Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. (Trang 70)

4.4.1. Giải pháp về truyền thông giáo dục

Việc tuyên truyền thực hiện bằng nhiều hình thức với nội dung đơn giản, dễ hiểu cho quảng đại quần chúng. Cần lôi kéo sự tham gia của các ngành, các cấp trong lĩnh vực này như: thông tin văn hóa, y tế, giáo dục, phụ nữ, thanh niên,... trong đó chú trọng đến giáo dục học đường.

Một thực trạng hiện nay là đa số các hộ dân, các hộ ven sông rạch vẫn còn thải rác, xác súc vật xuống sông rạch, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của nhân dân cũng như làm giảm mỹ quan đô thị. Do vậy, phải làm cho nhân dân hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ tác động của rác thải đến môi trường và sức khỏe con người. Từ đó dân sẽ thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn, có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường đô thị, tự giác đóng vệ sinh

60

phí, tham gia trực tiếp vào công tác phân loại, giảm thiểu chất thải rắn từ nguồn, thu gom và xử lý hợp vệ sinh.

Các hoạt động truyền thông được phát triển cả về quy mô và cường độ với các mục đích:

- Khuyến khích tăng cường bảo vệ môi trường.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân đối với công tác quản lý chất thải rắn.

Các hoạt động thông – giáo dục, tuyên truyền được thực hiện từ thành phố đến phường, quận. Hình thức truyền thông được tổ chức đa dạng, phong phú như: hội thảo, tập huấn, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch quốc gia, các hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường,... Đối tượng truyền thông bao gồm: trẻ em, phụ nữ, nam giới với các độ tuổi khác nhau, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, các ban ngành, đoàn thể,... trong đó chú ý đặc biệt vào đối tượng là phụ nữ và trẻ em. Hoạt động này có sự tham gia của các Sở, Ban, ngành chủ chốt như: Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Y tế, Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Văn hóa thông tin, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và lồng ghép với các chương trình khác.

4.4.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng

Vai trò của giáo dục tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường được các nước xem như là công cụ hành đầu để thực hiện BVMT. Theo các tài liệu báo cáo môi trường thì biện pháp giáo dục chính là chìa khóa quyết định sự thành công của công tác BVMT. Giáo dục theo bốn vấn đề lớn sau đây:

Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.

Giáo dục môi trường ở các cấp học từ mầm non cho đến phổ thông, đại học và sau đại học.

Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý rác thải. Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục.

Thường xuyên nâng cao nhận thực của cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được quy định trong Luật BVMT bằng cách:

61

Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân nhằm thực hiện Luật BVMT và chỉ thị “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”. Tiếp tục đấy mạnh phong trào: xanh – sạch – đẹp, vệ sinh môi trường, phong trào không vứt rác ra đường và chiến dịch làm sạch thế giới.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ những người tình nguyện đến từng đoàn viên, hội viên, từng gia đình và vận động toàn dân thực hiện Luật BVMT.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể cư dân ở đô thị và khu công nghiệp.

Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện nghe nhìn của các tổ chức quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,... và địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ các hoạt dộng bảo vệ môi trường.

Kết quả khảo sát sự hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay thông qua:

Có 157/254 hộ gia đình biết thông qua phương tiện truyền thông như: tivi, báo, internet…

Có 85/254 hộ gia đình biết thông qua họp tổ dân phố. Có 12/254 hộ gia đình không nge gì cả.

Kết quả được thể hiện dưới hình 4.3.sau:

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường

61,8% 33,5%

4,7% Phương tiện truyền

thông

Họp tổ dân phố Không nghe gì cả

62

Nhận xét: Qua hình 4.3. ta thấy hiện nay giải pháp truyền thông là một trong những giải pháp có hiệu quả, nhằm nâng cao nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người, đảm bảo môi trường sống xanh-sạch-đẹp.

Kết quả khảo sát các chương trình cộng đồng nhằm BVMT như: Ngày chủ nhật xanh, Nói không với bao ny lông… được diễn ra:

Có 72/254 hộ gia đình chọn các chương trình trên diễn ra thường xuyên. Có 148/254 hộ gia đình chọn các chương trình trên diễn ra thỉnh thoảng. Có 34/254 hộ gia đình chọn các chương trình trên hầu như không diễn ra. Kết quả được thể hiện dưới hình 4.4. sau:

Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện hoạt động diễn ra các chương trình cộng đồng BVMT

Nhận xét: Qua hình 4.4 ta có thể nhận thấy rằng các chương trình cộng đồng nhằm BVMT hiện nay trên địa bàn Quận diễn ra không thường xuyên. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải thường xuyên chú trọng, lên kế hoạch tuyên truyền toàn dân BVMT. Đó là trách nhiệm của mọi người chứ không phải chỉ của cơ quan quản lý môi trường địa phương.

