3.2.3. Phương pháp thống kê

Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm MS Excel và các phần mềm hổ trợ khác.

2.3.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học

Sử dụng phiếu điều tra được thiết kế theo bảng hỏi với nội dung đề cập đến vấn đề quản lý chất thải rắn trên địa bàn của quận Sơn Trà. Và vấn đề về nhận thức, thói quen của hộ gia đình, trường học, khu cộng cộng, chợ… đối với chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu. Nội dung phiếu điều tra, số lượng phiếu điều tra, các nhóm đối tượng được phát phiếu được thiết lập trên cơ sở các thông tin đã thu thập được từ quá trình khảo sát thực địa và thu thập các nguồn thông tin.

29

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng phát sinh và công tác quản lý CTRSH tại Đà Nẵng Nẵng

3.1.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH tại Đà Nẵng

Mạng lưới thu gom được trải rộng khắp toàn thành phố kể cả một số khu vực ngoại thành huyện Hòa Vang. Hằng ngày bãi rác Khánh Sơn tiếp nhận khoảng 680 tấn rác cho toàn địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Tỷ lệ thu gom trên toàn Thành phố hiện nay đạt khoảng 93%.

Tại sáu quận của thành phố, công tác thu gom chất thải rắn được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác tại khu vực nội thành đạt 100% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn. Riêng huyện Hoà Vang hiện nay công tác thu gom chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại các khu dân cư nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã. Khối lượng CTR thu gom được qua các năm thống kê như bảng 1.6 sau:

Bảng 3.1. Lượng chất thải rắn thu gom trên địa bàn thành phố Đà Nẵng qua các năm

Khối lượng CTR thu gom (tấn) Năm

2012 2013 2014

CTR sinh hoạt đô thị 252.504 262.182 260.923 CTR CÔNG

NGHIỆP

Không Nguy Hại 3.723 4.199 4.554 Nguy Hại 404 359 607 CTR Y TẾ Không nguy Hại 1.889 2.216 2.412

Nguy Hại 209 217 238 Bùn Bể Phốt 19.688 29.200 24.700

3.1.2. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng

 Công tác thu gom Có 4 hình thức thu gom

30

- Thu gom bằng xe thô sơ bagac kéo và đạp có trang bị thùng 660L thông qua trạm trung chuyển trước khi vận chuyển lên bãi đổ bằng hệ thống nâng ép Container và vận chuyển bằng xe Hooklift.

- Thu gom bằng xe cuốn ép trực tiếp có còi loại xe 3,5 tấn. Loại xe này sử dụng thu gom tại các vùng ven, ngoại ô thành phố.

- Thu gom trực tiếp bằng thùng 240L được đặt dọc trên các đường phố chính và các khu dân cư, tái định cư mới mở. Loại thùng 240L cũng được áp dụng cho công tác thu gom bãi biển. Thu gom bằng thùng 660L bằng xe bagac đưa về điểm trung chuyển và tất cả 2 loại thùng 240L và 660L đều được nâng gấp và vận chuyển lên bãi Khánh Sơn bằng xe Huyndai 5 tấn và Hino 9 tấn dọc các đường phố bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 2 giờ sáng hôm sau.

- Thu gom rác thải theo phương thức đặt thùng theo giờ.

Ngoài ra còn thu gom rác trên sông Hàn bằng thuyền vớt rác tập kết vào xuồng chứa rác và vận chuyển lên bãi Khánh Sơn.

Công tác thu gom được kết hợp song song giữa thủ công và cơ giới hoá, tuỳ thuộc vào địa hình khu vực thu gom. Mỗi năm công ty dự tính nâng tỷ lệ thu gom bằng cơ giới lên khoảng 10%, điều này thể hiện rất rõ qua số lượng xe cơ giới bổ sung hàng năm. Hiệu quả vận chuyển đạt 100% do thực tế công ty có thể hoàn toàn đảm nhận được.

 Công tác vận chuyển

Công tác vận chuyển chất thải rắn đã cải thiện đáng kể. Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng, đường và các khu dân cư được mở rộng, công nghệ và trang thiết bị không ngừng được cải tiến để phục vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của thành phố. Phương tiện vận chuyển được tăng cường đáng kể, đặc biệt các loại xe cuốn ép, xe tải nâng hooklit và xe thu gom có thiết bị nâng gắp thùng rác được đầu tư mới (37 chiếc), loại xe bagac vẫn còn sử dụng (135 chiếc), nhưng loại xe thô sơ không còn sử dụng. Ngoài ra, để đảm bảo vấn đề vệ sinh đường phố, bãi biển, vớt rác trên sông,

31

biển... đơn vị dịch vụ được UBND thành phố đặt hàng và đầu tư thiết bị đáp ứng nhu cầu thu gom và vận chuyển.

Thành phố Đà Nẵng hiện có 10 trạm trung chuyển rác được đầu tư từ Dự án Thoát nước và VSMT, các trạm được bố trí trong khu vực nội thành, xây dựng đảm bảo mỹ quan. Song, hiện nay chỉ có 8/10 trạm hoạt động, công suất hoạt động bình quân là 23,6 tấn/ngày, chất thải rắn chủ yếu từ các kiệt, hẻm, khu dân cư chuyển về trước khi vận chuyển lên bãi rác chôn lấp.

 Công tác xử lý

Thành phố Đà Nẵng hiện có 2 bãi chôn lấp chất thải rắn được quy hoạch ở phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu của thành phố. Bãi rác cũ có diện tích 9,8ha, hoạt động 15 năm và đóng cửa năm 2006. Đây là bãi rác không hợp vệ sinh, toàn bộ chất thải rắn được chôn lấp trước đây, nước rỉ rác không được thu gom và xử lý. Mỗi ngày có từ 300 - 500m3 nước rỉ chất thải rắn ra môi trường xung quanh.

Riêng bãi rác mới có diện tích khá lớn (48ha) và bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Đây là bãi rác hợp vệ sinh, toàn bộ nước rỉ rác được thu gom và xử lý bằng công nghệ sinh học.

Hiện tại, bãi rác Khánh Sơn cũ, UBND thành phố đã cho phép Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng phối hợp với Công ty Pangea Green Energy - Ý đầu tư thực hiện dự án thu hồi khí gas theo cơ chế phát triển sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, tái sử dụng năng lượng từ chất thải rắn.

 Hoạt động tái chế và tái sử dụng

Hiện nay hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là một việc làm tự phát, không có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thu hồi và tái sử dụng chất thải nên hiệu quả kinh tế chưa cao, đặc biệt là một số phế liệu độc hại, lây nhiễm lẫn trong thành phần chất thải công nghiệp và chất thải bệnh viện cũng được thu hồi và tái sử dụng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng

32

đến sức khỏe cộng đồng và đặc biệt có nguy cơ lây lan các bệnh nguy hiểm như viêm gan, viêm màng não, HIV/AIDS.

Hầu hết các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế còn quá thô sơ nên thành phẩm có giá trị chưa cao, mặt khác điều kiện làm việc của công nhân trong các cơ sở chế biến phế thải còn nặng nhọc, vất vả, không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng nghiêm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)