4.4.3. Chính sách 3R

3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng anh: Reduce – Reuse – Recycle. 3R là hoạt động góp phần:

- Ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường. 28,3%

58,3% 48.3

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hầu như không

63 - Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải. - Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác.

Cách chôn lấp rác hiện tại đang bị phê phán trong những năm gần đây do mất quá nhiều diện tích đất, vùng đệm an toàn không hợp lý, ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Một tình huống điển hình mà ở đó các chiến lược quản lý rác thải cần được suy nghĩ thấu đáo là việc phát triển các cơ sở thu hồi nguyên liệu và việc xúc tiến phân loại tại nguồn, theo mô hình 3R.

Nói tóm lại, việc giảm thiểu chất thải rắn được thực hiện theo tinh thần giảm lượng rác bị sinh ra một cách cần thiết ngay từ đầu rồi đến việc tái sử dụng lại những đồ dùng cần thiết, và cuối cùng là tái chế các phế liệu để tạo ra nguyên vật liệu mới tức là theo thứ tự giảm thiểu  tái sử dụng  tái chế.

4.4.4. Phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế, hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguy cơ phát tán dịch bệnh từ chất thải rắn sinh hoạt, không gây mất mỹ quan đô thị vì các bãi rác lộ thiên, góp phần xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước về các khoản công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị.

64

 Hướng dẫn cách phân loại rác sinh hoạt

Hình 4.5. Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

- Theo đó, tất cả các hộ dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị... trên địa bàn thành phố có trách nhiệm tự phân loại rác thải ra thành 02 loại: rác dễ phân hủy (gồm các loại như lá cây, cành cây nhỏ, hoa, quả, thực phẩm nhà bếp, bã trà, bã cà phê, giấy ăn, rơm rạ, cỏ…) và rác khó phân hủy (gồm các loại như túi ni lông, nhựa, chai lọ, bao xi măng, vỏ sò, ốc, hến, vải, tàn thuốc, xương, xốp, vỏ đồ hộp, giấy cứng, linh kiện điện tử, kim loại…).

- Các loại rác này được đựng riêng trong những túi nhựa có khả năng tái sinh, có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư.

- Đồng thời bố trí 02 loại thùng đựng rác khác nhau để chứa theo từng loại. Công ty vệ sinh môi trường sẽ gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi. Xe thu

65

gom rác dễ phân hủy và rác khó phân hủy được bố trí xen kẽ vào các ngày trong tuần. Giờ thu gom rác sẽ được quy định cụ thể theo từng khu vực, từng tuyến đường.

- Với những rác có thể tái chế thì sẽ được Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu mua theo giá thị trường (nhằm giảm thiểu đội ngũ thu mua ve chai, hạn chế tình trạng thu gom rác tự phát, thiếu sự kiểm soát của nhà nước đối với các hộ thu mua phế liệu dân lập hiện nay).

- Nếu gia đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền.

Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Rác thải hữu cơ là nguồn gây ô nhiễm lớn tại các bãi rác( bãi rác Khánh Sơn) nên cần phải có giải pháp thích hợp để giải quyết nhằm giảm chi phí vận hành và xử lý, cũng như giảm lượng rác chôn lấp. Nếu phân loại được rác hữu cơ ta có thể áp dụng một trong hai biện pháp:

- Trước hết nó tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Trong quá trình làm phân compost cần có sự chọn lọc, tìm hiểu kĩ trước khi đưa vào ủ thành phân. Vì đối với rác thành phố thì rác hữu cơ chứa cả lượng lá, cành, thân cây trồng tại đô thị mà không phù hợp cho việc làm phân bón. Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xí nghiệp sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp, xử lý rác và bán phân compost.

- Xử lý rác thải hữu cơ tại bãi rác bằng công nghệ hầm Biogas và sử dụng động cơ biogas để sản xuất điện. Nếu công nghệ này được thực hiện thành công thì việc xử lý rác thải hiệu quả giảm được sự ô nhiễm môi trường, nguồn nước ngầm, khử được mùi hôi của nước rác vì hầu hết rác thải hữu cơ đều được ủ và đưa vào hầm Biogas, giảm được tình trạng quá tải của bãi rác, giảm được một diện tích đất không nhỏ. Hơn thế nữa chúng ta có thể tận dụng được nhiên liệu từ việc sản xuất khí Biogas để chạy

66

máy phát điện sản xuất điện, cung cấp điện cho nhu cầu sử dụng tại bãi rác ( bãi rác Khánh Sơn_.

Với lượng rác thải chứa tới 74,65% rác hữu cơ ( tại bãi rác Khánh Sơn) nếu áp dụng được biện pháp phân loại rác hữu cơ thì bãi rác ( bãi rác Khánh Sơn) có thể sử dụng thêm 15 – 20 năm nữa. Bên cạnh đó, cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi hôi và sinh vật như ruồi.

Kết quả khảo sát về việc thu gom các loại chai nhựa, lọ thủy tinh, nhôm… ra khỏi

rác thải gia đình mình

Theo kết quả khảo sát từ 254 phiếu điều tra:

Có 202/254 hộ gia đình (chiếm 79,5%) thường xuyên thu gom riêng Có 37 /254 hộ gia đình (chiếm 14,6%) thỉnh thoảng thu gom riêng Có 15/254 hộ gia đình (chiếm 5,9%) chưa bao giờ thu gom riêng Kết quả được thể hiện trong hình 4.6. dưới đây:

Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện việc phân loại chai lọ, nhôm.. ra khỏi rác thải gia đình

Kết quả khảo sát ý thức của người dân về việc tham gia chương trình thử nghiệm phân loại rác có thể tái sử dụng và không thể tái sử dụng

Có 218/254 hộ gia đình (chiếm 86%) sẵn sàng tham gia. Có 36/254 hộ gia đình (chiếm 14%) không tham gia. Kết quả được thể hiện dưới hình 4.7 sau:

79,5% 14,6%

5,9%

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

67

Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện ý thức của hộ gia đình về vấn đề phân loại rác tại nguồn

Theo kết quả của phiếu điều tra các hộ gia đình thì 86% hộ gia đình cho rằng việc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô Thị Đà Nẵng tiến hành phân loại rác tại từng hộ gia đình là hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố Đà Nẵng. Số hộ gia đình còn lại (14%) cho rằng việc phân loại rác trên là việc làm quá rắc rối, phức tạp.

Đa số các hộ gia đình yêu cầu cung cấp thùng đựng rác công cộng theo từng loại rác và bao ni lông chuyên dụng để tiện cho việc phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình và khu dân cư.

86% 14%

Sẵn sàng tham gia Không tham gia

68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Sơn Trà đã đạt được những thành tựu quan trọng trong 7 năm qua, tình trạng môi trường cải thiện hơn trước, tạo được cảnh quan chung cho quận cũng như thành phố. Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện khá tốt và đồng bộ (đối với khâu thu gom, lưu trữ và vận chuyển), tỷ lệ thu gom hiện nay đã đạt 95%, trang thiết bị được đầu tư khá hiện đại, hoàn toàn đáp ứng với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên so với những thành phố khác, Đà Nẵng vẫn chưa có phương cách quản lý tổng hợp, đó là huy động nguồn lực tham gia quản lý chất thải rắn từ cộng đồng và tư nhân nhằm giảm lượng chất thải rắn phải chôn lấp vào bãi rác một cách tối đa thông qua các biện pháp phân loại tại nguồn, tái chế và tái sử dụng rác thải trong nhân dân.

Việc áp dụng công cụ kinh tế vào quản lý CTRSH của thành phố đang còn lỏng lẽo, vẫn còn một số các nhân, tổ chức chưa thực sự nghiêm túc chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình luôn tìm cách trốn trách việc thực hiện nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường. Và nguyên tác khác là do mức phí đưa ra áp dụng còn quá thấp chưa thực sự thỏa đáng và chưa có tính răng đe mạnh đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Chưa góp phần vào công tác giảm thiểu lượng CTR phát sinh. Do đó, cần phải có một hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành đầy đủ và kịp thời, sẽ là chìa khóa trong công tác quản lý CTR của Nhà nước. Song song với quá trình trên thì phải có những giải pháp về mặc kỹ thuật để góp phần hoàn thiện công tác quản lý CTR và bảo vệ môi trường.

2. Kiến nghị

Công tác quản lý: thực thi và cụ thể hóa các quy định, chính sách từ Trung ương đến địa phương, hoàn chỉnh bộ máy tổ chức quản lý, cần phải rà soát lại và ban hành, kiện toàn một hệ thống văn bản pháp lý, khung thể chế, chính sách liên quan phù hợp với điều kiện của địa phương. Tăng cường tổ chức các đợt thanh tra kiểm tra về quản

69

lý CTR trên địa bàn và nhắc nhở các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định trong quản lý CTR.

Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thực cộng đồng về chất thải rắn. Mở các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc chuyên sâu về quản lý CTR cho các cán bộ xã, phường…

Cải thiện công nghệ: Để quản lý tổng hợp CTR hiệu quả thì công tác thu gom, vận chuyển và xử lý phải được thực hiện tốt. Cần có sự nghiên cứu đầu tư và hoàn thiện các khâu phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để để đáp ứng cho nhu cầu về lâu dài.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)